Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27895276
page views since June 01, 2005
MS42 - 12/05: Hướng Dẫn Giúp Tìm Hiểu Việc Học

Thế Hệ Trẻ

 Của Con Em

Khi nào phụ huynh cần liên lạc với thầy cô chủ nhiệm?
Khi lo ngại về việc học của học sinh - Khi muốn yêu cầu chuyển học sinh sang lớp học khác - Khi muốn cho học sinh vào học trong một chương trình đặc biệt, hoặc chương trình sau giờ học của trường - Khi nghi ngờ học sinh bị giáo viên hoặc bạn bè ngược đãi.

Phụ huynh cần biết kỳ hạn phát phiếu báo điểm:
Trong Hệ Thống Trường Công Quận Fairfax, một năm có tất cả 4 kỳ tổng kết điểm. Mỗi học kỳ kéo dài khoảng 9 tuần. Trong phiếu báo điểm, điểm số mới nhất sẽ được liệt kê trong phần học kỳ mà học sinh vừa mới hoàn tất.

Ngoài ra, phụ huynh có thể xác định học kỳ bằng cách nhìn vào tờ phiếu. Mục đích là giúp phụ huynh so sánh tiến trình học của học sinh trong 2 học kỳ.

Vào cuối năm học, học sinh sẽ nhận được số điểm cuối cùng. Số điểm này không phải là điểm trung bình cộng của các học kỳ, mà là số điểm phản ánh sự tiến triển chung của học sinh được chấm bởi giáo viên. Học sinh các trường trung cấp và trung học sẽ nhận được số điểm chung này, sau khi biết được điểm thi của các bài kiểm cuối.

Cách thức chấm điểm:
A = xuất sắc; B = khá; C = trung bình; D = kém; F = rớt; U = không đạt yêu cầu; O = tiên tiến; S = đạt yêu cầu; G = tốt; N = cần trao dồi thêm

Kiểm tra vấn đề đi học đều đặn của học sinh:
Báo cáo về việc đi học của học sinh theo học kỳ: Việc thông báo về số ngày đi học của học sinh nhằm giúp phụ huynh biết được: học sinh đã vắng mặt bao nhiêu ngày hoặc học sinh đi học trễ bao nhiêu lần. Vấn đề này được thông báo vào mỗi học kỳ cho đến cuối năm học. Nếu học sinh vắng mặt nhiều hơn số ngày mà phụ huynh biết, thì trước tiên nên hỏi học sinh, sau đó mới liên lạc với cố vấn viên để hiểu thêm về tình hình.

Tìm hiểu các môn học:
Vẽ: Một hoặc hai lần trong tháng, giáo viên dạy vẽ sẽ hướng dẫn học sinh một bài học. Sau đó, học sinh được chấm điểm dựa trên sự tham gia tích cực trong lớp, và khả năng tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Đàm Thoại: Dựa trên việc phát biểu trong các bài giảng và khả năng nêu ý kiến một cách rõ ràng với giáo viên và bạn bè mà học sinh sẽ được cho điểm.

Đọc: Điểm số chấm dựa trên khả năng của học sinh chứng minh được kỹ năng đọc, cũng như việc hoàn thành các bài tập được giao.

Đánh Vần: Điểm số chấm dựa trên khả năng học sinh đánh vần trong các bài tập được giao, cũng như trong các bài kiểm tra.

Viết: Điểm số được cho dựa trên khả năng viết, bao gổm cả phần ngữ pháp. Trong nhiều trường hợp, học sinh cần phải viết sạch sẽ và gọn gàng để giáo viên có thể đọc được.

Toán: Điểm số dựa trên các bài tập được giao, bài vấn đáp, và bài kiểm tra.

Ban Nhạc: Nếu học sinh tham gia chơi một nhạc khí thì sẽ nhận được số điểm dành cho nỗ lực và khả năng trình diễn. Nếu học sinh không có chơi nhạc khí nào thì sẽ không có điểm số này trong hồ sơ.

Âm Nhạc Tổng Quát: Giáo viên sẽ chấm điểm dựa trên sự tham gia của học sinh trong lớp.

Đàn Dây: Nếu học sinh tham gia chơi một loại đàn dây, thì sẽ nhận được điểm số dành cho sự nỗ lực và khả năng trình diễn. Nếu học sinh không có chơi một loại đàn dây nào hết, thì sẽ không có điểm số này trong hồ sơ.

Thể Dục: Học sinh nhận được điểm số cho môn này dựa trên sự tham gia tập luyện trong các giờ thể dục, cũng như chứng minh với giáo viên tinh thần đồng đội của học sinh.

Khoa Học: Điểm số của học sinh được chấm dựa trên việc hoàn thành các bài tập, bài vấn đáp, và bài kiểm.

Xã Hội Học: Dựa trên việc hoàn thành các bài tập, vấn đáp, và bài kiểm mà học sinh được chấm điểm.

Nỗ Lực: Trong mỗi môn học, học sinh sẽ nhận được một điểm số dành cho sự cố gắng. Điều này có nghĩa là học sinh cần học tập chăm chỉ và cố gắng hoàn thành các bài tập được giao. Nhiệt tình để học, sự rõ ràng trong các bài tập, tinh thần tình nguyện và nhiệt tình tham gia công việc trong lớp đều được xem là nỗ lực.

Tìm hiểu “Giáo Dục Công Dân và Phương Pháp Học Tập”
Nhận lãnh trách nhiệm: Học sinh được chấm điểm dựa trên việc thi hành các nhiệm vụ được giao trong lớp mỗi tuần. Ví dụ như xung phong nhận việc làm được ghi trong bảng “Việc cần người” ở trong lớp.

Tuân theo nội quy: Học sinh được chấm điểm dựa trên việc tuân theo nội quy của lớp và của trường.

Thái độ lịch sự: Điểm số được chấm dựa trên hành vi nhã nhặn của học sinh đối với mọi người.

Sự tự chủ: Điểm số được chấm dựa trên sự hoàn thành công việc được giao mà không quấy rầy đến người khác.

Hoàn tất việc được giao: Điểm số chấm dựa trên việc học sinh hoàn thành các bài tập được giao theo đúng hẹn.

Lắng nghe và tuân theo các hướng dẫn: Điểm số này dựa trên việc học sinh có tập trung ở trong lớp, hoặc có thi thành những việc mà giáo viên yêu cầu.

Sắp xếp tài liệu: Học sinh được chấm điểm dựa trên việc giữ gìn nơi học tập ngăn nắp, và lau dọn sạch sẽ sau một việc gì đó.

Tôn trọng tài sản riêng, và tài sản chung của nhà trường: Học sinh được chấm điểm dựa trên việc giữ gìn tài sản chung, như các dụng cụ máy móc, theo thứ tự và trong tình trạng tốt.

Sử dụng thời giờ một cách logic: Học sinh được chấm điểm dựa trên cách thức quản lý thời giờ học của mình được hữu hiệu

Học tập và vui chơi trong tinh thần cộng tác: Học sinh được chấm điểm dựa trên tinh thần sẵn sàng chia sẻ và cộng tác.

Lời phê của giáo viên
Ở phần dưới của phiếu báo điểm luôn có một khoảng trống dành cho “Teacher Comments.” Trong phần này, giáo viên ghi lại những lời phể của mình về học sinh, cũng như các môn mà học sinh hiện đang học.

Phiếu báo điểm phải có chữ ký của giáo viên
Phiếu báo điểm không hợp lệ nếu không có chữ ký của giáo viên. Nếu phụ huynh không thấy chữ ký, thì nên liên lạc ngay với giáo viên để bảo đảm phiếu báo điểm là của con mình.

Phụ huynh ký tên và nhớ ghi ngày tháng năm trên tờ phiếu
Phụ huynh phải ký tên vào phiếu báo điểm nếu giáo viên có yêu cầu. Mục đích là để chứng minh rằng phụ huynh đã xem qua phiếu báo điểm của học sinh.
Phụ huynh phải ký tên vào phiếu báo điểm nếu giáo viên yêu cầu. Mục đích là để chứng minh rằng phụ huynh đã xem qua phiếu báo điểm của học sinh.

Mạch Sống Số 42, tháng 12, 2005

Posted on Thursday, December 22 @ 19:14:51 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Thế Hệ Trẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Thế Hệ Trẻ:
Nghĩ Về Tệ Nạn Ma Túy

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Thế Hệ Trẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang