Br. Huynhquảng
Bạn có biết rằng thầy giáo của Thomas Edison từng cho rằng cậu ta ngu như con lừa, và cũng chính Thomas Edison đă phải thất bại 14.000 lần trước khi ông phát minh ra bóng điện không? Bạn có biết Albert Einstein đă thi hỏng môn toán không? Và bạn có biết Henry Ford đă cháy túi ở tuổi 40 không? Vâng, những vĩ nhân trên đă từng bị người đương thời cho là thất bại, nhưng không một ai trong họ tự nhận ḿnh là thất bại. Sự khác biệt lớn nhất giữa họ và chúng ta chính là họ không để cho h́nh ảnh thất bại lớn lên trong tâm trí của họ, nhưng họ nh́n sự thất bại là những nấc thang đưa đến thành công.
Người Đại Hàn kể câu chuyện rằng, một chàng dũng sĩ nọ sau khi đi chinh chiến trở về, mặc dù người vợ chăm sóc cho anh ta hết sức, nhưng anh ta vẫn tỏ ra lạnh nhạt và hờ hững. Sau đôi ba tháng, người vợ buồn phiền và bắt đầu cáu gắt với chồng, “Sao anh lại đối xử với em như vậy, em đâu có làm ǵ sai đâu?” Nhưng dù sao, cô ta vẫn một ḷng yêu chồng và t́m mọi phương cách để xây dựng gia đ́nh đầm ấm.
Nghe mách bảo có một vị minh sư trong làng có thuốc giúp cho vợ chồng ḥa hợp yên lành, cô vợ t́m đến vị minh sư xin thuốc giải cứu. Vị minh sư đáp, “Ta có thể giúp con vị thuốc này, nhưng ta cần một cọng râu của con cọp để chế thuốc. Con hăy t́m nó và đưa đến cho ta. Với vị thuốc này, con sẽ chiếm lại trái tim của chồng con.” “Làm sao con có thể có râu con cọp?” Cô vợ buồn rầu hỏi lại. Vị minh sư đáp, “Nếu con thực sư yêu anh ta, con sẽ t́m được nó.”
Sau vài hôm suy nghĩ, cô vợ ra chợ mua thịt và vào rừng. Đứng thật xa hang cọp, cô đặt thịt xuống và t́m chỗ xa ẩn núp. Một hồi lâu, con cọp xuất hiện và ăn miếng thịt. Ngày hôm sau, cô vợ tiếp tục mua thịt và làm như thế. Cứ sau mỗi ngày, cô ta tiến đến gần hang cọp hơn. Sau một thời gian dài, sự hiện diện của cô vợ và miếng thịt trở nên quen thuộc với con cọp. Từ từ, cô vợ tiến gần con cọp, cô đụng chạm và vuốt ve nó. Một hôm, cô đă giật được cọng râu của nó mà không hề hấn ǵ.
Cô vợ đưa cọng râu cọp đến cho vị minh sư với tất cả niềm vui sướng với hy vọng là vị minh sư sẽ chế loại thuốc thần diệu cho chồng ḿnh. Sau khi nhận cọng râu cọp từ tay cô, ông chập răi hỏi, “Con hăy nói cho ta biết làm cách nào mà con đă có được cọng râu này?” Cô vợ kể đầu đuôi sự việc cho vị minh sư từ buổi đầu tiên cho đến khi lấy được cọng râu với bao sự kiên nhẫn và kiên cường cô đă thực hiện. Sau khi nghe xong, vị minh sư ném cọng râu vào bếp lửa trước sự sửng sốt của cô, ông ta chậm răi nói, “Con hăy về và cũng hăy kiên nhẫn như vậy với chồng con. Con hăy tin rằng, phép thuật này sẽ giúp con chiếm ngự quả tim của anh ta.” Từ kinh nghiệm lấy râu cọp, cô vợ không c̣n la rầy trách mắng, cũng không c̣n đ̣i hỏi, yêu cầu chồng phải theo kế hoạch, ư riêng của ḿnh nữa. Chẳng bao lâu, hai vợ chồng t́m lại hạnh phúc và cùng nhau đến gặp vị minh sư để tỏ ḷng cám ơn.
* * *
Quí bạn thân mến, điểm thú vị của câu chuyện trên chính là qua kinh nghiệm kiên nhẫn với con cọp, người vợ đă từ từ học được rằng: để chiếm lại trái tim của chồng ḿnh, cô ta cũng phải chấp nhận đi qua quá tŕnh này. Như thế, câu chuyện đă đề cao giá trị của đức tính kiên nhẫn mà mỗi người chúng ta cần đào sâu và thực hành. Kiên nhẫn với những người xung quanh, kiên nhẫn với hoàn cảnh cuộc sống, và kiên nhẫn với chính ḿnh. Nh́n các màn quảng cáo trên tivi trong thế giới hôm nay, chúng ta luôn thấy những kiểu hứa hẹn như có những “phương thuốc” giúp thành công, cho sức khỏe và chữa lành các mối quan hệ một cách nhanh chóng mà không cần đức tính kiên nhẫn. Do ảnh hưởng không ít từ lối sống trong xă hội hiện đại, chúng ta thiếu đi khả năng hun đúc và vun trồng cho đức tính kiên nhẫn trong con người ḿnh. Ḿ ăn liền, kết quả nhanh, bằng cấp tốc… đó như là những lời mời trong xă hội hôm nay. Chúng có thể giúp ta kiếm thật nhiều tiền, nhưng chưa chắc chúng có thể giúp ta hoàn thiện con người ḿnh được. Chúng có thể giúp ta chiếm được một vị trí cao trong công ty, trong xă hội, nhưng chưa chắc chúng có thể ban cho ta một sự b́nh an tự tại với chính ḿnh.
Thưa bạn, trong chủ đề Kiên Nhẫn – Kiên Cường, mục Sống Sao Cho Đẹp mời bạn suy nghĩ một thực tế rằng, nếu ông Thomas Edison đă ngừng lại con số 14.000 lần thất bại, th́ chắc một điều bóng đèn chúng ta đang sử dụng không phải thuộc quyền phát minh của ông (và có thể chúng ta cũng chưa có bóng đèn nữa!). Vậy nếu hôm nay bạn đang thực hiện một “thí nghiệm” ǵ đó về khoa học, về thực tập nhân đức, về các mối quan hệ, có lẽ con số lần thất bại chưa bằng Thomas Edison đâu! Hăy thử nữa đi, thành đạt đang chờ bạn ở con số 14.001.