Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811838
page views since June 01, 2005
Thông điệp của TNS John McCain gởi Hà Nội

Quan Điểm

Quan Hệ Hoa Kỳ - Việt Nam: Có Điều Kiện Và Tiệm Tiến

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 10 tháng 8, 2014

http://machsong.org

Các bản tin quốc tế về buổi họp báo của TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse ngày 8 tháng 8 ở Hà Nội đã không nêu lên hai điểm quan trọng: cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và tiến trình phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính cách tiệm tiến, tuỳ thuộc mức cải thiện nhân quyền. Một số bản tin Việt ngữ cũng phạm thiếu sót vì lấy tin từ các bản tin quốc tế.

Điểm quan trọng thứ nhất là sự cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và không quay lui được. Căn bản nghĩa là: trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, xoá bỏ các công cụ trong khung luật và trong chính sách mà nhà nước dùng để đàn áp hay bỏ tù người bất đồng chính kiến, và tôn trọng ba quyền tự do căn bản: tự do phát biểu, tự do hội họp ôn hoà và tự do lập hội. Nếu thực hiện đúng như vậy thì đây là nền tảng cho một tiến trình dân chủ hoá đất nước.

TNS McCain hiểu rằng những cải thiện này không thể xảy ra "qua đêm" mà đòi hỏi một thời gian. Do đó sự phát triển quan hệ đối tác với Việt Nam, kể cả về an ninh và mậu dịch, sẽ mang tính cách tiệm tiến. Nghĩa là Việt Nam cải thiện nhân quyền đến đâu thì Hoa Kỳ sẽ đáp ứng đến đó về mức độ đối tác.

Đây chính là mục tiêu chiến lược của kế hoạch quốc tế vận 2013-2014, được nhiều trăm người chung sức thực hiện qua các đợt tổng vận động Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời gian qua và ngày càng được nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ hưởng ứng.

 

TNS John McCain tham gia cuộc biểu tình chống giàn khoan HD-981, Phoenix, AZ ngày 17/05/2014



TNS McCain chỉ nói lên một thực tế: với mức chống đối hiện nay ở Quốc Hội Hoa Kỳ, không cách gì thông qua được TPP và gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu Việt Nam không thoả đáng điều kiện về cải thiện nhân quyền một cách căn bản.

Chúng ta có thể hình dung một lộ trình 5 năm để dân chủ hoá Việt Nam. Khởi điểm của lộ trình là Việt Nam phải trả tự do cho một số đáng kể các tù nhân lương tâm, xoá bỏ hay tu chính các luật vi phạm nhân quyền (Nghị Định 72 về internet, Nghị Định 92 về sinh hoạt tôn giáo, các điều 88, 258 và 79 Bộ Luật Hình Sự), và ban hành luật chống tra tấn và luật hội đoàn bao gồm công đoàn độc lập. Sau đó mỗi năm Việt Nam phải đạt những chỉ tiêu nhất định để được hưởng thêm các hỗ trợ về an ninh (bao gồm vũ khí sát thương) và quyền lợi mậu dịch qua TPP. Năm nào Việt Nam không đạt chỉ tiêu thì các quyền lợi sẽ không được tăng thêm cho đến khi đạt chỉ tiêu.

Đây không phải là một ví dụ bâng quơ mà đang là một chính sách được nhiều thành phần trong và ngoài chính quyền Hoa Kỳ thúc đẩy. Đó cũng là lý do của sự hình thành Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ.

Phát biểu báo chí của TNS McCain, mà chúng ta có thể hiểu là đại biểu cho Thượng Viện Hoa Kỳ, đánh dấu thành quả bước đầu nhưng đáng kể của kế hoạch quốc tế vận 2013-2014.

Trong 5 tháng còn lại của năm 2014, chúng tôi sẽ tiếp tục cài thêm nhiều nút chặn TPP để Hành Pháp Hoa Kỳ bị giới hạn về chọn lựa và chỉ còn cách thúc đẩy chính quyền Việt Nam chấp nhận lộ trình dân chủ hoá với khởi điểm trước cuối năm. Qua năm sau có thể là quá trễ vì cánh cửa cơ hội cho Việt Nam vào TPP sẽ khép lại rất nhanh một khi cuộc tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ bắt đầu.

Một trong những nút chặn đang được hình thành là vấn đề tự do tôn giáo mà Việt Nam đang vi phạm trầm trọng. Một nút chặn nữa là tình trạng cưỡng chiếm tài sản của công dân Hoa Kỳ mà chúng tôi đã chuẩn bị sẵn để khi cần thì dùng đến.

Từ giờ đến cuối năm, chúng ta sẽ phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc tổng vận động .

Bài liên quan:

Các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Đến Việt Nam: Có gì mới?

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2932

Hai năm hành trình cho quê hương và dân tộc

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2927

 

***

Phát biểu báo chí của TNS John McCain ở Hà Nội ngày 8 tháng 8, 2014

Tôi là Thượng Nghị Sĩ John McCain, và luôn luôn cảm thấy hân hoan mỗi khi trở lại Việt Nam. Có Thượng Nghị Sĩ Sheldon Whitehouse của tiểu bang Rhode Island đi cùng tôi.

Chúng tôi đến Hà Nội vào một thời điểm quan trọng: Sang năm sẽ đánh dấu 20 năm từ ngày bình thường hoá quan hệ giữa chúng ta. Đối với những người trong chúng ta đã góp phần trong tiến trình này, tiến triển mà chúng ta đạt được trong thời gian ấy là đáng ngạc nhiên. Cùng lúc, chúng tôi ghi nhận rằng chúng ta còn có thể làm thêm nhiều hơn biết bao như là những thành phần đối tác, và chúng ta cần một  chương trình nghị sự đầy tham vọng khi tiến vào năm tới, đặc biệt là trong bối cảnh của những sự kiện đáng lo gần đây ở Biển Đông. Tóm lại, bây giờ là thời gian cho Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhau thực hiện một bước nhảy vọt  chiến lược lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở đây.

Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ đã sẵn sàng để đáp ứng thách đố này với suy nghĩ và hành động mới. Chúng tôi đã sẵn sàng để hoàn tất một Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao, với Việt Nam là một đối tác trọn vẹn. Chúng tôi đã sẵn sàng, trong bối cảnh của TPP,  làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự giữa chúng ta và số lần chiến thuyền Hoa Kỳ cặp bến Việt Nam theo như Việt Nam cho phép - không phải bằng cách thiết lập các căn cứ, đó không là điều chúng tôi mưu cầu, mà là thông qua các thỏa thuận để tăng sự tiếp cận, như chúng tôi đang hoàn tất thương thảo với các nước khác trong khu vực. Chúng tôi cũng đã sẵn sàng để tăng cường hỗ trợ an ninh nhằm giúp Việt Nam nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền của mình.

Trong mục đích ấy, tôi tin rằng đã đến lúc Hoa Kỳ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Điều này sẽ không, và không nên, xảy ra toàn bộ cùng một lúc. Thay vào đó, nó nên được giới hạn trước hết trong phạm vi khả năng phòng thủ, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển và các hệ thống hàng hải, hoàn toàn thuộc về an ninh đối ngoại.

Chúng ta có thể làm đến bao nhiêu trong lĩnh vực này, cũng giống như trong các mục tiêu thương mại và an ninh tham vọng nhất  khác của chúng ta, tuỳ thuộc nhiều vào hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền. Chúng tôi đánh giá cao những tiến bộ gần đây Việt Nam đã thực hiện, bao gồm việc ký Công Ước Chống Tra Tấn và đăng ký sinh hoạt cho nhiều nơi thờ phượng.

Đồng thời, các nhà lãnh đạo của Việt Nam thừa nhận còn nhiều việc phải làm, vì một lý do trên hết: Nó là điều tốt cho Việt Nam - cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam. Như Thủ Tướng Chính Phủ cho biết trong lời phát biểu đầu năm của mình, "Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại." Chế độ ở Việt Nam, ông nói, "phải làm tốt hơn về dân chủ, và đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ."

Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng ghi nhận này thành những hành động mạnh dạn, chẳng hạn như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong pháp luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là  hạn chế và các nhân quyền phổ quát -- các tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản, và truy cập thông tin -- được bảo vệ cho tất cả công dân.

Trong thế kỷ cạnh tranh này, tất cả các nước phải đối mặt với cùng một câu hỏi: Điều gì khiến chúng ta khác biệt? Những gì chúng ta có để cống hiến? Tôi tin rằng Việt Nam có thể cống hiến một câu trả lời đầy uy lực - mẫu mực về một nhà nước đáp ứng những kỳ vọng gia tăng của người dân về một nền dân chủ, quản trị tốt và pháp quyền, sự thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong lành, và sức mạnh dân tộc để bảo vệ độc lập. Đó là một mẫu mực mà sẽ truyền cảm hứng cho những dân tộc khác trong khu vực, bao gồm cả láng giềng của các bạn ở phương bắc, để phải tự hỏi: tại sao chúng ta không thể giống như Việt Nam hơn?

Trong gần hai thập kỷ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng được một mối quan hệ vững chãi dựa trên các mục tiêu chung và các lợi ích chung. Chúng tôi hy vọng trong những năm tới chúng ta sẽ có thể xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược dựa trên những giá trị chung - vì đó là quan hệ hữu nghị chặt chẽ nhất, vững mạnh nhất và lâu bền nhật mà hai quốc gia có thể có.

Nguyên bản tiếng Anh: http://www.mccain.senate.gov/public/index.cfm/press-releases?ID=f5fd4b07-3d87-4a9f-a892-03018c779888

 

 



Note:
Posted on Sunday, August 10 @ 02:09:29 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by ngochuynh


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 4.75
Votes: 4


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Nhân QuyềnQuan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang