Hoạt Động Xă Hội Dân
Sự: Tâm T́nh và Chia Sẻ
Ts. Nguyễn Đ́nh Thắng
Ngày 5 tháng 7, 2014
Ngày càng nhiều đồng bào ở trong nước không chỉ nói đến mà c̣n
dấn thân vào hoạt động xă hội dân sự v́ hiểu rằng xă hội dân sự chính là nền móng
của dân chủ. Thiếu một xă hội dân sự vững chăi th́ không thể có dân chủ.
Và đây là ṿng luẩn quẩn mà những nhà hoạt động xă hội dân sự
ở Việt Nam phải phá vỡ: Nếu không có môi trường dân chủ th́ xă hội dân sự không
thể phát triển, và nếu không có một să hội dân sự phát triển th́ không thể có dân
chủ. Đó là cái khó của người đi tiên phong, đ̣i hỏi hy sinh rất nhiều. Vạn sự
khởi đầu nan là vậy.
Để làm nhẹ phần nào gánh nặng của những người tiên phong ấy,
tôi xin chia sẻ các hiểu biết và kinh nghiệm tích luỹ qua 35 năm hoạt động xă hội
dân sự ở Hoa Kỳ và, trong mức độ thấp hơn, ở một số quốc gia Á Châu. Ở cách một
đại dương, chắc chắn tôi không thể nắm bắt được những việc xảy ra hàng ngày, những
chi tiết tinh tế của từng t́nh huống địa phương. Nh́n từ xa, chắc chắn không thể
thấy rơ từng thân cây, nhưng điểm lợi là thấy được cả cánh rừng.
Điều mà tôi muốn chia sẻ là cách nh́n tổng thể về các nguyên
tắc, các sách lược và các kỹ năng tuyệt đối cần thiết cho hoạt động xă hội dân
sự ở bất kỳ nơi chốn nào. C̣n ứng dụng chúng cho từng hoàn cảnh địa phương th́
lại do chính người hoạt động phải tuỳ nghi ứng biến.
.jpg)
Tác giả tại buổi nhận giải thưởng của LEAP, tổ chức chuyên đào tạo lănh đạo xă hội dân sự, Los Angeles, ngày 26/07/2012
Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là một tổ chức xă hội dân
sự, viết tắt là CSO (civil society organization). Một CSO là một tổ chức phi chính
phủ (non-governmental organization hay NGO) với mục đích thay đổi những qui tắc
trong xă hội. Nó khác với những tổ chức NGO chỉ thuần tuư làm công tác bác ai,
từ thiện. Tuy nhiên tất cả các tổ chức NGO có bề thế, dù mục tiêu là bác ái hay
từ thiện, đều có một bộ phận đóng vai tṛ CSO.
Nói về bề thế, ít người Việt ở trong và ngoài nước h́nh dung
được bề thế có thể đạt được của một tổ chức NGO hay CSO. Mỗi lần có dịp đưa những
nhà tranh đấu ở trong nước đi thăm các tổ chức CSO ở Hoa Kỳ, tôi đều lưu tâm họ
về quy củ và quy mô của các tổ chức ấy. Thực sự tôi không dám chắc mọi người đều
hiểu, v́ khái niệm về CSO c̣n rất mới mẻ đối với người Việt.
Có lần tôi mời một nhóm người mới ở trong nước ra đến họp ở
cơ sở trung ương của tổ chức công đoàn AFL-CIO ngay tại Washington DC. Trải rộng
4 mặt đường, cơ sở này đồ sộ ngang với Bộ Sức Khoẻ hay Bộ Giáo Dục Liên Bang.
Không những thế, bộ phận hoạt động quốc tế của AFL-CIO, mang tên Trung Tâm Đoàn
Kết (Solidarity Center), có trụ sở ở một building bên kia đường. Ở các tiểu
bang và thành phố lớn đều có các văn pḥng chi nhánh của AFL-CIO hoạt động. Cơ
ngơi ấy thể hiện tầm vóc của tổ chức xă hội dân sự đại diện cho quyền và lợi ích
của trên 11 triệu công nhân thành viên này, với ngân sách hoạt động gần 200 triệu
Mỹ kim một năm.
Ở Hoa Kỳ có nhiều tổ chức NGO và CSO c̣n lớn hơn nhiều. Khuynh
hướng ở Hoa Kỳ là chính phủ ngày càng thu vén lại trong khi các tổ chức NGO ngày
càng tăng về số lượng và tầm vóc. Hiện nay có khoảng 1.6 triệu tổ chức NGO với
quy chế miễn thuế Liên Bang và mỗi năm có thêm khoảng 30 ngh́n NGO mới đăng kư
với Liên Bang. Số tổ chức NGO chỉ đăng kư hoạt động với Tiểu Bang th́ nhiều hơn
gấp bội. Các tổ chức NGO tham gia vào mọi lĩnh vực sinh hoạt xă hội. Chẳng hạn,
trường đại học Stanford nổi tiếng Hoa Kỳ là một NGO trong lănh vực giáo dục.
Mayo Clinic, một trong những bệnh viện nổi tiếng bậc nhất Hoa Kỳ, là một NGO
trong lănh vực y khoa. Kaiser Permanente, hăng bảo hiểm sức khoẻ lớn vào bậc nhất
Hoa Kỳ, cũng là một NGO.
Và không phải chỉ có Hoa Kỳ mới có những tổ chức NGO lớn. Ít
ai ngờ rằng IKEA, hăng sản xuất và bán đồ nội thất lớn nhất hành tinh, là do một
tổ chức bất vụ lợi ở Hoà Lan (INGKA Foundation) làm chủ, với ngân sách 23 tỉ Mỹ
kim mỗi năm và tài sản dự trữ (của riêng INGKA Foundation, chưa tính kể tài sản
của IKEA) là 36 tỉ Mỹ kim – ngang bằng với quỹ dự trữ quốc gia của nước Việt
Nam.
Và cũng có những tổ chức NGO với hoạt động liên quốc gia. Chẳng
hạn tổ chức YMCA (Thanh Sinh Công) có 96 ngh́n nhân viên; các nhân viên này phối
hợp và hỗ trợ cho lực lượng 725 ngh́n t́nh nguyện viên hoạt động ở 119 quốc gia
với ngân sách 6.24 tỉ Mỹ kim một năm.
Dĩ nhiên không phải tổ chức NGO nào cũng phải có bề thế to lớn
. Có rất nhiều những tổ chức NGO nhỏ nhưng hoạt động rất hiệu quả và được sự trọng
nể của quốc gia và thế giới, như là Amnesty International, Human Rights Watch,
Freedom House, v.v. hoặc cực nhỏ như là Environmental Defender Law Center (tổ
chức đă can thiệp cho Ts. Cù Huy Hà Vũ) và Freedom Now (tổ chức đă can thiệp
cho LM Nguyễn Văn Lư, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương)
chỉ có một hai nhân viên. Các tổ chức nhỏ này đă tạo được ảnh hưởng v́ biết kết
lại với nhau để “góp gió thành băo” mỗi khi cần.
Tóm lại, muốn làm đúng vai tṛ kiểm soát và cân bằng đối với
chính quyền, khu vực xă hội dân sự phải mạnh hơn và có ảnh hưởng vượt hơn chính
quyền. Có hai cách để tạo sức mạnh và ảnh hưởng: phát triển tầm vóc và bề thế
thật lớn, và phát triển hàng ngang thật đông để rồi nối kết lại với nhau. Mỗi
phương cách tạo thế và lực đều đ̣i hỏi những nguyên tắc, những sách lược và những
kỹ năng chuyên môn.
Chữa một bệnh nhân đ̣i hỏi phải học 7 đến 10 năm. Muốn thay
đổi cả xă hội th́ không thể chỉ làm tuỳ tiện trong niềm tin duy ư chí và viển vông
rằng có thiện chí, có nhiệt tâm là đủ. Những người hoạt động xă hội dân sự phải
đổ công học hỏi rất nhiều. Hoạt động xă hội dân sự trong môi trường dân chủ đă
khó; hoạt động xă hội dân sự dưới một chế độ độc tài th́ khó bội phần nên phải được
trau dồi, đào tạo kỹ lưỡng hơn nữa.
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta, gồm những nhà hoạt động xă hội
dân sự ở trong nước và những người yểm trợ ở hải ngoại, là: Chúng ta có kế hoạch
đào tạo cho nhau về những nguyên tắc, sách lược và kỹ năng cần thiết ấy không?
Tôi mong rằng những hiểu biết và kinh nghiệm của ḿnh, chắt
lọc, sắp xếp và đóng gói cho phù hợp với hoàn cảnh ở trong nước, sẽ giúp ích cho
những nhà hoạt động xă hội dân sự trong những bước đầu mày ṃ. Biết rằng đây là
một đề tài khô khan, tôi chọn lối chia sẻ qua h́nh thức tâm t́nh, kể chuyện với
những người quan tâm hay đang dấn thân cho nền dân chủ ở nước nhà. Thêm vào đó
là ḷng quư mến và cảm giác như đă quen biết từ lâu mà tôi dành cho những người
đồng chí hương ấy; cho nên tâm t́nh và chia sẻ là thích hợp.
Bài liên quan:
Tổ Chức Xă Hội Dân Sự: Các Khác Biệt Bản Chất Với Đảng Chính Trị
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2889
Muốn Dân
Chủ, Phải Khai Dân Trí
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2879
Công Đoàn phải thực sự bảo vệ quyền
và lợi ích của công nhân
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2877
Xă Hội Dân Sự Phải Độc Lập Với Các Đảng Chính Trị
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2875
Note: