Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27892681
page views since June 01, 2005
MS42 - 12/05: Công Chức Chính Phủ Liên Bang

An Toàn Lao Động

Ngọc Huỳnh

Viên Chức Liên Bang Có Cần Được Bảo Vệ Hay Không?
Cần, vì mỗi năm có hàng ngàn viên chức liên bang bị thương, trở bệnh, hoặc bị tử thương do tai nạn nghề nghiệp.  Trong năm tài chính (fiscal year) 2000, hơn 79,300 tai nạn nghề nghiệp gây tổn thương và tiêm nhiễm đều liên quan đến viên chức liên bang.

Ngoài ra, vì lòng nhân đạo trong vấn đề này, tổng số tiền bồi thường lao động trả cho viên chức liên bang trong năm 2000 trên 2 tỉ đồng.

Biện Pháp Nào Bảo Vệ Viên Chức Liên Bang?
Quốc Hội đã thông qua Đạo Luật Sức Khoẻ và An Toàn Nghề Nghiệp năm 1970 (OSH Act) “để bảo đảm tối đa cho mỗi công nhân nam nữ trên toàn quốc đều có được nơi làm việc an toàn và lành mạnh và để gìn giữ tài nguyên nhân lực của chúng ta.”

Điều khoản 19 của Đạo Luật đặc biệt chỉ rõ người đứng đầu của cơ quan liên bang phải có trách nhiệm “thành lập và củng cố một chương trình hoàn hảo về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp” phù hợp với các quy chế OSHA đã ban hành để áp dụng cho các cơ quan tư nhân.

Lệnh Ban Hành 12196 định nghĩa sâu hơn về “nhiệm vụ bao quát” này là sự nhận định trách nhiệm của cơ quan và là vai trò của Bí Thư Bộ Lao Động (Secretary of Labor) trong việc phát triển, xúc tiến, và đánh giá các chương trình trên.

Chuyên Đề 29 Bộ Luật Liên Bang (CFR), Phần 1960, ghi rõ các chi tiết về các quy định và tiêu chuẩn của Bộ Lao Động.

Cơ Quan Phải Làm Gì Để Bảo Vệ Viên Chức Liên Bang?
Cơ quan liên bang phải làm theo những bước sau đây để bảo vệ công nhân của mình:

- Tạo một nơi làm việc an toàn và lành mạnh.

- Thiết lập phương án để đáp ứng trong trường hợp khẩn cấp và báo cáo hoàn cảnh nguy hiểm xảy ra nơi làm việc.

- Thu thập, bảo quản và bắt  công nhân phải dùng thiết bị bảo hộ cá nhân đủ tiêu chuẩn.

- Kiểm tra nơi làm việc hàng năm với sự tham dự của đại biểu nhân công.

- Chọn phương pháp để bảo đảm nhân viên không bị kìm hãm, quấy rối, đàn áp, khinh biệt, hoặc trả đũa trong lúc thi hành quyền hạn của mình được nêu trong chương trình an toàn và sức khoẻ của cơ quan.

- Dán yết thị cảnh báo hoàn cảnh nguy hiểm tìm được trong quá trình kiểm tra cơ xưởng.

- Kìm chế các tình trạng nguy hiểm lập tức, và báo động ngay cho những nhân viên đang trong tình thế nguy hiểm.

- Lập tức dập tắt những yếu tố tạo thành “nguy hiểm cận kề”.

- Lưu lại các hồ sơ tai nạn, thương tích, bệnh tật và các nguyên nhân gây ra tai nạn, và dán yết thị mỗi năm theo hạn kỳ. (xem 29 CFR phần 1960.66-74.)

- Tổ chức huấn luyện về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho các nhân viên quản lý, nhân viên giám thị, nhân viên lo về vấn đề an toàn và sức khoẻ, công nhân, và đại biểu nhân công.

- Tuân thủ theo các quy định và quy chế về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp của OSHA.

- Phát triển và xúc tiến chương trình an toàn và sức khoẻ phù hợp với quy định của OSHA.

- Dàn thông báo rõ rang để thông tin cho nhân viên về các điều khoản của Đạo Luật OSH, Lệnh Ban Hành 12196, và chương trình về an toàn và sức khoẻ chiếu theo Điều 29 CFR 1960.

- Chỉ định một nhân viên chính thức với đầy đủ kinh nghiệm và quyền hành để quản lý chương trình an toàn và sức khoẻ trong công việc ở cơ quan.

Các Nhân Viên Phải Làm Gì Để Bảo Vệ Bản Thân?
Là một viên chức liên bang, bạn phải tuân thủ các quy định, thủ tục, và hướng dẫn về vấn đề sức khoẻ và an toàn của cơ quan đưa ra; sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân và các loại thiết bị khác do cơ quan cung cấp; tuân theo nội quy, thủ tục và quy định về an toàn và sức khoẻ của cơ quan.

Nhân Viên Có Quyền Hạn Gì?
Các viên chức liên bang được quyền làm những điều sau đây:

- Tham gia vào chương trình sức khoẻ và an toàn của cơ quan và các sinh hoạt liên quan trong thời gian làm việc.

- Thu thập các thông tin về an toàn và sức khoẻ hiện có trong cơ quan của bạn, bao gồm các dữ kiện về các chất liệu nguy hiểm ở nơi làm việc của bạn.

- Góp ý kiến về các quy định của cơ quan, ngoài tiêu chuẩn của OSHA.

- Thu giữ các bản sao của hồ sơ y tế và tai nạn; và

- Yêu cầu kiểm tra và báo cáo các hoàn cảnh nguy hiểm hoặc bất lợi cho sức khoẻ đối với công chức liên bang kể cả Bộ Trưởng Bộ Lao Động.

Làm Thế Nào Để Thu Thập Thêm Thông Tin?
Quý vị có thể lấy thêm thông tin về an toàn và sức khoẻ trên mạng lưới tại http://www.osha.gov/.

Để khiếu nại qua điện thoại, báo cáo trường hợp khẩn cấp, hoặc cần tham khảo, hỗ trợ, hoặc ấn phẩm của OSHA, liên lạc  OSHA qua số điện thoại miễn phí (800) 321-OSHA (6742). Để lập hồ sơ khiếu nại trên mạng lưới, hay thu thập thêm thông tin về chương trình OSHA của liên bang và tiểu bang, hãy vào trang mạng của OSHA tại http://www.osha.gov/.

Mạch Sống Số 42, tháng 12, 2005

 

Posted on Thursday, December 22 @ 18:08:27 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about An Toàn Lao Động
· News by tuyethoang


Most read story about An Toàn Lao Động:
An Toàn Cơ Khí

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

An Toàn Lao Động


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang