Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27813043
page views since June 01, 2005
MS57 - 04/07: Khoảng Trống Mùa Xuân

Lịch Sử Qua Lời Ke

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Hôm qua, nhân chuyến chở gạch ngói tại thị trấn Madagui, Hạnh đến khu kinh tế mới Cát Tiên đểõ báo cho Cẩm Thi biết Tuấn được ra tù. Chậm lắm là ngày mai chàng sẽ về đến nơi. Đó là tin tức Hạnh nhận được từ bức thư của cụ Thuần, bố nàng gởi về.

Nhân ngày Tết Nguyên Đán sắp đến, Hạnh mang biếu Tuấn một chiếc áo vét-tông, loại hàng “xi-đa” của nước ngoài cứu trợ. Chiếc áo còn khá tốt, bằng loại vải nỉ màu xám xanh có những sọc nhỏ trắng vừa lịch sự lại vừa có thể “trị” được cái rét nứt da của mùa Đông trong thung lũng đầy uất khí nầy. Được tin bất ngờ, Thi ôm chầm lấy Hạnh, vùi mặt vào vai bạn để che giấu những giọt nước mắt vui mừng.

Từ khi đứa con gái của Cẩm Thi và Tuấn bị bệnh sốt xuất huyết bỏ mình tại khu đầm lầy này, cuộc sống của nàng vô cùng ảm đạm. Nỗi đau buồn, thương tiếc đứa con thân yêu khiến Thi hụt hẫng. Nàng như chiếc lò xo mất hết xung lực. Tương lai là bóng mây chập chùng vây bũa, chỉ còn sót lại chút lửa sưởi ấm trái tim cô đơn của nàng là niềm hy vọng nhỏ nhoi vào ngày đoàn tụ của chồng. Đã nhiều lần Hạnh khuyên nên bỏ khu kinh tế mới này đi nơi khác nhưng Thi không muốn rời xa nấm mộ đứa con gái yêu quý của mình.

Việc đầu tiên của Cẩm Thi là sửa soạn và quét dọn túp lều cho sạch sẽ, thoáng mát. Mua chiếc chiếu mới thay chiếc chiếu trải giường đã mòn, và một chiếc gối độn bông gòn dành riêng cho Tuấn. Kéo tấm màn gió qua một bên để lộ chiếc giường với hai cái gối đặt song song bên nhau khiến lòng Thi bỗng dưng rạo rực, đỏ mặt thẹn thùng. Đã mười năm vò võ đợi chồng, đêm về nghe ray rứt niềm cô đơn. Hôm nay, tinh thần phấn chấn, Thi chợt nhớ đến bài thơ của Tuấn gởi cho nàng ngày mới vào tù. Chàng đã dịch theo ý bài thơ Xuân Tứ của thi hào Lý Bạch nói lên tâm sự của người vợ chờ chồng:

Đất Yên cỏ mọc tơ xanh
Bãi dâu đượm nét thiên thanh xứ Tần
Ngày về chàng nhớ bao lần
Bấy nhiêu lần thiếp như dần ruột đau
Gió xuân nào biết cho nhau
Bỗng dưng lay động màn sau làm gì?

Thi trải một tấm vải nhựa màu xanh nhạt lên mặt chiếc bàn nơi phòng khách. Cái áo vét-tông, quà Tết của Hạnh tặng cho Tuấn được choàng lên thành chiếc ghế dựa. Đứng ngoài xa nhìn vào cái phòng khách tý hon ấy, lòng Thi thấy rộn lên những kỷ niệm êm đềm của ngày nào vợ chồng nàng đến thành phố Đà Lạt hưởng tuần trăng mật sau ngày lễ thành hôn. Trong căn phòng lớn của khách sạn, trên bàn xa-lông, một bình hoa tươi được chăm sóc mỗi ngày. Những đoá hồng nhung hàm tiếu hương thơm thoang thoảng. Chợt, Thi nảy ra sáng kiến phải có bình hoa trên bàn ăn. Chồng nàng dù là một quân nhân nhưng tâm hồn lại như một thi nhân, mơ mộng và đa tình. Ở đây đủ loại hoa rừng mình có thể góp nhặt được một bình hoa rực rỡ sẽ tăng thêm phần trang trọng cho bữa cơm đoàn tụ và mang chút hương vị ngày Xuân. Thi thầm quyết định.

Buổi sáng, khi sương đêm còn đẫm ướt lá rừng, mặt trời chưa nhuộm vàng trên đỉnh dãy núi cao, Thi đã cắp rổ đến ven rừng chọn cắt những cánh hoa dại có màu sặc sỡ nhất đem về chưng trên bàn ăn. Bên cạnh bình hoa, nàng đặt sẵn hai cái chén cùng hai đôi đũa. Nàng nấu một xoong cơm, đặc biệt gạo trắùng không độn sắn như mọi ngày. Một đĩa thịt heo kho, một đĩa rau muống luộc. Thi nhớ lại những bữa cơm thịnh soạn ngày trước, Tuấn lúc nào cũng thích món cá biển chiên dòn. Nàng vội vã đóng cửa cẩn thận rồi đạp xe chạy ra thị trấn Madagui cách nhà khoảng bốn cây số, mua cho được lát cá biển để đãi chồng.

* * *

Dưới bầu trời nắng ấm của tiết lập Xuân, con tàu Thống Nhất xuôi Nam lướt qua những cánh rừng cao su bạt ngàn của miền Nam. Trong toa tàu chất đầy hàng hoá, hai người, một già một trẻ ngồi bệt trên sàn tàu. Cả hai mặc áo quần tù. Thân thể người nào cũng gầy gò, xanh xao.

Cụ già ngồi bên lên tiếng hỏi:

- Hôm nay là ngày 29 tháng Chạp, chỉ còn mười mấy tiếng đồng hồ nữa là lễ đón giao thừa, cậu định về đâu?

Người tù trẻ hướng mắt nhìn qua khung cửa tàu, buồn bã trả lời:

- Bố mẹ cháu đã qua đời từ lâu. Giờ đây cháu không còn một ai thân thích.

Cách đây bốn năm vợ cháu sống tại khu kinh tế mới Cát Tiên có nhờ một người mang vào trại tù ít quà và một bức thư báo tin đứa con gái của cháu đã chết vì bệnh sốt xuất huyết. Từ đó đến nay bặt tin nàng. Tuy nhiên, cháu sẽ đến Cát Tiên tìm vợ cho trọn tình trọn nghĩa. Trong thâm tâm, cháu làm sao tin được mười năm qua nàng ở vậy chờ chồng. Điều bán tín bán nghi là bốn năm sau cùng, nàng không hề viết cho cháu một lá thư nào. Nếu vợ cháu có sang thuyền khác, cháu cũng chẳng hề giận hờn, trách móc. Cầu mong cho nàng có được hạnh phúc với người chồng mới.

Ông cụ nhìn người bạn tù trẻ, an ủi:

- Tuổi trẻ của cậu còn có điều kiện gầy dựng lại tương lai, bi quan làm gì cho mất nhuệ khí.

Tiếng còi tàu bỗng hú vang báo hiệu đến trạm dừng đã cắt ngang câu chuyện giữa hai người. Anh tù trẻ đứng lên, lễ phép bắt tay người tù lớn tuổi khi con tàu vừa ngừng hẳn trên sân ga. Ôm trên tay chiếc túi bằng bao cát, anh ta bước xuống tàu hướng về ngã ba Dầu Giây.

Chiếc xe khách hiệu Renault chạy ì ạch trên quốc lộ 20 trực chỉ đến huyện Đạ- Hoai tỉnh Lâm Đồng. Trải qua mấy tiếng đồng hồ ngồi ép mình trong lòng xe nhét đầy hàng hoá, người tù uể oải bước xuống xe tại ngã ba Madagui rồi thuê xe ôm vào khu kinh tế mới Cát Tiên.

Sau khi dò hỏi biết rõ nhà của Lê Thị Cẩm Thi đang ở, người tù xăng xái đến căn nhà lá nằm cạnh bờ suối. Lòng anh rộn ràng nhìn căn nhà trước mặt đứng im lìm như cam chịu cái nắng hầm hập của núi rừng. Cạnh nhà là con suối, nước chảy róc rách dưới những tảng đá nằm phơi mình giữa dòng nước trong. Anh hồi hộp tiến vào trước mặt nhà rồi gõ vào cánh cửa. Yên lặng. Người tù vòng ra sau nhà. Trên bếp là xoong cơm còn ủ than hồng. Anh lại vòng quanh ra phía trước. Nhìn qua cửa sổ nơi phòng khách, anh trông thấy trên chiếc bàn ăn với hai cái chén, hai đôi đũa và một bình hoa tươi. Anh nghĩ, có lẽ vợ anh chuẩn bị đón Giao thừa, rồi chú ý đến chiếc áo vét-tông đàn ông choàng trên lưng dựa của chiếc ghế ngồi khiến anh tái mặt. Nhìn sâu bên trong là chiếc chõng tre có hai cái gối đặt song song trên đầu giường. “ Thế này là thế nào?”, người tù tự hỏi. Rõ ràng là vợ anh hiện đang sống chung với một người đàn ông khác. Thoạt tiên, anh tự an ủi: “ mình tìm lầm nhà” nhưng khi tấm ảnh của con gái anh trên trang thờ đập vào mắt khiến anh lặng người. Trái tim anh tưởng chừng như có bàn tay vô hình bóp chặt, cơn đau đớn tận cùng làm tê liệt cả tứ chi. Nước mắt ứa ra chảy ràn rụa trên khuôn mặt xanh xao của người tù đang đứng chết lặng trước thềm nhà. Chợt tiếng chim khách vang lên trên ngọn cây cao bên dòng suối. Anh sực tỉnh, vội lấy bút viết vài dòng nguệch ngoạc vào một mảnh giấy nhỏ, gài vào cánh cửa liếp, rồi rời căn nhà như chạy trốn.

Cẩm-Thi lật đật đạp xe về nhà, mồ hôi ướt đẫm lưng chiếc áo bà ba. Trên ghi-đông xe treo lủng lẳng chiếc làn đựng lát cá và ve dầu phụng mới mua. Dựng xe vào gốc cây trước sân, nàng dáo dác nhìn quanh. Chẳng có ai. Thi yên tâm mở cửa vào nhà. Bất ngờ mảnh giấy nằm trong kẹt cửa rơi xuống đất. Mở mảnh giấy ra, Thi bàng hoàng nhận ra chữ viết của Tuấn: “Chúc mừng hạnh phúc mới của em. Vĩnh biệt con gái yêu thương của Ba”!

Thi vứt tờ giấy xuống nền nhà rồi ôm mặt khóc tức tưởi...

* * *

Thời gian thấm thoắt trôi...

Từ khi Tuấn rời căn nhà của Cẩm Thi, không ai biết điều gì đã xảy ra. Chuyện của hai người tưởng chừng như đi vào quên lãng.

Đầu năm 1989, Hạnh và con đến Mỹ theo diện đoàn tụ với chồng. Hai năm sau, ông cụ Thuần lên đường định cư tại Hoa Kỳ theo diện cựu tù nhân chính trị. Người tù lớn tuổi cùng về với Tuấn trên một chuyến tàu xuôi Nam vào những ngày giáp Tết chính là ông Thuần bố của Hạnh. Hiện gia đình của họ sống sum họp tai thành phố Stockton thuộc miền Bắc California. Đời sống của vợ chồng Hạnh đã tạm thời ổn định.

Hạnh đẩy chiếc xe đi chợ đựng đầy thức ăn băng qua khu parking đến xe của nàng đậu từ xa. Chợt một người đàn ông hai tay xách mấy túi nylon đựng thức ăn đi lướt qua mặt nàng. Nhìn nghiêng khuôn mặt người ấy có nét hao hao giống Tuấn. Nàng nhanh chân vượt qua để nhìn tậân tường khuôn mặt của anh ta. Hạnh vẫn còn hoài nghi bởi đã gần hai chục năm rồi có thể bị nhìn lầm - nàng nghĩ. Nhưng để cho chắc chắn, nàng hỏi:

- Xin lỗi, có phải anh là Trương Đình Tuấn, chồng của cô Lê Thị Cẩm Thi ở Việt Nam.

Người đàn ông ngạc nhiên đứng lại nhìn Hạnh một hồi lâu, lên tiếng:

- Xin lỗi, tôi chưa được hân hạnh biết cô. Ngưng một lát như để gợi lại trí nhớ của mình, anh ta tiếp:

- Vâng, tôi là Tuấn, người chồng trước của cô Thi.

- Thế ai là người chồng sau? Hạnh bực bội xẵng lời.

- Làm sao tôi biết được?

- Nầy anh Tuấn, anh đã nhận ra tôi là ai chưa?

- Tôi nhớ đã có lần gặp chị nhưng quên tên.

- Hạnh đây, bạn của Cẩm Thi vợ anh đấy.

Tuấn vừa kịp ồ lên một tiếng thì Hạnh đã chận ngay:

- Tôi sẽ không xin lỗi anh cho dù lời nói của tôi sau đây có cộc cằn, thô lỗ : Anh là một người chồng rất hồ đồ và tàn nhẫn. Đã sáu năm qua tôi cố ý tìm anh để thanh minh cho Thi, nhưng hoài công. Có lẽ Thượng đế thấy rõ lòng Thi, cho nên hôm nay trời dun dủi cho tôi gặp được anh. Tôi cần nói chuyện với anh về Thi, và sẵn dịp mời anh đến nhà sẽ gặp ông Thuần bố tôi. Ông cụ thường hay nhắc đến tên anh luôn. Đây là số điện thoại và địa chỉ của tôi. Chiều mai tôi mời anh đến nhà dùng cơm gia đình. Hy vọng anh không từ chối. Tôi sẽ cho anh biết tin tức về Thi, một người vợ chung tình và rất đáng ca ngợi. Hạnh nói xong đẩy xe đi. Tuấn chần chừ muốn hỏi thêm điều gì đó, nhưng nàng không quay đầu lại.

Cuộc gặp gỡ giữa cụ Thuần và Tuấn khá cảm động. Hai người quấn quít bên nhau nhắc lại những năm tháng khổ luỵ trong tù. Sau bữa cơm, Hạnh xin phép cha và chồng được nói chuyện riêng với Tuấn.

Nàng đặt hai ly nước trên chiếc bàn nhỏ dưới mái hiên trước nhà, rồi mời Tuấn ngồi.

Không cần mào đầu, Hạnh đi thẳng vào vấn đề:

- Đã sáu năm rồi tôi và Thi mang uẩn khúc trong lòng chưa được giãi bày. Hôm nay, tôi mong muốn được anh giải thích nguyên nhân nào anh đã quyết định rời bỏ căn nhà của Thi ra đi không trở lại?

Tuấn nhìn Hạnh, với ánh mắt đượm buồn chàng nhỏ nhẹ trả lời:

- Như chị biết đó, bốn năm sau cùng trong tù, vợ chồng tôi đã mất tin tức của nhau. Ngày tôi ra tù là hoàn toàn bất ngờ đối với Thi. Niềm hy vọng của tôi là Thi vẫn đợi chờ. Nhưng khi tìm đến căn nhà trong khu kinh tế mới Cát Tiên, thì than ôi, một cảnh tượng phũ phàng đập vào mắt tôi : Hai cái gối trên giường ngủ. Hai cái chén, hai đôi đũa, một bình hoa đặt sẵn trên bàn ăn. Còn có cả chiếc áo vét-tông đàn ông treo trên thành ghế dựa. Khung cảnh đó đủ nói lên cuộc sống hạnh phúc của một cặp vợ chồng.

(xem tiếp kỳ sau)

Mạch Sống Số 57, tháng 4, 2007

Posted on Tuesday, April 17 @ 12:19:05 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by ngochuynh


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Định Cư Nhân Đ̐Lịch Sử Qua Lời Ke


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang