Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27777060
page views since June 01, 2005
MS51 - 09/06: Những Điều Cần Biết Về HIV/SID

Sức Khoẻ

AAIDS (SIDA) là gì?

AIDS là tên tắt của: Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là mắc phải Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch. Hội chứng này bao gồm các triệu chứng như bị sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch, v.v.

Đây là giai đoạn cuối của một căn bệnh, do bị nhiễm một loại siêu vi khuẩn. Siêu vi khuẩn này gây suy giảm miễn dịch ở người tên là HIV (Human Immunodeficiency Virus). HIV làm suy yếu dần hệ miễn dịch khiến cho các mầm bệnh khác thừa cơ hội tấn công gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.

Sự khác biệt giữa HIV & SIDA
HIV là gọi chung tất cả những người đã mang HIV trong cơ thể. SIDA chỉ tình trạng bị nhiễm HIV và bệnh đã bộc phát. Lúc đó hệ miễn dịch của bệnh nhân đã suy giảm khá nhiều. Điều này thể hiện qua xét nghiệm máu, số lượng Lympho bào T4 < 200/mm3 hoặc sức khoẻ sa sút với nhiều chứng bệnh. Phân biệt nhiễm HIV và SIDA nhằm tiên liệu bệnh, từ đó thực hiện chế độ chăm sóc và điều trị thích hợp, và đồng thời đánh giá hiệu quả, nghiên cứu và thử nghiệm vaccin. Người nhiễm HIV trong thời gian đầu vẫn sống và làm việc bình thường trong nhiều năm, nhưng khi đã đến giai đoạn SIDA, sức khoẻ họ sẽ suy sụp nhanh và tử vong sau đó.

Làm sao biết bị nhiễm HIV?
Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, kể cả bác sĩ tổng quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ từ 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm nên không có đặc điểm gì để nhận biết. Vì vậy với HIV, khó có triệu chứng đầu tiên để xác định; cách duy nhất là xét nghiệm máu.

Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh SIDA
Người nhiễm HIV khi đã tới giai đoạn SIDA có một số biểu hiện như: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài, ho dai dẳng, ban đỏ, mụn rộp toàn thân (herpès), bệnh giời leo tái đi tái lại, bệnh đẹn ở họng, miệng, hoặc nổi hạch, kéo dài hơn 3 tháng, v.v. Cần lưu ý một số nguyên nhân khác như ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch, cũng có những biểu hiện trên. Do vậy, muốn xác định là SIDA hay không cần được bác sĩ khám bệnh và thử máu.

HIV lây qua quan hệ tình dục như thế nào?
Quan hệ tình dục ở đây ám chỉ là có sự giao hợp. Khi đó, HIV trong tinh dịch, chất nhờn âm đạo sẽ xâm nhập qua niêm mạc và các vết sây sát li ti ở đường sinh dục nữ, bộ phận sinh dục nam, do động tác giao hợp gây ra. Đồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn.

Quan hệ tình dục có hai loại: dị tính luyến ái (Heterosexual) là quan hệ giữa hai người khác phái tức là nam với nữ và đồng tính luyến ái (Homosexual) là quan hệ giữa hai người đồng phái: nam với nam (gay, pêđê), nữ với nữ (lesbian). Đa số nhân loại thuộc dị tính luyến ái, chỉ khoảng 1% là đồng tính luyến ái mà thôi.

Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây không?
Quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV mặc dù an toàn hơn so với giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn. Nguy cơ sẽ xảy ra khi tiếp xúc với chất lây là tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết lở, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh. Hướng lây truyền HIV chủ yếu từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo người bệnh qua vết sây sát, vết thương trên môi, miệng người nhận. Vì vậy, quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần phải dùng bao cao su mới an toàn.

Xuất tinh ra ngoài hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được nhiễm HIV/SIDA không?
Xuất tinh ra ngoài âm đạo, đặt vòng tránh thai chỉ tránh được thai thôi chứ không tránh được nhiễm HIV/SIDA!

Hôn sâu có lây không?
Vấn đề không phải là hôn sâu hay hôn “sơ sơ”. Muốn hôn đâu tuỳ ý và mấy lần đều đuợc miễn đừng hôn vào những nơi có chất lây như máu hoặc dịch sinh dục. Mụn bọc, nếu bị vỡ ra, thì có khả năng trở thành một cửa ngõ để HIV đi và đến.

Giao hợp với một người con gái qua hậu môn thì không cần dùng bao cao su, đúng không?
Đúng nếu là để ngừa thai, vì giao hợp qua đường hậu môn không thể nào thụ thai được nên không cần bao cao su. Còn để ngừa SIDA, thì hoàn toàn không đúng. Vì giao hợp bằng đường hậu môn rất dễ gây trầy xước tạo cơ hội cho HIV lây nhiễm dễ dàng hơn. Thực tế đã chứng minh nhiều người đồng tính luyến ái đã bị lây nhiễm HIV chính từ con đường giao hợp qua hậu môn.

Uống nước chung với người nhiễm HIV/SIDA thường xuyên bị chảy máu ở lợi răng, có bị lây bệnh không?
Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngõ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!

Đi hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây SIDA không?
Có thể bị lây SIDA nếu trước đó dao cạo chung dính máu người nhiễm HIV và HIV trong máu ấy còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể lây nhiễm được; khả năng này rất hiếm nhưng có thể có. Vì vậy, để an toàn và an tâm khi hớt tóc nên dùng loại dao gắn lưỡi lam riêng cho mỗi người. Lúc ấy, dù có đứt cả vành tai, bảo đảm chỉ có đau chứ không có SIDA!

Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây SIDA không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?
Máu dính vào tay có thể yên tâm nếu người cứu nạn không bị thương tích. Còn máu bắn vào mắt thì có thể vì mắt là niêm mạc mà HIV có thể xâm nhập vào được. Vậy cần rửa mắt bằng nước sạch ngay sau đó.

Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị SIDA không?
HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện:

1. Phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục của người bịnh.

2. Phải có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập.

Vì vậy dụng cụ thẩm mỹ, nếu không khử trùng hoặc khử trùng không đúng cách, thì có thể lây truyền HIV.

HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Cả hai trường hợp đều không lây. Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.
Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.

Mạch Sống Số 51, tháng 9, 2006

Posted on Tuesday, October 03 @ 12:56:20 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Sức Khoẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Sức Khoẻ:
Huyết Trắng và Viêm Âm Đạo

Article Rating
Average Score: 3.77
Votes: 9


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Sức Khoẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang