Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27892209
page views since June 01, 2005
Hạ Viện Hoa Kỳ: nhân quyền tồi tệ ở VN

Nhân Quyền

Điều Trần Về Nhân Quyền Việt Nam Ở Hạ Viện

Mạch Sống, ngày 9 tháng 7, 2014

http://machsong.org

Tuy chủ đề của buổi điều trần sáng nay tại Hạ Viện Hoa Kỳ là tình trạng nhân quyền trong toàn vùng Đông Nam Á, nhưng Việt Nam đã được chú ý đặc biệt.

Ngay trong phần mở đầu, DB Ed Royce (Cộng Hoà, California), Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại và là chủ toạ của buổi điều trần, đã nhấn mạnh về tình trạng nhân quyền hết sức tồi tệ ở Việt Nam. Nhận định này được bổ túc bởi DB Elliot Engel (Dân Chủ,  New York) và DB Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey).

Vấn đề vi phạm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và buôn người ở Việt Nam đã là những đề tài được nhiều vị dân biểu quan tâm phát biểu và đặt câu hỏi.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS và là một trong 4 nhân chứng điều trần, giải thích rằng các quyền tự do căn bản đều bị khống chế: tự do ngôn luận, tự do hội họp ôn hoà và tự do lập hội.

“Sự khống chế này ảnh hưởng cả xã hội, nhưng nặng nề nhất là các tôn giáo.”

 

Quang cảnh buổi điều trần, 09/07/2014(ảnh QH Hoa Kỳ )



Theo Ông, kế sách của chính quyền Việt Nam là một mặt chỉ cho đăng ký sinh hoạt chính thức các tổ chức tôn giáo quốc doanh hay khuất phục chính quyền. Mặt khác, họ dùng Nghị Định 92, hiệu lực đầu năm ngoái, để ngăn cản các sinh hoạt tôn giáo tư gia và không chính thức.

“Với chính sách chặn 2 đầu này, các nhóm tôn giáo độc lập chỉ có cách hoặc thần phục các tổ chức quốc doanh, nghĩa là chấp nhận bị kiểm soát bởi chính quyền, hoặc bị xoá sổ,” Ts. Thắng phát biểu trong buổi điều trần.

Ông dẫn chứng bằng sự kiện và hình ảnh các vụ đàn áp gần đây, như vụ Hội Đồng Chưởng Quản Cao Đài do nhà nước dựng lên đã tấn công và cưỡng chiếm Thánh Tất Long Bình ở Tiền Giang, vụ công an Đắk Lắk giam giữ và tra tấn một mục sư và một nhà truyền đạo Tin Lành người dân tộc Tây Nguyên để ép họ bỏ đạo, và vụ công an Dak Nong tra tấn đến chết nhà truyền đạo người H’mong Hoàng Văn Ngài và rồi công an Cao Bằng gây chết tại đồn công an cho người em họ là Hoàng Văn Sung vì đã lên tiếng đòi công lý cho anh họ. 

Ts. Thắng đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (CPC) vì đàn áp tôn giáo một cách trầm trọng và xếp Việt Nam vào Hạng 3 về buôn người:

“Sau khi Nga bị xếp Hạng 3, cảnh sát Liên Bang Nga đã phá vỡ gần 60 nhà may đen do người Việt làm chủ quanh Moscow và giải cứu gần 6 nghìn nạn nhân người Việt . Thế nhưng khi những nạn nhân này hồi hương, chính quyền Việt Nam không công nhận họ là nạn nhân buôn người và cũng không điều tra, chứ đừng nói truy tố, các công ty xuất khẩu người lao động sang Nga.”

Ông kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ hãy nắm lấy “cơ hội vàng”, do sự việc giàn khoan HD-981 đưa đẩy đến, để áp lực Việt Nam phải thực tâm cải thiện nhân quyền nếu muốn các quyền lợi về mậu dịch và an ninh từ Hoa Kỳ:

“Việt Nam không còn nhiều chọn lựa lúc này. Họ không thể ngả theo Tàu thêm nữa. Họ chỉ còn có thể ngả theo Tây Phương mà dẫn đầu là Hoa Kỳ. Họ đang cầu cạnh Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, hơn lúc nào hết.”

Ts. Thắng đề nghị các điều kiện căn bản làm tiền đề cho Việt Nam vào TPP là: trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, xoá bỏ các công cụ dùng để đàn áp và bắt giam những người bất đồng chính kiến, và tuyệt đối tôn trọng quyền tự do lập hay tham gia các công đoàn tự do và độc lập.

Một số vị dân biểu bày tỏ đồng tình rằng Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước khi được tham gia TPP.

Ở phần kết thúc buổi điều trần, DB Christopher Smith nêu vấn đề chính quyền Việt Nam đã bỏ ra 180 nghìn Mỹ kim để thuê hãng chuyên vận động hành lang Podesta Group vận động chống lại đạo luật nhân quyền cho Việt Nam, và hỏi cảm nghĩ của các nhân chứng điều trần.

Ts. Thắng trả lời rằng tuần tới đây sẽ có nhiều trăm các công dân Mỹ gốc Việt đổ về Quốc Hội để vận động chính phủ Hoa Kỳ nhập cuộc bảo vệ an ninh và hoà bình ở Biển Đông cũng như đòi hòi Việt Nam cải thiện nhân quyền.

“Đó là cách mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt đối phó với Podesta Group,” Ông kết luận.

Tất cả có 22 vị dân biểu thành viên của Uỷ Ban Đối Ngoại có mặt tại buổi điều trần.

Các nhân chứng điều trần khác gồm có: Ông Lorne Craner, cựu Trợ Lý Ngoại Trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động; Ông Tom Andrews, Cựu Dân Biểu Hoa Kỳ; Cô Janet Nguyễn, Uỷ Viên Quận Cam.

Bài liên quan:

Dân biểu Mỹ: Tình hình nhân quyền đang trở nên tệ hại hơn ở VN

http://www.voatiengviet.com/content/ong-ed-royce-tinh-hinh-nhan-quyen-dang-tro-nen-te-hon-o-vietnam/1954072.html

 

Mời tham gia ngày tổng vận động 16 tháng 7

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2898

 



Note:
Posted on Wednesday, July 09 @ 18:01:30 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Nhân Quyền
· News by ngochuynh


Most read story about Nhân Quyền:
Vô hiệu hoá công cụ khống chế

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Nhân Quyền


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang