Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811856
page views since June 01, 2005
MS19 - 01/03: Thông Cáo Về Nguồn Tin

Tin Trang Nhất

“Hoa Kỳ Mở Lại Chương Trình Đoàn Tụ, HO và Con Lai”


Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển – Ngày 4 tháng 1, 2004 Trong mấy ngày gần đây trên hệ thống Internet có nhiều người trao đổi và loan truyền tin tức là Hoa Kỳ sắp mở lại các chương trình đoàn tụ, HO và con lai. Vì e rằng tin tức này có thể gây ngộ nhận và từ đó tổn hại cho đồng bào ở trong nước do những thành phần trục lợi gây ra, chúng tôi cần ra thông cáo này.

 Nguồn tin kể trên có nhiều điểm không chính xác.

Về chương trình đoàn tụ, nếu hiểu đây là chương trình đoàn tụ gia đình theo diện di dân, thì chương trình này không hề bị gián đoạn.

Cũng vậy, không hề có sự gián đoạn trong chương trình con lai mà chỉ có sự đình trệ trong tiến trình giải quyết nhập cảnh vào Hoa Kỳ do ảnh hưởng chung sau vụ khủng bố 9/11. Từ đầu năm 2003, Bộ Nội An Hoa Kỳ tạm đình hoãn việc cho con lai nhập cư trong khi cứu xét lại thể thức xác định căn cước của con lai nhằm tránh tình trạng đánh tráo người. Đây là chính sách chung của Bộ Nội An nhằm ngăn chặn quân khủng bố có thể đội lốt di dân xâm nhập Hoa Kỳ. Các trường hợp con lai ở Việt Nam vì lai lịch bất thường nên sự xác định căn cước tương đối phức tạp. Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển trong thời gian qua nhiều lần nêu vấn đề này và Bộ Ngoại Giao cho biết rằng thể thức mới được áp dụng vào cuối năm 2003. Chúng tôi đã yêu cầu một số phái đoàn Quốc Hội nhân dịp đến Việt Nam theo dõi vấn đề này.

Còn về chương trình HO thì năm 2001 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, do sự can thiệp đặc biệt của Thứ Trưởng Richard Armitage, đã chính thức đồng ý mở lại thời hạn ghi danh cho những người mà trước đây vì lý do bất khả kháng đã không nộp đơn kịp trước thời hạn 1 tháng 10, 1994. Tuy nhiên cho đến nay, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn chưa thuyết phục được phía Việt Nam hợp tác. Tháng 8 vừa qua, một phái đoàn cao cấp của Bộ Ngoại Giao đã đi Việt Nam để tiếp tục thương thảo vấn đề này. Chúng tôi cũng đã yêu cầu các phái đoàn Quốc Hội kể trên nhắc nhở Việt Nam là sự thiếu hợp tác của họ vi phạm điều kiện của Tu Chính Án Jackson-Vanik. Tu Chính Án này đòi hỏi các quốc gia độc tài như Việt Nam phải tuyệt đối tôn trọng quyền xuất cảnh di dân của người dân. Hiện nay Tổng Thống Hoa Kỳ tạm thời bãi miễn Tu Chính Án này đối với Việt Nam nhằm khuyến khích Việt Nam hợp tác trong vấn đề di dân. Nếu sự bãi miễn này bị rút lại vì Việt Nam thiếu hợp tác thì lập tức Thương Ước giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ bị mất hiệu lực.

Theo ước lượng của chúng tôi thì còn hàng ngàn trường hợp HO đã không kịp nộp đơn truớc thời hạn 1 tháng 10, 1994 vì nhiều lý do. Trước hết là sự thiếu thông tin. Năm 1994, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ công bố trước 3 tháng về thời hạn chót ghi danh. Tin tức đã không đến kịp các vùng hẻo lánh, nhất là các vùng kinh tế mới và cao nguyên trung phần. Rất nhiều trường hợp đã không tìm đủ tiền để hối lộ cho các cán bộ tham nhũng nên giấy tờ bị khó khăn, hồ sơ bị ngăn chặn. Để tránh tình trạng tái diễn, phương thức dự trù của chính phủ Hoa Kỳ là một khi phía Việt Nam đồng ý hợp tác, chương trình sẽ được chính thức công bố 6 tháng trước ở Hoa Kỳ để cộng đồng người Việt có thời gian thông tin cho thân nhân ở Việt Nam. Sau đó, người ở trong nước sẽ có 2 năm để ghi danh. Chính sách này áp dụng cho các trường hợp HO, quả phụ (có chồng chết trong hay do cải tạo), và các cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ.

Các điều kiện ghi danh không hề thay đổi cho các thành phần này (3 năm tù cải tạo trở lên cho trường hợp HO, v.v.)

Tin tức mới tung ra trên Internet sai lệch khi giải thích rằng các hồ sơ HO phải làm đơn lại từ đầu, gây ngộ nhận rằng những người đã nộp đơn nhưng đơn bị Hoa Kỳ cứu xét và bác bỏ thì nay có quyền nộp đơn lại từ đầu. Chính sách gia hạn thời hạn nộp đơn chỉ áp dụng cho những hồ sơ mới, nghĩa là trước đây đã không nộp đơn kịp thời hạn 1 tháng 10, 1994.

Kể từ năm 1996 Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã hợp tác với Dân Biểu Christopher Smith trong việc thúc đẩy gia hạn thời hạn tham gia chương trình HO. Chúng tôi chọn thái độ im lặng về những diễn tiến của cuộc vận động này vì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chưa có công bố chính thức. Tuy nhiên trong mấy năm qua, có nhiều tin tức được tung ra mà chúng tôi cảm thấy là có chủ đích lường gạt hoặc vô tình gây ngộ nhận dẫn đến tình trạng tiền mất tật mang cho nhiều đồng bào trong nước. Chúng tôi đã thỉnh thoảng phải lên tiếng trong chừng mực vừa đủ để đánh tan những ngộ nhận này. Thông cáo này cùng mục đích.

Chúng tôi kêu gọi các đoàn thể người Việt, các gia đình có thân nhân ở Việt Nam kiên nhẫn chờ công bố chính thức của Bộ Ngoại Giao. Như giải thích ở trên, nếu chính sách được áp dụng thì cộng đồng người Việt ở hải ngoại có 6 tháng để chuẩn bị và thông tin cho thân nhân ở trong nước và sau đó thân nhân có 2 năm để nộp đơn, cho nên không việc gì phải hấp tấp ngay lúc này, như nguồn tin kể trên kêu gọi. Sự hấp tấp lúc này có thể sẽ bị thành phần bất hảo lợi dụng để lường gạt tiền bạc.

 

Posted on Tuesday, November 01 @ 10:01:22 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Tin Trang Nhất
· News by tuyethoang


Most read story about Tin Trang Nhất:
Vận Động Quốc Tịch Cho Con Lai Bắt ĐN

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Trang Nhất


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang