Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27895992
page views since June 01, 2005
MS54 - 01/07: Quả Báo

Lịch Sử Qua Lời Ke

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

(tiếp theo kỳ trước)

Khi nhìn thấy rõ ràng cái bớt son trên mặt hắn, tôi đâm nghi ngờ hắn thuộc thành phần bất hảo và đang thực hiện công việc gì đó có tính cách mờ ám chăng? Từ đó tôi cố ý theo dõi và điểm mặt kẻ lạ ra vào nhà hắn. Nhưng tuyệt nhiên không có một người nào, ngoại trừ người Quả Báo  đàn bà thường xuyên đi về với hắn.

Ngày lại ngày trôi qua. Công việc ở sở làm càng bận rộn. Vừa làm thêm giờ rồi làm luôn ngày thứ Bảy, tôi mệt đứ đừ không còn thì giờ chú ý đến hắn nữa.

Buổi sáng Chủ Nhật tôi đang tưới nước cho mấy cụm hoa phía trước nhà, bỗng tiếng kêu help, help, cứu tôi, cứu tôi! Rồi một người đàn bà tông cửa nhà hắn nhào ra ngoài sân. Cô nàng lết đi một đoạn rồi gục xuống sân cỏ. Tôi vội chạy qua nhà hắn. Máu! Máu chảy một đường dài từ trong nhà ra đến xác người đàn bà đang nằm. Máu tuôn trào từ một vết thủng sau lưng nhuộm đỏ cả chiếc áo ngủ màu hồng cô ta đang mặc. Tôi vội vàng quay về nhà gọi số điện thoại 911. Mất khoảng mười phút, xe cấp cứu tới nơi, nhưng nạn nhân đã tắt thở. Cảnh sát bao vây căn nhà, kêu gọi hung thủ đầu hàng.

Không lâu sau, cánh cửa từ từ hé mở. Hắn bình thản bước ra sân trong bộ âu phục chỉnh tề, một tay giơ lên, tay kia xách một chiếc cặp da. Cảnh sát ra lệnh hắn bỏ cặp xuống, đưa cả hai tay lên và áp mặt vào tường. Lập tức hắn bị còng tay và bị đẩy lên xe cảnh sát. Tôi là nhân chứng nên được mời đến văn phòng cảnh sát làm ăng-kết. Hắn khai cung một cách rành mạch, thái độ điềm tĩnh, chứng tỏ tinh thần không bị rối loạn. Hắn thú nhận đã cố ý dùng dao đâm vào lưng của người bạn gái. Một lý do đơn giản là người bạn gái đã dối gạt và không chung thuỷ  với hắn.

Mấy tháng sau, tôi nhận được thư của hắn gởi từ nhà tù.

Thư viết:

“Kính thưa chú.

Cháu đã nhận ra chú từ lúc gia đình chú dọn nhà đến ở cùng khu với cháu. Thay vì vui mừng gặp được người cùng quê, cháu lại rất lo sợ. Sợ, vì chú biết rành rọt về lý lịch và hành tung của cháu hồi còn ở quê nhà. Bởi thế mà cháu đã đóng vai người xa lạ. Cháu lo một ngày nào đó chú sẽ nhận ra cháu nên cháu dự định sẽ bán nhà dọn đi nơi khác. Bây giờ đã ngồi tù rồi thì còn gì nữa để mà lo.

Cháu viết thư nầy là để xin lỗi chú về thái độ thờ ơ của cháu đối với chú trong thời gian qua. Đồng thời, xin chú cho cháu biết tin tức về gia đình của cháu trước khi chú qua Mỹ. Đã mười mấy năm rồi cháu chưa hề liên lạc với gia đình.

Cháu chỉ quan tâm đến mẹ cháu và đứa em gái lai Lào, cùng cha khác mẹ còn khờ khạo. Riêng ông già và con đàn bà lăng loàn đó cháu bỏ qua một bên.

Như chú đã biết, tai nạn xảy ra với cháu cách đây mười mấy năm ở quê nhà vì con vợ dâm đãng. Giờ đây, nơi xứ người cảnh oái oăm ấy lại tái diễn. Cháu đặt cả tình yêu và niềm tin vào người bạn gái dự tính sẽ đi đến hôn nhân. Cuối cùng nó đã phản bội cháu. Nó lấy cháu để xài tiền nhưng lại yêu một người đàn ông khác. Nếu chú cảm thông cho hoàn cảnh một con người vừa mất tình yêu vừa mất cả tương lai thì chú sẽ rộng lòng tha thứ.

Mẹ cháu vì phải chịu đựng những ngày tháng khổ đau, sầu não do hành động bất chánh của cha cháu mà lâm cơn bạo bệnh khiến bà mù cả hai mắt, bại liệt một cánh tay. Ngày đó, cháu đã dành ra hai ngày để tìm hiểu sự thật trong dư luận quần chúng về gia đình cháu. Sau đó, cháu trở về nhà định hỏi chuyện ông già sao đối xử bạc bẽo với mẹ cháu. Nào ngờ ông đã để lộ bản chất hiểm độc và tàn nhẫn đối với cả con ruột của mình. Ông tố cáo cháu tội đào ngũ. Không kiềm chế được cơn giận bùng lên, cháu đã hành động như đối với kẻ thù.

Sự việc xảy ra như thế rồi, cháu không thể chần chừ ở lại một phút giây nào. Cháu liền đón xe vào Sài Gòn và tiếp tục đến tỉnh Kiên Giang. Cháu thay họ đổi tên sống lây lất qua ngày tại bờ biển Rạch Gíá. Ban ngày cháu xin việc làm tại bến cá. Ban đêm cháu lang thang trên những khu bến vắng ở Bãi Rạch Sỏi, Cầu Đúc... hy vọng xin được một chỗ trên thuyền vượt biển. Vàng mình không có chỉ có liều mạng. Một là bị đánh chết vất xuống biển hai là người ta thương tình cho mình đi.

Ròng rã hai tháng trời cháu phải trốn công an, du kích tuần tra trên bờ biển. Chúng nó mà bắt được cháu thì tội đào ngũ và tội đánh người gây thương tích là đủ tù rục xương rồi. Một đêm cháu nằm ngủ trong lườn một chiếc ghe đang nằm ụ sửa chữa. Bất chợt cháu nghe tiếng thì thào rồi tiếng xẻng đào cát.

Cháu biết chắc là họ đang đào những thùng dầu chôn dưới cát được nguỵ trang bằng cách úp lên trên một chiếc xuồng đang sơn sữa. Cháu ngồi bật dậy và quyết định lên tiếng :

- Các anh ơi, xin đừng hoảng sợ. Tôi là người nghèo khổ không có vàng để chung cho chủ ghe, nhưng tôi có sức mạnh, có ý chí và quyết tâm ra đi, hãy cho tôi giúp một tay.

Hai người nhìn nhau, trong thế chẳng đặng đừng vì phải giữ bí mật chuyến đi nên họ đành phải chấp nhận. Một người lên tiếng:

- Câm mồm, lại đây.

Đêm ấy, cháu cùng với hai người kia chuyển những thùng dầu lên một chiếc xuồng nhỏ. Họ dùng chèo đẩy xuồng luồn lách trong khu vực tàu đánh cá đậu chen chúc nhau, rồi đưa dầu lên một chiếc thuyền lớn đã chứa đầy người. Thế là cháu được lên thuyền một cách hợp lệ. Đi được hai ngày, bị gió thổi chệch hướng, thuyền tấp vào một vùng đá san hô và mắc cạn tại đó. Mọi người cầu nguyện và chờ đợi con nước thuỷ triều nâng thuyền lên. Một ngày trôi qua, thuyền vẫn không nhúc nhích. Với sức nặng của cả trăm mạng người làm sao con thuyền nổi lên được. Cháu đề nghị tất cả số người khoẻ mạnh phải xuống nước vừa cho nhẹ thuyền vừa thêm sức nâng thuyền lên trong đợt nước thuỷ triều đang dâng. Vị chủ thuyền và số người có trách nhiệm tán đồng ý kiến của cháu. Một số khác phản đối, họ đồng loạt nhao nhao lên :

“Thà chết trên thuyền còn hơn xuống nước bị cá mập xé xác”.

Trước cơn “thập tử nhứt sinh” này mà còn mang chứng gàn dở, cháu nổi đoá rút con dao găm cầm nơi tay đến từng người ra lệnh phải xuống nước. Đa phần rời khỏi thuyền nhưng có một thanh niên trạc tuổi cháu cưỡng lại. Trong một thoáng bất ngờ, hắn đấm vào mặt cháu, đẩy cháu bật ngửa trên váng thuyền rồi ngồi đè lên bụng cháu. Kinh nghiệm trong những lần tiếp cận với tử thần dưới bàn tay sắt máu của lính Pôn-Pốt, cháu đã hành động theo quán tính vì bản năng sinh tồn, liền quay mũi dao găm cắm phập vào ngực hắn. Xác hắn đổ sập trên người cháu, máu tuôn xối xả, ướt đẫm cả mặt mũi áo quần.

Cháu đẩy cái xác mềm nhũn đầm đìa máu qua một bên rồi định nhảy xuống nước nhưng ông chủ thuyền ngăn lại sợ máu sẽ làm mùi cho cá mập đánh hơi tìm đến. Thế là hầu hết đàn ông đều rời khỏi thuyền. Mọi người cùng hè nhau nâng thuyền lên và kết quả như một phép lạ, thuyền trôi ra khỏi vùng đá ngầm. Xác tên thanh niên liền bị vất xuống biển. Rất may là hắn không có một thân nhân nào đi theo nên cháu tránh được sự trả thù. Hành động của cháu không khỏi có một số người kinh tởm, nhưng nó đã cứu được cả trăm mạng sống.

Chú ơi, cháu kể chuyện này cho chú nghe là để chú xét giùm hành động của cháu có thuộc loại người tàn bạo, giết người không gớm tay? Đó là nỗi ám ảnh suốt quảng đời của cháu trên đất Mỹ này để may ra lòng cháu được phần nào thanh thản. Người thanh niên, nạn nhân của cháu ra đi để tìm sự sống và đám đông kia cũng thế. Nếu cháu không giết hắn để tự cứu mình và con thuyền kia liệu có đến được bến bờ tự do?

Trong đời cháu đã giết không ít bọn Khờ Me Đỏ vì chúng cố tình sát hại đồng đội mình. Cháu đã gây thương tích mang tật suốùt đời cho hai người mà cháu hết lòng thương yêu hồi ở quê nhà. Và cháu đã ra tay dứt mạng sống người đàn bà mà cháu xem như nguồn an ủi duy nhất trên xứ người. Tất cả hành xử đó, nếu đấng quyền năng phán xét là tội lỗi, cháu vẫn không ân hận và lương tâm không hề bứt rứt. Bởi chính những kẻ đó đã làm tan nát trái tim cháu, khiến cho tâm hồn cháu đảo điên vì thất vọng.

Nhưng cặp mắt người thanh niên trên thuyền vượt biên nhìn cháu không phải ánh mắt căm hờn của quân địch, không phải ánh mắt của người đàn bà dâm loạn, cũng không phải ánh mắt lừa lọc của người con gái phụ tình. Đó là ánh mắt vô tư đầy kinh ngạc khi mũi dao găm của cháu đâm xuyên qua lồng ngực của hắn. Đã trải qua mười mấy năm rồi mà ánh mắt đó như khắc sâu trong ký ức cháu. Đêm nào cháu cũng mơ thấy nó. Ánh mắt đó đã nói lên một điều rất rõ ràng là hắn không chủ đích giết cháu mà chỉ cố ý lấy được con dao. Vì thế mà lương tâm đã lên án cháu là kẻ giết người vô tội.

Đến được đất Mỹ, cháu vừa đi học vừa đi làm. Một thân đơn độc cố gắng tạo dựng cho mình một sự nghiệp. Phải nói rằng từ ngày bị vợ phụ bạc, cháu thực sự sợ đàn bà. Nhưng hình như vận mạng lại ràng buộc cháu với những người đàn bà chuyên mang đau khổ đến với mình và mang cả tai hoạ cho cháu nữa.
Hy vọng chú đọc và cảm thông cho cháu. Những ngày cuối tuần, nhìn các bạn tù có thân nhân đến thăm, cháu cảm thấy cô đơn vô hạn. Chợt nhớ đến chú nên cháu vội viết thư nầy và mong nhận được thơ hồi âm của chú”.

Cháu

Đỗ văn Khái

* * *
Tôi đọc thư hắn vừa kinh khiếp vừa thương hại. Tôi tự hỏi hắn giết người dễ dàng như thế là do bản chất hung bạo hay do hồn oan quả báo vận vào người hắn. Tôi không viết thơ trả lời nhưng quyết định sẽ đến nhà tù thăm hắn.

Những ngày tháng cô đơn trong tù, hắn lại nghĩ đến mẹ, đến em. Nhưng mẹ hắn còn đâu nữa. Từ ngày hắn trốn nhà ra đi, bà lên cơn đột quỵ nằm liệt giường không ai chăm sóc, một tháng sau lìa đời. Còn đứa em gái cùng cha pha dòng máu Lào của mẹ mà lão Khảng đã cưới trên đất Luang Prabang cũng gặp điều bất hạnh.

Hai người thân mà hắn muốn biết tin tức thì như thế đấy. Tôi không nỡ lòng nào báo cho hắn uyết tâm bỏ chị đi theo người tình mới, đánh đập chị, mà chị vẫn một mực: “Đi đâu cho thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”.

Theo Trương Vĩnh Ký “Thuận mạng là phép ăn ở xuôi theo số mạng không nên làm trái, cưỡng lại. Vì hễ gắng gượng (cầu may) mà làm trái (cưỡng) lại, thì suốt đời mình sẽ không bao giờ nên thân nên nghiệp.”

Đây cũng là một “đức tính” cản trở các nạn nhân bạo hành, không tìm ra lối thoát cho chính mình. Dù được giới thiệu đến hội giúp nạn nhân bạo hành, chị T không tiếp tục liên lạc. Chị nghe theo lời khuyên của mẹ bên Việt Nam qua câu: “thuyền theo lái, gái theo chồng”, tiếp tục chịu đựng những hành hạ tinh thần và thể xác. Hơn nữa, theo thuyết “nhân quả” nhà Phật, người làm điều xấu sẽ bị quả báo. Quả báo đó chưa thấy xảy ra cho ông chồng, nhưng chị T thì tiếp tục lãnh các quả giáng lên đầu mình. Chị T nào biết sự chịu đựng của chị sẽ ảnh hưởng tâm lý không tốt tới con cái. Hơn nữa, sự chịu đựng này là một cớ làm cho ông chồng càng thêm bệnh, bệnh nóng giận đưa đến bạo hành.

Đối với phần lớn nạn nhân nói riêng, người Việt nói chung, cuộc sống ở Mỹ có xu hướng xoay quanh các dịch vụ do người Việt nam phục vụ. Ở nhà xem phim Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thuyết minh tiếng Việt, xem TV đài Việt Nam, đọc báo tiếng Việt. Cuối tuần đi chợ, ăn nhà hàng Việt Nam. Hằng ngày đi làm chỉ nói tiếng Việt với người làm cùng sở và chủ người Việt. Đi học chơi bạn Việt Nam. Điện thoại chỉ nói chuyện với bạn bè và bà con người Việt. bác sĩ người Việt, luật sư người Việt…

Điều này cũng là lẽ thường thôi; người Việt hiểu nhau hơn; đi bác sĩ, luật sư Việt Nam nói chuyện dễ hơn. Thế nhưng vấn đề là ai ai cũng phải hội nhập vào xã hội mới; từ đó chúng ta mới có cơ hội hiểu quyền của mình rộng rãi hơn. Nếu không hội nhập thì sống mười năm ở Mỹ cũng như người mới qua, chúng ta tự đóng khung mình trong một xã hội cũ. Chúng ta phải tự mở rộng con đường cho chính mình, biết nhận thức đâu là phải trái để làm gương cho con chúng ta, để đời sống ta được tiến bộ như đã mơ ước.

Đi bác sĩ Việt Nam không phải là điều không nên làm, nhưng có trường hợp người đàn bà bị đánh đập bầm mặt, âm đạo bị nhiễm trùng, tới văn phòng bác sỹ được cho thuốc; bác sỹ khuyên bệnh nhân cố gắng nhịn nhục chồng, hay khuyên anh chồng nhẹ tay với vợ. Lẽ ra bác sĩ phải giúp nạn nhân báo cảnh sát hành vi phạm pháp của người chồng. Có bác sỹ còn từ chối không cung cấp bằng chứng cho toà án trong trường hợp bạo hành, vì sợ ông chồng trả thù. Với luật sư Việt Nam thì chỉ được nhận câu trả lời là chỉ có ông chồng mới có quyền làm thẻ xanh cho; không có thẻ xanh thì nên nhịn nhục một thời gian cho tới khi được chính thức bảo lãnh; ngoài ra không có phương pháp nào khác.

Các nạn nhân đâu biết rằng khi họ bị bạo hành hay con cái họ bị bạo hành thì chính họ có thể tự nạp hồ sơ mà không cần kẻ bạo hành giúp đỡ. Khi bạn đọc những hàng này, nếu bạn hay bạn biết ai bị bạo hành xin lên lạc số 1-866-883-9556, đường dây giúp đỡ miễn phí cho nạn nhân của bạo hành để được biết thêm chi tiết.

Bạn cần nhớ rằng, “bạo hành gia đình không được phép xảy ra với bất kỳ ai, bất kể người đó theo tôn giáo nào, sống theo giá trị tinh thần nào, đến từ nền văn hoá nào, quen với phong tục tập quán nào” (Julia Perilla trong bài “Bạo Hành Gia Đình Trong Cộng Đồng Người Nhập Cư và Tỵ Nạn”. Cho nên dù bạn mới chân ướt chân ráo sang Mỹ, sinh ngữ chưa biết, kinh tế chưa ổn định bạn vẫn được quyền sống trong một gia đình không bạo hành.

Chương Trình Chống Bạo Hành Trong Gia Đình của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) được tài trợ bởi Fairfax County Consolidated Community Funding Pool, DC Justice Grants Administration (05-VW-07), Altria Doors of Hope, and Maryland Governor’s Office of Crime Control and Prevention (VAWA-2005-1077). Xin gọi số 1-866-883-9556 để biết thêm chi tiết.

Mạch Sống Số 54, tháng 1, 2006

Posted on Thursday, February 01 @ 11:20:52 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by tuyethoang


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Lịch Sử Qua Lời Ke


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang