TS. Nguyễn Đ́nh Thắng
Băo Katrina quét đi nhà cửa, vốn liếng, và sinh kế của trên một ngàn gia đ́nh ngư phủ Việt sống dọc Vịnh Duyên Hải Đông Nam Hoa Kỳ. Nặng nhất là Hạt Plaquemines, một mũi nhọn chọc thẳng ra biển và ráp ranh với New Orleans.
Ở đây không một căn nhà nào c̣n nguyên vẹn. Nhiều khu c̣n giới nghiêm và không ai được trở về sinh sống. Là một trong năm vựa tôm cá lớn nhất ở Hoa Kỳ, Hạt Plaquemines hoàn toàn suy sụp về kinh tế.
Tổng cộng có 763 tàu đánh cá ở đây, phần lớn do người Việt làm chủ. Hiện chỉ c̣n 153 tàu, khoảng 20%, c̣n hoạt động. Có 429 tàu, tức 56%, bị hư hại nhưng c̣n sửa được. Số 181 tàu c̣n lại hoàn toàn phế thải. Nhiều gia đ́nh ngư phủ Việt sống ngay trên tàu và khi mất tàu th́ cũng mất cả gia cư.
Theo ước lượng của chính quyền, ngư nghiệp ở Hạt Plaquemines thiệt hại 110 triệu Mỹ kim một năm. Các giới tiểu thương như nhà sản xuất nước đá, kho phân phối ngư sản, trạm xăng, nhà hàng, bến tàu… thiệt hại cả trăm triệu nữa.
Việc khôi phục sẽ trần ai và mất nhiều năm. Để sửa chữa, mỗi tàu sẽ tốn từ vài đến vài chục ngàn Mỹ kim về vật liệu và máy móc, một số tiền quá lớn cho đa số ngư phủ. Họ lại không thể vay tiền từ ngân hàng v́ ngân hàng đ̣i hỏi tàu phải có bảo hiểm trong khi các hăng bảo hiểm lại chỉ bán bảo hiểm cho những tàu đang hoạt động. Nếu các tàu không ra khơi th́ tất cả các thương nghiệp phụ thuộc cũng bị tê liệt dây chuyền.
Các ngư phủ Việt, với hai bàn tay trắng, đang cố gắng dùng sức trần để tự sửa tàu. Họ mót các mẩu vật liệu rơi rớt đó đây để chắp vá cho lườn tàu đă bị thủng hay bị nứt. Máy tàu đă bị hư v́ ngập nước, nay không biết lấy đâu ra để thay thế.
Trước t́nh cảnh ấy, BPSOS đề xướng kế hoạch mệnh danh “Đưa Tàu Ra Khơi” để giúp sửa chữa các tàu đánh cá bị hư hại nhẹ cho kịp mùa đánh cá tới đây. Mục tiêu là giúp cho họ chóng vánh có được nguồn thu nhập để nuôi sống gia đ́nh.
Một mặt BPSOS đă điều đ́nh xong với một công ty cung cấp máy móc và dụng cụ để giảm 1/3 giá cho các ngư phủ Việt do BPSOS giới thiệu. Mặt khác BPSOS ứng tiền để mua vật liệu sửa chữa tàu. BPSOS sẽ trích quỹ để mua trước một số ít vật liệu, đủ cho một số ít tàu, và đồng thời tổ chức gây quỹ trên toàn quốc để đưa thêm tàu ra khơi.
Người ta có câu ví von giữa hành động cho con cá và cho cần câu. Được con cá th́ ăn chỉ vài ngày là hết, rồi lại phải xin thêm. C̣n như được cần câu th́ người ta sẽ tự nuôi sống dài lâu.
Đối với các ngư phủ Việt ở Hạt Plaquemines, các chương tŕnh trợ giúp khẩn cấp của chính phủ, của Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ, và của những hội đoàn Việt và Mỹ cho đến nay rất cần thiết nhưng chỉ đáp ứng nhu cầu sinh tồn, như là cho cá ăn qua ngày.
Giúp họ sửa tàu chính là đem lại cho họ sinh kế dài lâu. Chỉ vài chuyến ra biển họ sẽ có đủ thu nhập để gầy dựng lại nhà cửa, đời sống và cộng đồng.
Không những vậy, họï sẽ c̣n là nhân tố thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn Hạt. Khi tàu ra khơi th́ trạm xăng dầu, nhà sản xuất nước đá, tiệm bán lưới và dụng cụ đánh cá… nghĩa là các thương nghiệp phụ thuộc, sẽ có khách. Khi tàu trở về với thu hoạch th́ nhà hàng mới có hải sản cho thực đơn và các ngư phủ sẽ có tiền để mua sắm, chi dùng. Chợ búa, cửa tiệm, hàng quán bắt đầu có khách và có lợi nhuận.
Đưa tàu ra khơi là một cách để tháo gỡ mớ ḅng bong tái thiết hiện nay. Chúng tôi rất cần người Việt ở khắp nơi, mỗi người một tay, giúp cho hàng trăm gia đ́nh Việt sống nhờ biển cả lập lại đời sống. Bao nhiêu tàu sẽ ra khơi kịp mùa tôm này tuỳ vào tầm mức tương trợ của chúng ta.
Mạch Sống Số 46, tháng 4, 2006