Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811807
page views since June 01, 2005
MS39 - 09/05: Một Góc Đời Tỵ Nạn

Lịch Sử Qua Lời Ke

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

(tiếp theo kỳ trước)

Đêm đó, vợ chồng tôi ôm nhau ngủ trên sàn nhà với tấm đắp vừa làm chiếu vừa làm mền, cuộn tròn như cặp sâu trong trái kén mà xót xa nhớ về quê hương. Trước khi qua Mỹ, chúng tôi không ngờ lại có những ngày tháng gian truân đến thế.

Người mới đến định cư cảm thấy đỡ cô đơn nhờ vào những nơi tập trung thường xuyên của đồng hương, như địa điểm cà phê bình dân ở trong khu chợ Senter, có tên rất thời thượng: Quán Cà-phê HO. Nơi đây được coi là đất tụ hội để tìm gặp bạn bè cũ, để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, để được giới thiệu các loại dịch vụ cần thiết như bán xe, mua xe... và để biết tin tức ở quê nhà.

Một hôm, tôi đạp xe lần mò tìm đến cà phê HO. Một quán giải khát bình dân đúng nghĩa, bàn ghế đơn sơ, khách hàng mộïc mạc, đậm đà tình quê hương. Kêu ly cà phê đen ngồi nhâm nhi trong một góc, tôi nghe rầm rì những mẩu đối thoại với nhau:

- Này, đằng ấy còn nhớ thằng H. không? Nó tù cùng trại với bọn mình đó. Vợ nó vượt biên qua Mỹ hồi năm 82. Vừa rồi nó qua đợt HO 5, nghe nói ngày H. tới phi trường, cô vợ đến chúc mừng và trao cho nó một phong bì đựng 500 đô-la rồi quay lưng thản nhiên bước lên chiếc xe lộng lẫy có người chồng mới ngồi chờ sau tay lái. Lòng H tê tái. Một khắc sau, người đại diện hội thiện nguyện mời H. lên xe. Nhìn cảnh vật qua màn lệ mà H. tưởng bầu trời Mỹ quốc phủ lớp sương mờ.

- Sao chuyện xảy ra giống tiểu thuyết quá vậy. Ông qua đây lâu rồi mà có nghe tin tức gì về thằng R.  cùng phố với bọn mình không?

- Trên đất nước mênh mông này mà cậu tưởng như ở ngã ba Long Khánh của cậu đấy. Nó đi HO mấy?

- HO 6, ở quê mình đồn reo về chuyện vợ nó mới qua Hoa Kỳ chưa đầy năm mà đã bỏ chồng, bỏ con theo thằng triệu phú da đen.

- Ôi, cứ tưởng bở, bộ Mỹ nó khoái mấy bà vợ đói cơm lâu ngày từ cái đất nước sống trên rẫy bắp, đồi sắn sao? Đó chẳng qua là đòn tuyên truyền của VC bôi xấu anh em HO mình đấy. Cậu nhớ hồi bọn mình còn trong tù, mấy anh Vẹm áo vàng tuyên bố:

- Số đàn bà con gái chạy qua Mõỹ bị “bè lũ đế quốc” dồn vào một nơi làm điếm cho lính GI. Mấy anh chồng đau quá, kéo nhau biểu tình đòi trả về Việt Nam, nhưng Đảng và nhà nước ta đâu có chịu nhận...

Bỗng, bàn bên kia tiếng vỗ tay nổi lên đôm đốp, ông bạn đang nói chuyện vội cầm ly cà-phê chạy vụt qua đó thu thập tin tức. Lát sau, quay về anh tường thuật lại:

- Anh chàng mặc áo xanh ngồi quay lưng là dân HO mới tới, hắn kể chuyêïn ngày “Liên Xô Vĩ đại” sụp đổ. Buổi họp hàng đêm của hợp tác xã, bỗng dưng, lần đầu tiên anh được “đồng chí” chủ nhiệm mời lên ghế ngồi, anh từ tốn thưa: “Cho tôi được ngồi dưới đất như từ bao lâu nay, ngồi trên ghế không quen có ngày bị ngã.

Và một buổi sáng nọ,ï tên công an xã đột ngột đến nhà vồn vã mời anh thuốc hút, lại là hiện tượng lạ, thay vì chờ đợi bà vợ anh chạy sang quán bên kia đường mua vài điếu có cán mời cán bộ. Anh công an than thở:

- Mình vì cuộc sống, chứ làm cái ngành này bị đồng bào hiểu lầm rồi thêm thù ghét.

Anh bạn “chơi” ngay:

- Dân hiểu lầm, đến khi họ biết họ hiểu lầm thì họ... bỏ sót, có sao đâu”! Anh bạn mượn câu “Giết lầm hơn bỏ sót” để nói kháy tên công an.

Như thế đấy. Lần đầu tôi đến thăm tiệm cà phê HO, quả thật tiếng đồn không sai. Nơi đây được mệnh danh là “Hãng Thông Tấn Senter”.

Nhờ người bạn mới quen tại quán cà phê HO giới thiệu cho tôi ông thầy “dạy lái xe tư gia”.Với giá giúp đỡ người đồng hương, ông thầy lấy công 250 đô tập cho từng người, đến khi đậu được bằng lái.

Sau khi đưa cha con tôi đến DMV thi lấy bằng viết, ông cho thực tập ngồi sau tay lái, mỗi ngày vài tiếng đồng hồ trong vòng một tuần lễ. Thằng con lớn của tôi thi lần đầu là đậu ngay. Riêng tôi đã từng lái xe dodge, xe jeep gần chục năm trong quân đội thế mà qua lần thứ năm mới pass. Ông thầy dạy lái với khuôn mặt thảm nảo bắt tay tôi. Ông bảo:

- Không phải chúc mừng anh đậu mà chúc mừng anh khỏi phải ghi tên vào trường dạy lái chính thức.    

Luật thi lái xe ở Cali, cứ ba lần thi lái không đậu phải thi lại bằng viết và tiếp tục thi ba lần nữa. Thấy tay lái quá yếu, vị chủ khảo có thể bắt buộc thí sinh phải ghi tên học tại trường lái xe chuyên nghiệp. Hú hồn, nếu không, tôi phải mất bộn tiền và tốn thêm thời gian để tiếp tục học lái xe tại trường.

Trước khi từ giã, tôi bắt tay ông thầy dạy lái, không phải ngỏ lời cảm ơn mà chúc mừng ông thoát được “của nợ” đã hành ông mất bảy lần lui tới nha lộ vận. Nhờ kinh nghiệm chua chát về tôi mà sau này ông thầy tăng tiền dạy lái gấp đôi cho ông HO nào tự xưng mình lái xe lâu nhất và hay nhất ở Việt Nam.

* * *

Vợ tôi được bà láng giềng giới thiệu học nghề nấu ăn trên xe lunch, một phương tiện bán thức ăn lưu động tại các hãng xưởng. Sáng sớm bà chở giúp nhà tôi đến hãng IFCO, chiều về chịu khó lên xe bus. Dù học nghề, nhưng được chủ trả 30 đô mỗi ngày. Cuối ngày phải rửa xe, lau chùi các tủ kính, bếp nấu, tính ra còn khổ hơn người thợ chính. Lương trả cho cook chính mỗi ngày 80 đô, khi xe về đến bến là cook thảnh thơi lái xe về nhà.

Vợ tôi làm suốt mười hai tiếng đồng hồ trên xe lunch, đã nhọc mệt mà chiều về còn phải đứng ngoài trời lạnh đón xe bus qua hai ba trạm. Vì vậy, tôi nghĩ đến chuyện mua xe, một mặt đưa đón vợ, một mặt cho con tôi có phương tiện đi làm. Một hôm, bất ngờ tôi nhận được thơ của Trần Chung, một thuộc cấp cũ gởi thơ thăm và có nhã ý lấy vé máy bay mời chúng tôi qua tham quan vùng Houston, nơi anh có ngôi chợ bán seafood. Anh còn đề nghị tôi nên chuyển gia đình qua vùng đó ở, anh sẵn sàng giúp đỡ “ông thầy”.

Được tin đó, vợ chồng cô Thanh góp ý kiến là thay vì ông bạn cho tiền mua vé máy bay khứ hồi từ Cali sang Texas, chỉ xin họ cho mượn 2000 đô-la để mua chiếc xe, hầu có phương tiện cho cả nhà đi lại, rồi trả góp từng tháng một.

Bà chủ chợ Trần Chung là bạn cùng quê với vợ tôi, ông chồng là nhân viên của tôi khi chưa mất nước, cả hai đều thân tình cả. Họ qua đây từ năm 1979, có mấy cơ sở làm ăn vững vàng ở Houston . Nghe lời góp ý của Thanh, chúng tôi “hồ hởi” gọi điện thoại ngay. Cú phôn xuyên bang đối với gia đình đang ăn trợ cấp cũng xót xa lắm. Bà chủ chợ nhận điện thoại, nghe tiếng vợ tôi, bà vui mừng rối rít. Bà hỏi thăm đủ người, nào là bà nội ông ngoại, các bà dì ông dượng của bà ấy rồi đến láng giềng, cả cái nhà thờ của ông chồng để lại cho đứa cháu kêu bác ruột có sửa sang đẹp đẽ không, ngày chạp mả hàng năm đều gởi tiền về mà nó tổ chức có rình rang không? Chờ cho bà bạn cũ nghỉ lấy hơi, vợ tôi mới dám mở lời mượn tiền mua xe. Bà bạn bảo:

- Ồ tiếc chưa, phải chi gia đình bồ qua đây trúng mùa xuân, lúc ấy chợ mình đông khách hàng lắm, gặp mùa này chợ nào cũng ế ẩm cả. Để mình hội ý với ông xã rồi trả lời bồ sau. Phôn cúp, mất trọn một giờ gọi long-distance, nhưng niềm hy vọng chỉ còn năm mươi phần trăm ở người chồng.

Nhà tôi thao thức chờ đợi tiếng phôn “độ trì” từ thành phố Houston, nhưng vẫn im re. Tôi nghĩ có thể bạn mình bận rộn công việc ở chợ nên đã quên khuấy lời khẩn khoản của vợ mình. Vì vậy, tôi đánh liều gọi điện qua để được trả lời dứt khoát. Lần này tôi không nghe giọng líu lo của vợ chồng bạn tôi mà chỉ nghe tiếng nói chắc nịch của tổng đài báo cho biết số điện thoại đó không xài nữa.

Vợ chồng Thanh sống trong xã hội Mỹ đã mười năm mà đưa ý kiến mượn tiền là đùa cợt trên sự đau khổ của người chưa am tường đời sống thực tế ở đây. Không biết nên trách người hay tội nghiệp cho bản thân mình. Vợ tôi nước mắt đầm đìa, khóc vì tủi phận.

Bà kể lể: “Ngày trước nó đi buôn quân tiếp vụ bị quân cảnh hốt, chạy tới trường mình đang dạy đòi mượn tiền, phải bỏ lớp về nhà vét sạch đưa cho nó, giờ trong cơn túng quẫn nơi quê người nó lại làm ngơ”.

Tôi sùng máu nạt vợ:

- Bà có điên không mà kể lể ngược đời. Hồi đó bà cho nó mượn nhiều lắm là năm chục ngàn, còn ở đây hai ngàn đô-la tính ra trên hai mươi triệu đồng Việt Nam đó, sợ bà mới qua không trả nổi nên người ta làm lơ là đúng thôi.

Mạch Sống Số 39, tháng 9, 2005


 

Posted on Thursday, September 29 @ 10:45:40 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by tuyethoang


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 4
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Lịch Sử Qua Lời Ke


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang