Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27894500
page views since June 01, 2005
MS14 - 08/03: PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI TIỆM LÀM MÓNG

Sức Khoẻ

Bác sĩ  Nguyễn Ý Đức

(Tiếp theo kỳ trước)

Những hạt bụi thoát ra từ giũa mài móng  đều rất nhỏ ( PM2.0). Hạt càng nhỏ thì càng nguy hại vì chúng để vượt qua các hàng rào cản ở mũi, cuống phổi và dễ xâm nhập vào góc sâu của lá phổi và đưa tới tổn thương như hen suyễn. Trong bụi có  pha lẫn các chất như keo dán và methacrylate polymers.

Theo luật Lao Động, chủ tiệm có bổn phận cung cấp cho nhân viên một việc làm an toàn trong môi trường lành mạnh, không rủi ro cho sức khỏe. Chủ nhân cần tuân  theo các đòi hỏi tối thiểu sau đây:

1. Cớ sở phải có giấy phép hoạt động do chính quyền địa phương cấp.

2. Sử dụng  và cất giữ các hóa chất một cách cẩn thận. Tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như coi kỹ Bản Liệt Kê An Toàn Vật Liệu ( Material Safety Data Sheet-MSDS).

3. Cung cấp MSDS cho  mọi nhân viên làm việc trong tiệm.

4. Cung cấp thùng rác  có nắp đậy kín khi không dùng để tránh mùi, bụi bay ra ngoài.

5.  Gói kín các vật liệu lau chùi móng trong túi nhựa trước khi vứt bỏ, vì hóa chất trong các vật này có thể bốc hơi, lẫn vào không khí trong tiệm.

6. Có  các chai lọ miệng nhỏ đựng hóa chất  để giảm thiểu hơi và mùi có hại bay ra ngoài,

7. Đặt các thiết bị hút hơi và bụi  trên bàn làm móng để hút hơi  xuống dưới rồi đưa ra ngoài.

8. Kiểm tra hệ thống thoát hơi trong tiệm để lưu chuyển không khí ra ngoài.

9. Tuyển lựa nhân viên có bằng hành nghề, huấn luyện nhân viên  cách sử dụng máy móc, hóa chất.

10. Giữ dụng cụ và  phương tiện làm móng  sạch sẽ, không nhiễm độc.

Theo cơ quan Quốc Gia An Toàn và Lành Mạnh Nghề Nghiệp (NIOSH) thì thiết bị thoáng hơi tại bàn bảo vệ nhân viên rất tốt đối với hơi hóa chất EMA.

Cũng như với bất cứ môi trường trong nhà nào, các tiệm làm móng cần được thoáng khí với lượng  thích hợp không khí trong sạch từ ngoài vào. Tối thiểu, lượng khí ngoài vào phải là 25 cubic foot cho mỗi nhân viên trong một phút.

Để tránh ô nhiễm sang cơ sở lân cận, hệ thống thông hơi của tiệm móng cần thiết trí riêng biệt và cũng cần có tường ngăn vững chắc, không kẽ hở. Ngoài ra, quý vị chủ tiệm cũng nên liên lạc với cơ quan y tế, lao động coi có các đòi hỏi gì khác về nghề nghiệp của mình.

B. Nhân viên
Danh từ “Chuyên Viên Làm Móng” (nail technician ) được dùng nhiều hơn là “Người Cắt Sửa Móng” (manicurist)  của hơn hai mươi năm về trước vì hiện nay họ làm nhiều dịch vụ khác hơn là  chỉ cắt sửa.

Muốn thành chuyên viên làm móng cũng không phải dễ. Họ cần được huấn luyện với một số giờ nhất định trong 10 tuần lễ, tổn phí từ 800 tới 1000 mỹ kim. Sau đó phải thi lấy bằng hành  nghề rồi đi thực tập trước khi thực sự trở thành chuyên viên. Có nơi cho thi bằng tiếng Việt, nhưng đa số  thi bằng Anh ngữ. Nhưng người Việt ta cũng dễ dàng vượt qua và dễ dàng kiếm được công ăn việc làm nuôi sống gia đình.

Công việc của họ thường là gắn móng giả, giũa sửa móng chân tay.

Trước khi gắn móng giả, chuyên viên phải mài giũa móng tự nhiên, cắt da dư quanh móng với dao kéo sắc.

Dùng dung dịch EMA và bột polymer,  họ pha chế một hỗn hợp keo để đắp trên móng tự nhiên rồi phủ móng nhựa lên trên. Hỗn hợp keo này rất mau khô và dính cứng vào móng. Độ dính của nó mạnh đến nỗi khi ngón tay bị kẹt, móng tự nhiên có thể bị kéo tuột ra.

Dù EMA không độc hại như MMA nhưng bụi của nó khi giũa mà hít phải thì sẽ nằm xasâu trong buồng phổi. Hơi hóa chất lan tỏa rất khó  chịu. Khi lấy móng nhân tạo cũ, phải dùng vật bén nhọn mà chỉ với một bất cẩn nhỏ cũng làm tổn thương tới móng tự nhiên.

Sơn móng thì phải  lau sơn cũ bằng acetone,  giũa móng, cắt  sửa móng, rồi bôi lớp sơn nhiều mầu sắc, thường nhất là mầu đỏ. Sơn móng có hóa chất như toluene, formaldehyde, ethyl acetate...Tất cả đều có thể gây khó chịu cho chuyên viên  mà sau một ngày làm việc hầu hết cảm thấy  mệt mỏi, kiệt sức vì hít thở không khí ô nhiễm hóa chất ở tiệm. Công nhân đa số đều biết thân phận yếu kém về tư thế, ngôn ngữ, cần việc nên không dám đòi hỏi, than phiền.

 Để tránh các rủi ro, nhân viên cần áp dụng các phương thức tự phòng như:
a. Coi cơ sở làm việc có hội đủ điều kiện an toàn tối thiểu theo luật định.

b. Yêu cầu chủ hướng dẫn cách dùng, tác dụng không tốt và các rủi ro khi tiếp cận với hóa chất hiện đang dùng trong tiệm. Đọc kỹ bản MSDS.

c. Sử dụng các vật bảo vệ cá nhân như khẩu trang, bao tay cao su, kính che mắt, mặc áo tay dài.

đ. Rửa tay, cánh tay, mặt với xà bông nhẹ và nước lạnh sau khi làm móng  nhiều lần trong ngày để tránh bụi hóa chất đóng trên người.

g. Bỏ rác lau chùi có hóa chất trong túi  kín, bỏ trong thùng rác có nắp. Đổ thùng rác mỗi ngày.

h. Đậy kín chai lọ đựng hóa chất ngay sau khi dùng. Đựng hóa chất trong chai lọ miệng nhỏ, có nắp tự động,  ít một, khi hết lấy tiếp.

i. Sử dụng các dụng cụ gọt giũa  móng đã khử trùng  bằng hơi nóng hoặc hóa chất với mọi cẩn thận để tránh thương tích cho khách.

k. Không ăn uống nơi gắn móng giả . Methacrylate trong móng giũa có thể lẫn trong muỗng, ly, và ăn lẫn với thực phẩm.

l. Không hút thuốc trong tiệm  để tránh hỏa hoạn  cũng như hít thêm nhiều hơi hóa chất.

C. Khách hàng.
Khi trả tiền để mua một dịch vụ, khách có quyền đòi hỏi sự hoàn hảo, an toàn cho dịch vụ đó. Bình thường thì tới làm nail sẽ không có rủi ro gì nếu chủ tiệm và nhân viên áp dụng đúng đắn quy luật nghề nghiệp và lương tri con người. Tuy nhiên, rủi ro vẫn có thẩy xẩy ra, nên khách cần lưu ý ở vài điểm:

a. Chính những khách hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc yêu cầu chủ tiệm thiết lập trang bị để thanh lọc ô nhiễm trong tiệm. Tiệm được cơ quan chính quyền thanh tra theo định kỳ

b. Tới lui tiệm nào mà mình đã tín nhiệm sau nhiều lần dùng dịch vụ của họ.

c. Coi  xem tiệm  và chuyên viên móng có giấy phép hành nghề không.

đ. Quan sát xem tiệm có sạch sẽ, thoáng khí, có mùi khó chịu của hóa chất.

e. Hỏi  xem dụng cụ làm móng được khử trùng bằng cách nào.

g. Trước khi làm móng, cả nhân viên lẫn khách đều rửa tay sạch bằng xà bông và nước ấm.

h. Mỗi khách đều có một bát  mới có nước xà bông  để ngâm móng trước  và sau khi làm móng.

i. Nếu muốn, có thể yêu cầu chuyên viên mang bao tay cao su để tránh  lây truyền các bệnh nhiễm như viêm gan, HIV... Điểm son là theo CDC cho tới nay chưa có trường hợp truyền bệnh do máu từ hoặc cho nhân viên làm nail

k. Nếu thấy chuyên viên không cẩn thận trong việc làm, có thể gây tương tổn cho bàn tay, yêu cầu ngưng ngay và cho  chủ tiệm hay để xử trí.

l. Thông báo cho chính quyền mọi rủi ro hóa chất, vi phạm nghề nghiệp mà mình thấy có, để giúp dịch vụ an toàn hơn cho mọi người.

D. Chính quyền
Thường thường các quy luật về môi trường đều tập trung vào nguồn xuất phát của chất độc ô nhiễm mà ít quan tâm tới số lượng các chất này mà con người đã tiếp cận với và ảnh hưởng của chúng trên sức khỏe. Riêng ngành nail mặc dù rất phát triển nhưng đã không được chú ý đến. Cho đến nay, có rất ít các nghiên cứu về sự thiệt hại cho sức khỏe của nhân viên và khách hàng khi các hóa chất không được dùng đúng chỉ dẫn trong tiệm.

Chỉ mới đây các cơ quan chính quyền như cơ quan Bảo Vệ Môi Sinh và văn Phòng An Toàn Lành Mạnh Nghề Nghiệp mới lưu tâm nhiều tới các rủi ro do hóa chất gây ra ở tiệm móng. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và phương thức phòng ngừa được ban hành.

Cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa bệnh cũng ban hành các biện pháp để phòng ngừa nhiễm bệnh do máu lan truyền như viêm gan, liệt kháng HIV. Theo cơ quan này thì cho tới nay chưa có trưởng hợp lan truyền các bệnh vừa kể từ nhân viên làm móng cho khách và ngược lại, nhưng có nhiều trường hợp nhiễm thông thường đã được công bố

Các sản phẩm về nail được cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ kiểm soát và được coi như mỹ phẩm tức là chất  để làm sạch, làm đẹp, làm tăng sự hấp dẫn hoặc thay đổi vẻ dáng của con người. Các chất này phải không có rủi ro  có thể gây ra tổn thương  cho người tiêu thụ   và phải có nhãn hiệu với thành phần các hóa chất theo thứ tự nhiều tới ít. Cơ quan này  không kiểm tra mỹ phẩm hoặc sản phẩm làm móng trước khi được tung ra thị trường, nhưng sẽ thanh tra cơ sở và lấy mẫu hàng để phân chất khi cần. Nếu có người khiếu nại về sản phẩm thì cơ quan  sẽ có biện pháp đối phó. Nhà sản xuất cũng tự nguyện báo cáo cho cơ quan về tác dụng không tốt của sản phẩm. Rủi ro cũng được cung cấp  từ giới tiêu thụ, y giới, chuyên viên làm móng và từ các nhà sản xuất cạnh tranh nhau.

Các hóa chất có hại rõ rệt như Methyl Methacrylate (MMA) đã được cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ cấm các công ty bán ra mỹ phẩm có chất này, nhưng hiện nay chỉ có 30 tiểu bang cấm dùng. Vì MMA rẻ hơn chất thay thế, nên nhiều tiệm vẫn lét lút dùng.

Các tiệm làm móng thường được đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền tiểu bang với văn Phòng Thẩm Mỹ. Mỗi tiểu bang đều có quy luật riêng áp dụng  cho tiệm móng cũng như chuyên viên làm móng. Các quy luật này đều nhắm vào việc bảo vệ nhân viên cũng như khách hàng.

Chuyên viên phải học và thi lấy bằng hành nghề do Văn Phòng Thẩm Mỹ tổ chức. Vì nghề làm móng dễ dàng mang lại nhiều lợi nhuận cho nhân viên nên đã có nhiều trường hợp mua bán giấy phép hành nghề cũng như hành nghề không giấy phép.

Tiệm phải hội đủ điều kiện vệ sinh  và được thanh tra thường xuyên.  Nhưng trên thực tế, nhiều tiểu bang không có đủ nhân viên làm công việc thanh tra nên rủi ro vẫn xẩy ra.

Các trang bị cũng như dụng cụ dùng đều phải sạch sẽ, khử trùng; nước nóng nước lạnh đầy đủ, cơ sở thoáng khí, khang trang.

4. Kết luận
Nghề nghiệp nào cũng có những rủi ro và sinh ư nghiệp, tử ư nghệ vẫn là câu nói thường được nhắc nhở. Nhắc nhở không phải để hù dọa  mà để ta cảnh giác, áp dụng các phương thức hữu hiệu ngõ hầu ngăn ngừa thiệt hại, tử vong.

Nghề làm nail cũng không tránh khỏi quy luật này. Có những phương thức rất hữu hiệu để phòng ngừa, những trang bị tốt để giảm thiểu rủi ro. Nếu mọi người liên hệ đều áp dụng thì ngành nghề nail sẽ trở nên an toàn cho khách và thợ; mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ và nhân viên.

Mong vậy thay!

Posted on Monday, November 28 @ 15:21:58 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Sức Khoẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Sức Khoẻ:
Huyết Trắng và Viêm Âm Đạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Sức Khoẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang