Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27814876
page views since June 01, 2005
MS38 - 08/05: “Lưu Dấu Ngày Xưa”

Lịch Sử Qua Lời Ke

của Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Nhận được tuyển tập truyện ngắn “Lưu Dấu Ngày Xưa” của Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, tôi đã dành ra cả một buổi chiều Chủ Nhật để đọc cho hết trọn cuốn sách.



Trước đây, tôi đã đọc một số truyện ngắn của anh trên các Tạp chí Văn Học, đặc biệt trên Giai Phẩm Xuân Quảng Ngãi mà tôi thường nhận được hàng năm, mỗi độ Xuân về. Tôi cũng đã có lần dự buổi ra mắt thơ của Hạo Nhiên.

Văn tài của anh đã trải rộng trên nhiều bộ môn như  làm thơ, viết văn, làm báo nên mỗi khi gặp anh trong các buổi hội họp văn nghệ hay cộng đồng, tôi xem anh như là một người hoạt động văn hóa với lòng mến yêu tiếng Việt tuyệt vời. Về phương diện này, tôi coi anh là một người bạn đồng hành.

Duyên văn học đã cho tôi đọc tác phẩm của Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích và sự ngạc nhiên đã đến với tôi khi tôi thấy trong bảng Mục Lục, anh đã chia tập truyện thành hai phần:

- Phần I gồm những truyện khi còn trên “Đất Mẹ”

- Phần II là những mảnh đời nơi “Quê Người”

Chính tên của các phân đoạn này làm cho tôi nhớ lại cuốn sách của Trường Xuân Lê Xuân Nhị mà tôi đã viết lời giới thiệu khi xưa và đề nghị anh đổi tên sách là “Đất Khách Trời Quê”â để bộc lộ rõ nội dung của tập truyện.

Nhưng sự trùng hợp dừng lại ở đây. Khi mới vào làng văn, Trường Sơn còn rất trẻ và không ai tiên đoán được rằng anh sẽ là một tác giả được mến chuộng như hiện giờ. Còn với Hạo Nhiên, tập truyện tôi có trên tay mà anh nhờ tôi đọc và phê bình, tuy mới được Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại xuất bản năm 2004 mà đã bán hết trong vòng chưa đầy một năm, nay đang được tác giả cho in lại. Trong các truyện ngắn được lựa chọn đăng trong Tuyển Tập này có hai truyện được giải thưởng trong các kỳ thi văn thơ toàn quốc Hoa Kỳ. Cùng với cuốn thơ “Từ Đó Em Yêu”xuất bản năm 2002, Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích đã là một nhà làm văn hóa có tên tuổi và được nhiều người yêu thích.

Trong buổi chiều đọc tập truyện, tôi đã tập trung tư tưởng phán xét văn học cố quên đi những lời giới thiệu ân cần của Giáo sư Lê Hữu Mục, những câu phê bình trang trọng của nhà văn Diệu Tần, để chỉ có mình tôi với cuốn “Lưu Dấu Ngày Xưa” cùng với hình ảnh các nhân vật qua ngòi bút của Hạo Nhiên, Tôi như đã cùng với anh trở về dĩ vãng.

Tập sách gồm 356 trang,  khá dầy đối với một tuyển tập truyện ngắn. Tác giả cho tôi biết là trong lần tái bản, anh đã thay đổi hình bìa và vài truyện ngắn khác có ý nghĩa hơn. Trong phần kể chuyện đời khi còn trên “Đất Mẹ”, tác giả đã lựa ra 17 truyện, còn khi tả chuyện nơi “Quê Người”, anh lại chỉ có con số khiêm nhường là 6 truyện ngắn.

 Có lẽ những thảm kịch xẩy ra trên Đất Mẹ đã đầy ắp trong ký ức của tác giả. Nó còn hằn nguyên dấu vết tàn độc của những năm Đảng Cộng Sản ngự trị trên quê hương. Thời kháng chiến chống Pháp, với Phong trào Phóng tay phát động quần chúng, đấu tố.  Những năm được gọi là “chống Mỹ, diệt Ngụy” với những hành động ám sát, khủng bố, và sau cùng, là những ngón đòn thù của Cộng Sản Hà Nội đánh trả trên toàn thể quân dân Việt Nam Cộng Hòa sau ngày Miền Nam bị cưỡng chiếm, nó đã hòa vào máu thịt người Miền Nam, không dễ gì tẩy xóa đi được. Vì thế, lương tâm nhà văn đã thôi thúc anh phải ghi lại những thảm cảnh đã xảy ra trước mắt mà anh là nạn nhân vưà là chứng nhân lưu lại cho đời sau.

Trong Phần I của cuốn sách, tác giả đã viết lại những câu truyện này. Tuy trong phần mở đầu của cuốn sách, anh tự nhận là người kể chuyện bình thường, nhưng người đọc nên hiểu hai chữ “bình thường” như là không thêu dệt, thêm bớt, nếu kể ra hết những sự việc tác giả đã chứng kiến và những thống khổ anh đã trải qua thì không thể nào nói hết trong khuôn khổ của một cuốn sách.

Hạo Nhiên sinh ra, lớn lên và đi học tại quê nhà xứ Quảng, còn gọi là vùng Liên Khu 5 trong thời gian chiến tranh chống Pháp, nên anh đã có một cái nhìn thông suốt về hoàn cảnh xã hội, chính trị và kinh tế của miền quê yêu dấu để đưa vào sách. Tuy là một tuyển tập truyện ngắn nhưng không phải là một sự cóp nhặt rời rạc. Mỗi truyện đọc lên cho ta thấy một khoảng đời riêng biệt của từng nhân vật trong câu truyện nhưng có sự liên kết với những truyện xảy ra về sau.

Phần đầu cuốn sách đã cho người đọc thấy những gì cho một nhóm học sinh của một trường Trung học thuộc khu Bắc Tỉnh Quảng Ngãi có tên là trường Rừng Xanh. Qua những mảnh đời của các nam, nữ học sinh, người đọc thấy tất cả một thế hệ thanh niên nước Việt lớn lên và bị lôi cuốn vào cuộc chiến tương tàn. Sau Hiêp định Genève 1954 chia đôi đất nước, những người bạn học chung lớp chung trường ấy đã tách rời thành hai chiến tuyến. Từø tư tưởng đến hành động họ phân ranh rõ ràng Quốc gia – Cộng sản. Hạo nhiên có một bút pháp thật linh động, tả sự việc xẩy ra như một cuốn phim diễn ra trước mắt người đọc.

Tôi tin rằng nhiều người trong chúng ta có thể dễ dàng mô tả trung thực một sự việc, hay một cảnh tượng mà mình chứng kiến, nhưng khi ghép lại thành một câu truyện vừa mạch lạc vừa truyền cảm như các câu truyện trong “Lưu Dấu Ngày Xưa”, nếu không có văn tài và một tâm hồn tha nhân như Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích ắt  không thể làm được.

Khi xưa, nhà văn nổi tiếng Alexandre Dumas, người đã viết truyện “Les Trois Mousquetaires” được đề cử viết điếu văn cho Eugène Sue cũng là một nhà văn nổi tiếng không kém đã viết Truyện “Les Mysteres de Paris” vừa qua đời ngày 3/8/1857. Alexandre Dumas đã bắt đầu viết bằng câu : “Allons, plume et coeur, à l’oeuvre”, nghĩa là : “Nào đây, với cây bút và tấm lòng, ta viết nên lời”.

Văn nghiệp của Eugène Sue thì ai cũng biết, nhất là sự chú ý cuồng nhiệt của độc giả khi theo dõi những sự bí mật thành Ba Lê mà  ông viết làm nhiều kỳ để đăng trên báo. Tuy nhiên, dù đã có cây bút với tấm lòng vì người bạn mới qua đời, nhưng phải có văn tài như Alexandre Dumas mới viết lên được những nét hay, vẻ đẹp của cuộc đời Eugène Sue để truyền lại cho lớp người đọc sách ông mai sau.

Đọc tập truyện của Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, tôi cũng có ý nghĩ tương tự rằng, tuy anh đã có nhiều kinh nghiệm sống, tay đã cầm bút, với một tấm lòng muốn phơi bày những cái ác cho mọi người cùng biết, nhưng phải có văn tài như anh mới mới xây dựng được những cốt truyện như đã thực sự xẩy ra trong cuộc đời.

Đọc tập truyện “Lưu Dấu Ngày Xưa” lần thứ hai, tôi bỗng nhận thấy cuốn sách chứa đựng một truyện dài. Đó là truyện một chàng trai thời loạn, như anh, như tôi như mọi người cùng trang lứa với Hạo Nhiên, sinh ra và trưởng thành trong nửa thế kỷ chinh chiến vừa qua trên quê hương. Trong tập sách, nhân vật mang tên Vượng xuất hiện trong nhiều truyện ngắn. Từ một học sinh trường Rừng Xanh ở lại Miền Nam, có mối tình đầu là một cô nữ sinh cùng trường để rồi nàng chia tay theo cha đi tập kết ra Bắc. Rồi một thanh niên nhập ngũ theo tiếng gọi của non sông, trở thành cấp chỉ huy của một đơn vị .

Vì là một con người có thật, tượng trưng cho cả một thế hệ trai trẻ Việt Nam, với cái tên đầy hứa hẹn là Hoàng Đình Vượng, mà sau cùng lại xuất hiên trong trại tù cộng sản Việt Nam.

QuaVượng, ta thấy cuộc đời của một người đã chiến đấu cho lý tưởng, một người còn có lương tri, còn biết thương xót những kẻ đã lầm đường, đã hành hạ anh, và anh lúc nào cũng tin tưởng rằng ngày mai trời lại sáng.

Cũng vì thế mà Hạo Nhiên viết thêm cho người đọc Phần II với 6 truyện về gia đình anh về bạn bè anh nơi “Quê Người”. Qua những truyện này, với giọng văn dí dỏm, vui tươi, anh đã có những nhận xét rất tinh tế về đời sống của những người tỵ nạn khi mới đặt chân trên đất nước Hoa Kỳ. Đây là những truyện đọc thật thú vị, ngay cả những tình tiết có thái độ kỳ thị mà những gia đình người Việt trong chung cư của anh phải gánh chịu.

Chỉ qua 6 truyện này, tôi cũng có thể tin tưởng rằng rồi đây Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích sẽ được độc giả đón nhận như là một nhà văn có chân tài. Anh viết truyện rất hấp dẫn vì truyện nào của anh, dù khi xưa ở Đất Mẹ hay bây giờ ở Quê Người cũng rất truyền cảm và đầy ắp tình người.

Mạch Sống Số 38, tháng 8, 2005

 

Posted on Monday, September 26 @ 16:54:12 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by tuyethoang


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Lịch Sử Qua Lời Ke


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang