Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27809630
page views since June 01, 2005
Phỏng Vấn về Định Cư Nhân Đạo

Định Cư Nhân Đ̐

Chuẩn Bị Giúp Hồ Sơ Chương Trình Định Cư Nhân Đạo (Humanitarian Resettlement Program) - Đợt 2 Của Chương Trình HO, U11 và V11 và Con Lai

 

Mạch Sống phỏng vấn ô. Đinh Nguyên, Cố Vấn về luật định cư HO của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (Boat People SOS).

 

UBCNVB, Falls Church, Virginia

25.01.2007

 

HLC: Chắc quý vị còn nhớ, tháng 9 năm 1994 là hạn chót nộp đơn cho Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự, tức là Orderly Departure Program (ODP) của 3 loại hồ sơ tị nạn HO, U11 và V11.  Chương trình HO dành cho cải tạo viên lúc trước làm cho chính phủ VNCH và quả phụ của những cải tạo viên chết trong trại hoặc mới ra trại chưa được 1 năm thì chết.  Chương trình U11 dành cho cựu nhân viên chính phủ Mỹ và chương trình V11 dành cho cựu nhân viên hãng tư Mỹ.  Cuối năm 2005, Hoa Kỳ và Việt Nam đã mở đợt 2 của 3 chương trình này dưới tên chung là Chương Trình Định Cư Nhân Đạo.  Hôm nay ông Định Nguyên trong nhóm cố vấn về luật định cư HO sẽ trình bày về những trở ngại mà hồ sơ thời ODP đã gặp phải. Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển có chương trình giúp những hồ sơ đợt 2 nào bị trở ngại. Ngoài ra, UBCNVB sẽ giúp cho hồ sơ con lai.



ĐN:  Chương trình U11 và V11 dành cho những người được sở Mỹ trả lương trong 5 năm trở lên và không bị cải tạo. Chương trình HO, ngoài quân cán chính VNCH, cũng dành cho cựu nhân viên sở Mỹ đã làm cho Mỹ ít nhất 1 năm và bị cải tạo 1 năm trở lên.  Nếu không phải là cựu nhân viên sở Mỹ thì phải là cựu quân cán chính VNCH hoặc có liên hệ mật thiết với chế độ cũ và cải tạo ít nhất 3 năm.  Khoảng 35,000 cựu cải tạo viên đã nộp đơn cho chương trình mà chúng tôi tạm gọi là “đợt 2” này.  Tên chính thức là Humanitarian Resettlement Program, gọi tắt là HR. HR giống như 3 tiền thân thời trước tức là HO, U11 và V11.  Đợt 2 dành cho những vị nào chưa được phỏng vấn vì nộp đơn trễ hạn năm 1994 hoặc chưa bổ túc hồ sơ kịp năm 1994 để được phỏng vấn.  Những hồ sơ không trễ hạn trước kia nhưng đã rớt phỏng vấn thì không được nộp đơn lại trong đợt 2 mà phải xin tái xét theo diện hồ sơ đợt 1 đã bị rớt.  Hôm nay tôi sẽ trình bày sơ lược kết quả nghiên cứu nhiều hồ sơ đợt 1 (thời ODP) bị rớt trước năm 2000.

 

HLC: Xin ông cho vài thí dụ điển hình về hồ sơ đợt 1 bị trục trặc vì có mâu thuẫn trong tài liệu nộp cho văn phòng ODP.

 

ĐN: Họ bị rớt vì giấy tờ có vài điểm không hoàn hảo mà không phải lỗi của họ.  Nhân viên Sở Di Trú Mỹ lúc ấy không đủ kiến thức và đã đánh rớt nhiều đơn.  Sau tháng 4 năm 1975, có những quân cán chính VNCH đã khai chức vụ, nghề nghiệp hoặc tên tuổi dưới chế độ cũ khác đi khi trình diện học tập cải tạo vì sợ bị giết. Thí dụ nếu làm an ninh quân đội thì khai là làm quân nhân thường để đỡ bị nguy hiểm lúc cải tạo.  Do đó, nghề nghiệp hoặc tên tuổi ghi trong giấy ra trại khác với giấy tờ của VNCH trước 1975.  Viên  chức Mỹ nghi là hồ sơ giả.  Có khi cán bộ trại cải tạo viết sai năm sinh trong giấy ra trại và người sắp được trả tự do không dám đòi cán bộ sửa lại vì sợ bị làm khó dễ.  Viên chức Mỹ nghi ngờ toàn bộ hồ sơ. Có khi một số giấy tờ bị nước làm nhoè, khó đọc hoặc đương sự đã đốt hết lúc chạy loạn để tránh tai vạ.

 

HLC: Có khi nào hồ sơ không có gì sai lầm mà vẫn gặp trở ngại không?

 

ĐN: Có khi cán bộ ghi nghề nghiệp cải tạo viên là “làm nông”, có nghĩa là lúc chưa bị động viên thì là nông dân.  Viên chức Mỹ không hiểu tại sao đương đơn đã bị cải tạo trong khi chỉ là nông dân trước 1975. Họ cho rằng đương sự chưa từng là cựu quân cán chính của VNCH, vậy không được đi theo diện HO.  Có khi quả phụ của cải tạo viên bị đánh rớt vì cán bộ đã không cấp giấy chứng tử cấp thời cho người đã qua đời trong trại. Nhưng nếu cải tạo viên bị tai nạn trong khi bị ra lệnh đi gỡ mìn hoặc làm những việc nguy hiểm khác, thì có lẽ trưởng trại cũng không cấp giấy khai tử minh bạch trong những năm 1976-1984.

 

HLC: Lý lịch của những vị đã nộp hồ sơ cho Chương trình HR không khác lý lịch những vị đã nộp kịp hạn hồ sơ cho Chương trình HO, U11 và V11 thời ODP.  Nói chung thì họ đều là cựu quân cán chính VNCH hoặc cựu nhân viên sở Mỹ.  Có thể một số hồ sơ mới cũng sẽ gặp trục trặc tương tự như hồ sơ đợt trước chăng?

 

ĐN: Vâng, một số hồ sơ có thể sẽ bị trở ngại giống như hồ sơ thời ODP.  Có những quân cán chính đã bị cải tạo 2 lần, lần đầu không bị tù đủ 3 năm, phải cộng thêm thời gian cải tạo lần thứ 2 mới đủ 3 năm.  3 năm cải tạo là điều kiện tối thiểu để Mỹ mở hồ sơ HO thời trước hoặc mở hồ sơ HR bây giờ.  Mấy năm trước, có khi viên chức Mỹ không tính thời gian cải tạo lần thứ 2 và bác những đơn loại này.  Một số hồ sơ cựu nhân viên sở Mỹ có thể đủ bằng chứng là đã bị cải tạo hơn 1 năm (khác với quân cán chính VNCH, cựu nhân viên sở Mỹ cải tạo 1 năm là đủ điều kiện nộp đơn).  Nhưng nếu không chứng minh được là đã làm cho Mỹ trước năm 1975 thì hồ sơ sẽ không được xem là hợp lệ.

 

HLC:  Tại sao thời gian cải tạo lần thứ 2 lại không được tính?

 

ĐN: Năm 1978 và 1979, chính phủ Việt Nam ra lệnh bắt lại nhiều người đã được tha từ năm 1976 hoặc 1977.  Lúc đó có xung đột với Trung Quốc ở biên giới và chính phủ mớI muốn kiểm soát những cựu quân cán chính VNCH cho kỹ hơn để bớt phải lưu tâm đến vấn đề nội an.  TạI một số địa phương, lệnh bắt lần thứ 2 có ghi lý do chung chung là “phản cách mạng”.  Viên chức Mỹ cho rằng lý do bị bắt không phải do lý lịch trước 1975 mà là do hành vi sau này.  Chương trình HO/U11/V11 trước kia và HR bây giờ là chương trình nhân đạo của Hoa Kỳ giúp những cựu đồng minh chiến tranh bị đày đoạ vì cộng tác với Mỹ trong cuộc nội chiến trước tháng 4 năm 1975.  Sau khi miền Nam thất thủ, nếu có ai vượt biên hoặc tham gia phong trào phục quốc sau tháng 4 năm 1975 mà bị cải tạo thì không thể dùng thời gian cải tạo này để xin đi theo chương trình HO hoặc HR vì sau này đâu còn có liên hệ quân sự giữa 2 đồng minh Mỹ và VNCH nữa.

 

HLC:  Tiêu chuẩn này cũng có khía cạnh kỹ thuật khá rắc rối. Tóm lại chỉ được dùng thời gian cải tạo vì lý lịch trước tháng 4 năm 1975 thôi. Nhưng nếu không tham gia phục quốc mà bị bắt lại vì chính phủ cộng sản vẫn nghi ngờ mình vì quá khứ trước 1975, thì kỳ cải tạo lần thứ 2 thực ra cũng là vì lý lịch trước 1975.

 

ĐN: Vâng, có khi công an địa phương còn vu khống là người bị bắt lại vì tích trữ vũ khí bất hợp pháp.  Hồ sơ bị đánh rớt vì viên chức Mỹ không hiểu rõ tình trạng pháp luật và chính trị ở Việt Nam sau 1975.

 

HLC: Những cựu công chức và quân nhân VNCH được huấn luyện bên Mỹ trước 1975 thì có gặp rắc rối gì khi nộp hồ sơ không?

 

ĐN: Nếu được chính phủ VNCH gửi đi Mỹ tu nghiệp thì chỉ cần bị cải tạo 1 năm là đủ tiêu chuẩn xin tị nạn nhân đạo. Cơ quan huấn luyện quân sự Mỹ lưu giữ hồ sơ tu nghiệp rất kỹ.  Do đó ít có nghi vấn về lý lịch của những đương đơn này. Tuy nhiên có khi viên chức phỏng vấn Mỹ đánh rớt vì đương đơn không chứng minh được là bị ngược đãi vì lý do chính trị liên quan đến lý lịch trước 1975.

 

HLC: Chưong trình tị nạn ODP và HR là chương trình nhân đạo có mục đích giúp cho những cựu đồng minh trong thời chiến tranh trước tháng 4 năm 1975. Nếu ta hiểu chính sách của chính phủ cộng sản, thì dĩ nhiên lý lịch người thuộc “chế độ cũ” luôn luôn là cái gánh nặng vô hình khi đương đơn còn sống ở VN và họ đủ điều kiện để tham gia Chưong trình HO nhân đạo. Tại sao viên chức Mỹ thời ODP lại đòi đương đơn phải chứng minh là chính phủ cộng sản có chính sách đối xử không đồng đều với người của chế độ cũ?

 

ĐN: Luật của Quốc Hội và Tổng Thống Mỹ ban ra lúc thiết lập Chương trình HO (và cựu nhân viên sở Mỹ) dựa trên căn bản pháp lý đặc biệt sau đây: nếu đã bị cải tạo thì không phải chứng minh dài dòng là chính phủ cộng sản hiện giờ vẫn có khuynh hướng đối xử không đồng đều.  Khi phỏng vấn, đương đơn chỉ cần trả lời là tôi đã bị cải tạo vì lý lịch trước 1975 và tôi chịu thêm những điều này, nếu đã thực sự bị: (a) quản chế sau khi ra khỏi trại cải tạo, hoặc (b) con cái gặp trở ngại khi ghi tên đi học, hoặc (c) việc làm gặp trở ngại vì lý lịch, hoặc (d) công an bắt tôi phải trình diện nhiều lần sau khi tôi được về, vv. 

 

HLC:  Trong những năm 1977- 1987, đa số cựu cải tạo viên và những cựu nhân viên sở Mỹ (dù đã phải cải tạo hay không) đều bị khó khăn khi tìm việc hoặc ghi danh cho con cái đi học, v.v.. Chứng minh là có sự đối xử không đồng đều vì lý lịch có vẻ không mấy phức tạp, nhất là chỉ cần kể ra bằng lời khi gặp viên chức phỏng vấn.  Nếu đã nộp đủ tài liệu chứng minh là mình làm việc cho chế độ cũ hoặc cơ quan Mỹ và bị cải tạo đúng theo tiêu chuẩn của ODP, tại sao có nhiều hồ sơ đã bị đánh rớt?

 

ĐN: Tôi hy vọng là viên chức Mỹ đã được huấn luyện kỹ lưỡng hơn so với những năm 1995-2002. Thời đó đa số viên chức Mỹ không nắm vững luật tị nạn nhân đạo áp dụng đặc biệt cho người của chế độ cũ. Ngoài ra, chúng tôi nghi là chính phủ Clinton thời đó đã ra chỉ thị cho viên chức Mỹ phải khắt khe để giảm thiểu tối đa số người đậu phỏng vấn sau khi nhiều gia đình HO, U11 và V11 đã được sang Mỹ trong nhiệm kỳ của cựu Tổng Thống Bush cha và năm đầu của nhiệm kỳ thứ nhất của cựu Tổng Thống Clinton.

 

HLC: Tuy hồ sơ HO, U11 và V11 còn nhiều đề tài để nói, chúng ta chỉ còn chút thời giờ. Xin ông cho biết chương trình con lai có gì lạ không?

 

ĐN: Chúng tôi đã nghiên cứu một số hồ sơ con lai bị rớt và rút tỉa kinh nghiệm để chuẩn bị giúp cho những hồ sơ bị trở ngại. Lý do bị đánh rớt thường thường gồm có: (a) không chứng minh được là có 2 dòng máu, hoặc (b) người con lai được 1 gia đình khác nhận làm con nuôi từ nhỏ nhưng giấy khai sinh không rõ rệt và viên chức Mỹ nghi là mới đây nhận tạm làm con để gia đình được xuất ngoại theo người con lai.

 

HLC: Theo như ông nói, những quả phụ có chồng chết trong trại cải tạo có thể gặp khó khăn nếu thiếu giấy chứng tử.  Ngoài ra, hồ sơ quả phụ thường hay gặp phải khó khăn gì khác?

 

ĐN: Có khi cán bộ trại được lệnh ngầm phải đày đọa làm sao cho cải tạo viên chết mau chóng vì bệnh tật hoặc kiệt sức.  Khi họ cấp giấy chứng tử thì họ cho lý do rất khó tin là nghiện thuốc phiện hoặc một lý do khó tin nào khác.  Viên chức Mỹ thấy không hợp lý và đánh rớt.  Nếu cựu cải tạo viên chết sau khi ra trại, có khi viên chức Mỹ đánh rớt vì lý do là cái chết không phải là vì nhuốm bệnh hồi còn trong trại.

 

HLC:  Qua ông Định Nguyên, quý vị đã nghe được một số kinh nghiệm mà nhóm cố vấn về luật định cư tị nạn đã thâu thập được. Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển mới mở Chương Trình Giúp Tị Nạn và Con Lai.  Quý vị nào cần giúp có thể liên lạc với ông Nguyễn Quốc Khải qua điện thoại số 703-647-6491, 703-538-2190 extension 244, hoặc viết thơ cho ông Khải về địa chỉ:

 

Nguyễn Quốc Khải

Chương Trình Giúp Tị Nạn và Con Lai

Boat People SOS

6066 Leesburg Pike, Suite 100

Falls Church, VA 22041-2220

 

E-mail là HRP@bpsos.org.

 

Giải quyết các hồ sơ HR và con lai là một trọng điểm của UBCNVB trong năm 2007. Đối với chương trình HR, thì đây là cơ hội cuối cùng cho những đồng bào đã hy sinh rất nhiều trong cuôc chiến và sau đó. Chúng tôi sẽ nhận giúp các loại hồ sơ:

 

(1)   Các hồ sơ đợt 1 đủ tiêu chuẩn theo chương trình HO/U11/V11 nhưng bị từ chối sau khi được phỏng vấn: cung cấp giấy từ chối của phái đoàn Hoa Kỳ và lời giải thích cùng những chứng cớ bổ trợ.

(2)   Các hồ sơ thuộc nhóm Viêt Nam Thương Tín trước đây không được phỏng vấn hay bị từ chối sau khi phỏng vấn.

(3)   Các hồ sơ đủ tiêu chuẩn theo chương trình HR (đợt 2) nhưng không được phỏng vấn hay bị từ chối sau khi phỏng vấn: cung cấp giấy từ chối của phái đoàn Hoa Kỳ và lời giải thích cùng những chứng cớ bổ trợ.

(4)   Các hồ sơ con lai: cung cấp hình ảnh, mọi chi tiết về người cha Mỹ nếu có và những giấy tờ bổ trợ. 

Posted on Wednesday, February 14 @ 17:50:55 EST by khainguyen
 
Related Links
· More about Định Cư Nhân Đ̐
· News by khainguyen


Most read story about Định Cư Nhân Đ̐:
Bảo Lãnh Gia Đình Định Cư Tại Hoa Kỳ

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Định Cư Nhân Đ̐


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang