Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816190
page views since June 01, 2005
MS53 - 11/06: Làm Sao Khép Lại Bóng Ma Quá Khứ

Mái Ấm Gia Đình

Minh Hà

Trong kỳ trước, chương trình chống nạn bạo hành trong gia đình đã giới thiệu về các giai đoạn đau buồn mà nạn nhân bạo hành trải qua sau khi chia tay với người đã ngược đãi họ. Chương trình lần này xin tiếp tục giúp nạn nhân cách để quên được quá khứ đau buồn và mở lòng cho tương lai mới.

Trước khi đi vào chương trình chúng tôi xin nhắc lại năm giai đoạn mà mỗi người chúng ta thường trải qua khi mất đi người thân, khi rời bỏ người ngược đãi mình (hay bị bỏ rơi). Trước nhất là chối bỏ nỗi đau hay sự mất mát, kế đến là nổi giận vì không chấp nhận, kế tiếp là thương lượng để mong cứu vớt lại tình cảm, tiếp sau là trầm uất vì bất lực, bế tắc và thất vọng, cuối cùng là chấp nhận để làm lại cuộc đời mới không bị bóng ma bạo hành che phủ.

Diễn tiến tâm lý để khép lại
Trong kỳ này chúng tôi xin giới thiệu giai đoạn cuối cùng, đó là giai đoạn chấp nhận nỗi mất mát để mở đầu cho quá trình khép lại quá khứ đau buồn của nạn nhân bạo hành trong gia đình.

Cô Q dẫu được giúp đỡ để thoát khỏi ông chồng vũ phu bắt ép quan hệ hằng đêm, cô vẫn giật mình với ác mộng rồi choàng tỉnh và không ngủ lại được nữa. Cô đau đớn và nuối tiếc cho thuở ban đầu mặn nồng, lúccô từng vượt qua bao nhiêu cản trở của gia đình để yêu và quyết tâm lấy anh ta làm chồng. Cô thương khóc cho những đổ vỡ mà anh ta gây ra dẫn đến cô phải trốn chạy khỏi anh ta. Cô luôn nghĩ và lo sợ là mình không bao giờ có thể yêu và tin ai trên đời này được nữa.

Thực tế là cô, cũng như những nạn nhân khác đồng hoàn cảnh, đã mất đi người mà họ đã từng yêu, từng đặt niềm tin tuyệt đối và dành trọn cuộc đời mình vào. Họ cũng mất đi lòng tự tin, một phần cuộc đời quý giá và mất tình yêu đẹp nhất của mình. Khi vuột khỏi tay những điều thiêng liêng ấy, bạn cảm thấy như mình rơi xuống vực sâu không một ai có thể cứu nổi.

Thậm chí khi chính thức chia tay với kẻ làm bạn đau khổ cũng không phải là hồi kết của câu chuyện. Một phần cuộc đời của bạn đã từng lệ thuộc vào anh ta và vì vậy bạn khó tách ra khỏi nó. Anh ta cũng không để cho bạn yên, anh ta nổi điên, ganh tị, thoá mạ, tấn công bạn tình mới của bạn và làm xáo trộn cuộc sống mới của bạn.

Mỗi lúc như vậy bạn chết lặng đi, choáng váng, đờ đẫn và vô cảm trước bất cứ điều gì xảy ra xung quanh. Bạn bị hoá đá trong chính nỗi đau của mình. Rồi bạn nổi giận, căm phẫn, nổi loạn, và căm thù. Rồi bạn chấp nhận sự thật. Rồi khóc. Tất cả những diễn biến cảm xúc này chính là thời kỳ bắt đầu hồi phục tinh thần.

Tất cả những xúc cảm trên là điều cực kỳ tốt và cần thiết để quên được quá khứ không vui. Nhiều lúc bạn mong muốn trả thù, nhưng đó không là một giải pháp tốt. Sỉ nhục những ai đã từng sỉ nhục, coi thường ai đã từng coi thường mình hay tìm cách lảng tránh và chối bỏ, tự dối mình và trốn chạy cũng không tốt. Bạn sẽ đau buồn mãinếu bạn cứ chôn chặt những vết thương quá khứ vào lòng.

Đừng để quá khứ hiện về. Mỗi khi một hình ảnh nào đó gợi lại kỷ niệm xưa của bạn với người chồng cũ, hãy gạt bỏ ngay. Có thể gạt bỏ bằng việc đọc sách, nghe nhạc hay làm bếp, xua đi những ý tưởng vừa thoáng về. Kỷ niệm cũ với người chồng bạo hành dù vui buồn, đẹp xấu sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống mới của bạn. Hãy cuơng quyết gạch tréo lên dĩ vãng đó để làm lại cuộc đời mới với người mới.

Hỏi: Bạn biết người ngược đãi bản tính xấu như vậy, vậy anh ta có thể thay đổi để hoà hợp lại với bạn được không? Bạn có thể giúp anh ta thay đổi được không?

Trả lời: Dẫu bạn biết rằng anh ta ích kỷ, vẫn có lúc bạn muốn tin rằng nếu đủ kiên nhẫn và thời gian, bạn sẽ có thể thay đổi anh ta. Bạn tin là bạn sẽ uốn nắn được anh ta và sẽ đưa anh ta trở về con người bình thường. Nhưng thực tế không suông sẻ như vậy. Bạn đâu biết rằng những kẻ với bản chất ích kỷ như anh ta thường lợi dụng sự ngây thơ đó để mưu lợi riêng.

Cô Q đã từng mềm lòng trước sự hứa hẹn thay đổi của chồng và không muốn ra đi nữa khi nghe anh ta khóc lóc và hứa là không bao giờ làm những gì mà không có sự đồng ý của cô.

Nhiều người hy vọng vào sự thay đổi của người chồng bằng tình yêu của mình. Trên thực tế, khi bạn quay về thì chỉ một thời gian ngắn, mọi việc y như cũ. Người chồng không thay đổi tính nết, những tính nết đã khiến bạn đau khổ. Bên cạnh đó, với miệng lưỡi của anh ta, nhiều phụ nữ khác vẫn say mê vì chưa chạm thực tế. Điều đó làm cho anh ta tin tưởng là anh ta đúng và không sửa đổi. Bạn lại rơi vào tình trạng cũ. Núi sông có thể đổi, bản tính khó thay.

Vì vậy, bạn hãy cuơng quyết thay đổi chính hoàn cảnh sống của bạn chứ đừng trông mong thay đổi người chồng theo ý mình.

Không nên cố níu giữ sự bế tắc. Không ai trên cuộc đời này có quyền lấy đi hạnh phúc của bạn. Anh ta lại càng không thể tiếp tục cướp mất niềm vui của phần đời còn lại của bạn. Đừng hy vọng dùng tình cảm để thuyết phục và tiếp tục chung sống với những người như anh ta. Nếu không muốn tiếp tục khổ đau thì phải biết dứt khoát.

Hãy tránh xa những người ích kỷ và độc ác như vậy. Hãy tìm đến những chuyên viên tư vấn tâm lý để hiểu được diễn tiến tâm lý của bạn và của anh ta.

Hỏi: Vậy không làm vợ chồng hoặc bạn tình được thì làm bạn bè được không?

Trả lời: Chị H cứ nghĩ rằng mình có thể nói chuyện với tính cách bạn bè với người chồng cũ của mình. Nhưng dù chị cố gắng nói chuyện tử tế, anh ta lại kiếm cớ xúc phạm hoặc tìm cách lợi dụng lòng tốt của chị. Cho nên rất khó có thể làm bạn với người đã ngược đãi mình. Tình bạn đến từ hai phía. Một khi anh ta đã không giữ được tình yêu với bạn, không chia sẻ được niềm vui, nỗi buồn, mà chỉ luôn tìm cách chứng tỏ uy quyền và áp đặt, làm sao mà anh ta có thể trở thành một người bạn chân chính?

Những người như vậy luôn săn tìm khoái cảm qua những ai tôn thờ, say mê và ngưỡng mộ mình. Nhưng bạn đâu còn dành những lời ngưỡng mộ cho anh ta nữa. Đến lúc đó thì anh ta coi bạn như một đồ vật chán thì vứt đi không nuối tiếc. Người như anh ta chỉ có thể sống hạnh phúc với những ai ngoan ngoãn chịu phục tùng, chấp nhận mọi thói hư tật xấu của anh ta mà không bao giờ được phản đối, nói gì nghe nấy và phục tùng mọi yêu cầu vô điều kiện.

Bạn đâu phải là người như vậy. Bạn là người bình thường như bao người khác.

Bạn có quyền sống, quyền được yêu thương và được đối xử công bằng như một người vợ, người yêu. Bạn nên nhận ra điều đó để tự tách hẳn mình khỏi sự lệ thuộc vào anh ta. Bởi càng lệ thuộc vào con người bệnh hoạn như thế, bạn vô tình để con virút ung thư đó mặc sức lan truyền và càng nan giải. Để đối phó với anh ta, bạn lúc nào cũng sống bất an như ở bên cạnh trái bom mà không biết phát nổ khi nào.

Nạn nhân của kẻ ngược đãi luôn cảm thấy xấu hổ và tức giận đối với quá khứ quỵ luỵ và cô độc không được ai giúp đỡ của mình. Họ bị tổn thương và cực kỳ nhạy cảm với quá khứ và sợ hãi khi thấy những người tương tự như anh ta đi trên đường. Nỗi đau đã thành sẹo khắc sâu vào tâm hồn họ.

Làm sao khép lại được?
Để lại quá khứ sau lưng và lật sang trang đời mới. Muốn sống đúng với con người bình thường của mình: thanh thản và khoẻ mạnh về thể xác lẫn tinh thần, bạn cần phải rời xa ngay kẻ hành hạ mình và chuẩn bị tiếp tục vững bước trên quãng đời còn lại. Khi cuộc chiến nội tâm kết thúc và bạn thắng được mọi cảm xúc của mình thì thì bạn bắt đầu bước sang giai đoạn tự rút kinh nghiệm bản thân.

Tự rút kinh nghiệm
Bạn hiểu đuợc từng nỗi đau, bạn tự tìm cách hiểu hơn về nỗi đau của mình và bản chất con người anh ta. Rồi bạn so sánh từng điều xảy ra. Bạn hoá giải dần từng câu chuyện một. Rồi bạn rút tỉa được nhiều bài học sâu sắc về cuộc đời. Khi hiểu được bản chất vấn đề thì bạn sẽ quyết định và hành động dứt khoát hơn cho tương lai mình.

Nếu bạn quyết đoán được thì bạn đã đặt một chân vào giai đoạn đóng lại quá khứ và mở ra hành trình cho tương lai. Khi đã lấy lại được tinh thần, có thêm kiến thức và lòng tự tin, bạn sẽ bước vào cuộc đấu tranh với chính bản thân.

Ở giai đoạn này, bạn không thương khóc cho mối quan hệ cũ mà phải tìm cách để vượt lên và đối diện với nó. Bạn không để tang cho một mối tình mà chuyển kinh nghiệm của mối tình này thành sức mạnh nội tâm. Bạn không tìm cách tránh né mà đương đầu với nó, bạn không thu mình mà sẵn sàng tiếp bước.

Tha thứ và quên đi
Lòng bao dung là điều cần thiết để sống thanh thản trong cuộc đời đầy phức tạp này. Biết tha thứ cho những người làm cho bạn đau khổ thì bạn sẽ cảm thấy dễ dàng quên đi nỗi đau. Nó giúp nhiều cho bạn hơn là kẻ được bạn tha thứ. Nhưng nói dễ khó làm. Tha thứ được hay không tuỳ thuộc vào vết thương mà anh ta gây ra cho bạn và tuỳ thuộc vào thời gian phải chịu đựng lâu hay mau. Chúng tôi tin là ở giai đoạn này, với những gì mà bạn đã trải qua, bạn đã rút được kinh nghiệm cho mình và bạn có thể bỏ qua tất cả. “Tha thứ là sự trả thù tuyệt vời nhất.”

Mâu thuẫn và xung đột là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Khi có mâu thuẫn hay xung đột bạn phải đối mặt với nó, không nên lảng tránh. Bởi vì vượt qua được và tìm cách giải quyết bằng tình thương, sự chia sẻ và lòng cảm thông, bạn sẽ cảm thấy thanh thản hơn.

Nếu thấy giữa hai người không còn khả năng duy trì được mối quan hệ lành mạnh thì nên dứt khoát chia tay. Kỷ niệm chung là cần thiết, nhưng qua cơn sóng gió, con tàu cuộc đời cần được cập bến an toàn. Năm tháng có thể chứa đắng cay và cả ngọt ngào. Kinh nghiệm hạnh phúc và đau khổ sẽ làm giàu vốn sống của bạn. Hãy khép lại quá khứ đau buồn và mở lòng mình cho một tương lai mới đẹp hơn và hạnh phúc hơn.

Chương Trình Chống Bạo Hành Trong Gia Đình của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) được tài trợ bởi Fairfax County Consolidated Community Funding Pool, DC Justice Grants Administration (05-VW-07), Altria Doors of Hope, and Maryland Governor’s Office of Crime Control and Prevention (VAWA-2005-1077). Xin gọi số 1-866-883-9556 để biết thêm chi tiết.

Biên soạn và lược dịch từ http://samvak.tripod.com/ của Dr. Sam Vaknin.

Mạch Sống Số 53, tháng 11, 2006

Posted on Tuesday, December 05 @ 14:09:34 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 2


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang