Màn h́nh vi tính trước mặt chàng khi ẩn, khi hiện những dữ kiện, những con số theo từng thao tác của tay chàng trên phím máy và con chuột. Bất giác, Duy có cảm tưởng chàng đang click những mũi tên trên màn h́nh đi lùng xục trong quá khứ quăng đời thơ ấu của chàng, quăng đời của một thằng bé chỉ có mẹ mà không có cha. Chàng lại có cảm tưởng như bà mẹ của thằng bé ấy đang chờ nó trở về.
... Người ta kháo nhau rằng mẹ Duy ra đời trong khi Chánh Hưng (vùng đất nổi bên kia cầu chữ Y) c̣n là lănh địa của loạn tướng B́nh Xuyên Bảy Viễn và Ba Cụt. Mẹ chàng, một cô gái có khuôn mặt, vóc dáng của một thằng con trai, mang họ Trịnh, tên Chờ với chữ “Văn” lót giữa. Họ bảo cha mẹ cô muốn có con trai nối dơi, nhưng chỉ sinh muộn màng một bé gái duy nhất nên đặt tên cô như vậy, hy vọng tên xấu và lạ sẽ thành xấu “háy” mà không bị “ông bà trên trước” ḍm ngó, quở phạt để bé sống khoẻ mạnh, dài lâu. Ngay từ nhỏ bé gái đó chỉ vận quần đùi, áo thun ba lỗ, chơi thảy đáo, bắn ná với lũ con trai cùng xóm, tóc cắt ngắn kiểu lính mới ṭ te và h́nh như lũ con nít không ai biết nó là gái. Nhà nó ở trong một ngơ hẻm, đường vào miễu Vạn. Hẻm th́ nhỏ nhưng ngôi miễu lại khá lớn, khang trang, tiện cho những ngày thỉnh sắc, những buổi hội tề. Thỉnh thoảng có người mướn làm nơi chiếu phim Ấn Độ hay những gánh cải lương lớn, nhỏ mướn đỡ cho mấy buổi chầu khi thiếu rạp trong thành phố (một đôi lần hiếm hoi có cả đoàn Thanh Minh – Thanh Nga của bà bầu Thơ cũng dừng chân tŕnh diễn trong khi chờ có chỗ tại rạp lớn). Cải lương ngày xưa hưng thịnh, đi đến đâu cũng có khán giả ủng hộ dù hát đ́nh, hát miễu. Ngoài sau miễu Vạn là nhà nó, đi sâu vào trong hơn nữa có đường thông ra bến sông Kinh Tàu Hũ. Trên đường đi đó có một khoảng trống um tùm lau lách với hai ba nấm mộ cổ c̣n sót lại từ thời người tứ xứ mới đến đây khai hoang lập đất.
Người lớn, trẻ nhỏ trong xóm đều gọi nó là “thằng” Chờ chứ chẳng ai kêu nó là “con” Chờ; cha mẹ nó cũng không buồn đính chính. Thời c̣n để chỏm, đến trường với chữ “Văn” lót giữa họ và tên, nó được sắp xếp học trong lớp nam sinh. Nó không để ư chuyện ḿnh là trai hay gái. “Thằng” hay “con” ǵ th́ nó cũng là con đợi con chờ của cha mẹ nó như lời ông bà thường nói. Vả lại làm “thằng” coi bộ khoẻ hơn làm “con” v́ được đi thảy đáo, bắn bi ngoài nắng không sợ đen da, cháy tóc như mấy đứa con gái xí xọn hay làm dáng. Nó được theo mấy thằng lớn hơn nó xách ná đi bắn chim, bắn dơi trên những cành cây, nhánh dừa trong khi mấy đứa con gái chỉ biết chơi đánh đũa, nhảy c̣ c̣. Nó thôi học khi chưa hết lớp nh́ v́ không muốn đi học nữa, và cha mẹ nó cũng chẳng ép nài bởi v́ thời buổi đó chuyện học hành giống như một thứ xa xí phẩm đối với những người b́nh dân lam lũ. Học cho lắm cũng làm thợ đốt ḷ hay thợ chằm lá của mấy ḷ than, mấy vựa chằm lá chạy dọc suốt bến Ba Đ́nh mà thôi. Nguyên cả cái xóm nầy ông bà có thấy ai làm thầy, làm ông đâu. Nếu có th́ cũng là dân ở đâu đến, chứ dân xóm miễu Vạn nầy dù học bao nhiêu th́ chữ nghèo cũng đeo đuổi không tha. Bỏ học, nó long nhong ngoài đường nhiều hơn ở nhà. Chuyện nhà có mẹ cha nó lo hết, c̣n nó th́ đi đâu th́ đi. Đến bữa ăn ông bà cũng phải chờ nó về mới chịu ngồi vào bàn cầm đũa - đă bảo nó là con đợi con chờ mà.
Lớn hơn một chút, với những đổi thay dạng h́nh thể chất, Chờ trở thành một cô gái với nhan sắc của một chàng trai, chỉ khác là chàng trai nầy không cần cạo râu mỗi sáng và hơi mảnh khảnh hơn những bạn trai cùng trang lứa. Màu hồng trên má của một cô gái tuổi dậy th́ đă bị nắng trời nhuộm nâu trong những ngày cô cùng lũ bạn trai rong chơi đầu trên xóm dưới. Cô chỉ thay chiếc áo thun “lá” bằng chiếc áo sơ mi tay ngắn rộng thùng th́nh nhưng dài ngang gần tới gối để che bộ ngực, bộ ngực thanh tân con gái bị cô ép chặt dưới chiếc áo lót bó sát da như những cô trinh nữ ngày xưa thường làm v́ xấu hổ phải giấu diếm phần đẹp nhất của ḿnh. Cô vẫn mặc quần đùi, vẫn hớt tóc “bom bê” và vẫn theo đám con trai trong xóm tụm năm, tụm ba phá làng, phá xóm. Cái xóm Chánh Hưng – Hưng Phú của cô bắt đầu được phát triển bằng đất xáng thổi lấy từ ḷng sông kinh Đôi phía sau bến Nguyễn Duy. Những dăy nhà lô cất lên san sát và dân cư vùng đất nổi gia tăng thấy rơ. Sinh hoạt trong vùng sôi động hẳn lên và cô cũng “học đ̣i” được nhiều điều mới lạ hơn: cô biết ph́ phà hút thuốc lá và thả khói ṿng khi ngồi gác chân uống cà phê trong tiệm nước; biết nốc rượu đế khi nhâm nhi con khô mực, dĩa đậu rang; và biết thụt bi-da ăn tiền như dân chơi chuyên nghiệp. Duy một điều, lũ bạn không thấy Chờ chọc gái như họ bao giờ, ban đầu không ai để ư, nhưng sau cả đám đứa nào cũng có “mèo” để khoe, nào “em” sexy, “em” hiền thục, “em” bà chằng, “em” đảm đang, đủ loại. Dần dần chúng kháo đùa nhau rằng Chờ bán nam, bán nữ nên không râu và đùi thon như con gái. Những lần như thế cô nổi quạu văng tục chẳng khác ǵ một anh đứng bến xe, và đám bạn trời ơi đất hỡi đó được dịp cười hô hố với đầy vẻ nghi ngờ.
Và ngày mặt trời soi rọi ánh dương cho ra sự thật đă đến trong một buổi thách thức ăn thua trên bàn bi-da gần chợ Chuồng Ḅ. Hôm đó, cả bọn chơi cá độ bida như thường lệ. Không hiểu hên thế nào mà cô thắng mấy bàn liên tiếp. Lũ bạn reo ḥ bắt cô dẫn chúng đi ăn khao. Ǵ chứ ăn uống qua lại với họ có bao giờ cô sợ, hơn nữa, tiền cá cược đang rủng rỉnh trong túi cô mà. Cả đám sáu người, cô và năm thằng bạn “bờ bụi” cùng trang lứa kéo nhau vào quán chú Chón đầu hẻm kêu một chai đế nếp than Long An thơm nồng, thêm ba dĩa hủ tíu xào gan, cật heo nóng hổi rồi đánh chén với nhau. Lúc đó khoảng sáu, bảy giờ chiều, lại nhằm ngày có gánh cải lương Tân Thinh về hát trong miễu Vạn - tuồng hát sẽ kéo màn lúc tám giờ và văn lúc mười một giờ rưỡi. Cô và lũ bạn ăn hết ba dĩa hủ tíu xào nhưng không chịu về mà c̣n ngồi lại kêu thêm mấy chai rượu đế vừa uống khơi khơi vừa chỉ chỏ “bàn dân thiên hạ” đi coi cải lương qua lại trước mặt. Không biết vô t́nh hay cố ư, mấy thằng bạn cô cứ ép nài cô uống nhiều hơn thường lệ, uống măi đến hơn mười một giờ khuya, chú Chón ra dẹp bàn. Cô móc túi trả tiền, số tiền ăn bi-da c̣n lại rớt vung văi ra ngoài. Cô lúc đó đă say khướt, cúi lượm tiền và ngă chúi xuống đất, nằm xoài không dậy nổi. Một tên trong nhóm kéo cô đứng dậy, choàng tay cô qua vai hắn đưa cô ra khỏi tiệm. Một cái ǵ ấm áp, êm nhẹ dưới lớp áo sơ mi rộng thùng th́nh từ người cô chạm vào da thịt hắn làm hắn khựng lại, đưa bàn tay “thẩm tra”. Hắn gật đầu cười đắc chí kèm theo một cái nheo mắt điếm đàng cùng với lũ bạn trai c̣n lại đang đứng vây quanh. Con hẻm vắng tanh, đường ngang qua miễu nghe bên trong vọng ra từng hồi lời ca, giọng hát của đào kép ḥa lẫn âm thanh tiếng đàn, tiếng trống xập x́nh.
Đêm đó, bên trong miễu Vạn đoàn Tân Thinh đang diễn tuồng “Má Đào Trả Hận Non Sông” kể tích Ả Đào trên bến sông chuốc rượu giết giặc Tàu giúp B́nh Định Vương Lê Lợi chống quân Minh xâm lược th́ ngoài g̣ mả hoang cách miễu Vạn không xa có năm tên côn đồ đang biến “thằng” Chờ thành người đàn bà trong tṛ chơi tập thể sau khi nó say mèm. Văn tuồng, thiên hạ ra về. Những ai về theo hướng ra bờ sông kinh Tàu Hũ đi ngang hai ngôi mộ cổ thấy Chờ nằm phơi người trên băi đất trống, áo quần xốc xếch, hở hang. Đang mùa nước cạn, nửa mảnh trăng liềm mờ nhạt chênh chếch trên nền trời khuya cho họ nhận ra đó là “thằng” Chờ trong xóm. Vài người hảo tâm khiêng Chờ về nhà nó gần đấy. Đêm vẫn tối đen nhưng mọi việc đă sáng tỏ rơ ràng, từ đấy người trong xóm không kêu Chờ bằng “thằng” mà gọi nó bằng “con” hay lịch sự hơn một chút, họ kêu nó bằng “cô” Chờ, đại danh từ “cô” xác định giới tính thật của Chờ khi cô sắp tṛn mười tám tuổi.
Khi Chờ tỉnh lại và nhận ra sự khác lạ trên người ḿnh, mắt cô ráo hoảnh trong lúc cha mẹ cô bù lu bù loa khóc vặn hỏi cô sự việc xảy ra. Qua ngày sau cô vẫn mặc bộ đồ con trai cố hữu, tay cầm một cây đ̣n vông đi t́m những thằng bạn “quư”, bọn chúng vừa thấy cô đă nhăn nhở cười. Một thằng c̣n đểu giả hỏi cô đêm qua ngủ có ngon không? Cô tát cho hắn một cái tát nẩy lửa, thuận tay quơ cây đ̣n vông đánh loạn xạ vào cả bọn, vừa đánh vừa chửi như một con điên.
Đám con trai bỏ chạy tán loạn. Cô vụt đ̣n vông xuống đất, đứng thở dốc, hai gịng nước mắt muộn màng ràn rụa lăn trên má. Từ đó về sau người ta không thấy cô nhập bọn cùng lũ du thủ, du thực trong xóm nữa. Cô để tóc dài, khoác áo bà ba, quần lănh đen thay cho áo sơ mi, quần “xà lỏn”. Cô nghe lời cha mẹ ra vựa chằm lá của ông Năm Xắm xin việc làm. Mỗi ngày cô chằm đâu được khoảng gần năm mươi tấm lá, kiếm chút ít tiền xài riêng cho cô, khỏi phải xin tiền cha mẹ cô như lúc trước. Cô lại tiếp tục vô tư sống, cười nói như chẳng có việc ǵ xảy ra. Nhưng cái tên Chờ của cô như một định mệnh bắt cô phải chờ thêm một chuyện cô không ngờ trước được. Bụng cô bắt đầu lớn trong khi cô chờ kết quả của đêm say chín tháng mười ngày trước đó. Ai cũng biết một trong năm thằng “bạn nhậu” của cô là tác giả của cái bào thai vô tội đó, nhưng chẳng đứa nào dám đứng ra nhận lănh trách nhiệm cả. Ngày đó chưa ai tính đến việc thử nghiệm DNA như bây giờ nên “ăn xong, quẹt mỏ, chạy làng” là chuyện thường t́nh. Cô không thèm t́m chúng nó để mè nheo đ̣i hỏi mà cả cha mẹ cô cũng chẳng quan tâm chuyện t́m “thằng rể”. Trong cái rủi của đứa con gái, cha mẹ cô tự an ủi ít ra cũng c̣n cái may là cô trầm tính hơn, biết nghĩ đến cha mẹ hơn. Ước mơ có thằng con trai nối dơi ngày nào không thành nhưng nếu trời thương cho đứa cháu sắp ra đời là trai th́ cũng là niềm hạnh phúc lớn đối vói ông bà. Đứa cháu đó nếu có cha chắc ǵ bên nội nó cho ông bà sớm hôm gần gụi nó, th́ thôi, nó là con của ai không cần biết, chỉ cần nó là một bé trai để nó mang họ Trịnh, cho ông bà mai sau khi đến tuổi quay đầu về núi cũng có người “pḥ giá triệu, khiêng quan tài” là được rồi.
Và lần nầy th́ trời thương ông bà thật, đến ngày khai hoa nở nhụy Chờ cho ra đời một bé trai kháu khỉnh nặng trên ba kí. Ông bà đặt tên nó là Duy, cái tên mang ư nghĩa “duy nhất”, không c̣n ai quan trọng hơn nó trong mái gia đ́nh của ông bà. Khi cứng cáp trở lại, Chờ lại tiếp tục đi chằm lá, để bé Duy ở nhà cho ông bà ngoại bé trông chừng, thỉnh thoảng tới giờ nghỉ giải lao Chờ chạy ù về nhà cho con uống sữa. Chờ mát sữa nên thằng nhỏ ngày càng bụ bẫm thật dễ thương mà Chờ cũng đẹp ra theo kiểu “gái một con trông ṃn con mắt”. Ngôi nhà cha mẹ Chờ trở nên ấm cúng, hạnh phúc với tiếng ầu ơ của mẹ Chờ ru cháu trong những trưa đong đưa chiếc vơng, nụ cười hiền của cha Chờ sau mỗi buổi đi đạp xe ba bánh chở mướn hàng chợ về. Chờ dường như quên hẳn đêm “hận má đào”. Nhưng nếu Chờ muốn quên th́ miệng đời lại bắt cô nhớ. Đầu tiên là những hàng xóm gần, thỉnh thoảng bà Hai, thím Ba thím Tư chi đó đi ngang trước cửa nhà Chờ thấy thằng bé xinh xắn bèn dừng lại bồng ẵm, hôn hít chú bé kèm theo câu bỏ lững “Không biết cha nó là ai mà thằng nhỏ đẹp như vậy?” Tiếp sau đó là “lũ quái” đêm “bề hội đồng” ngày trước, thấy chuyện đă êm, không ai làm khó dễ nên chúng bắt đầu lượn vờn qua lại trước nhà Chờ để ngắm thằng nhỏ mà thẩm định xem nó là con của ai. Đôi lúc gặp Chờ chúng nham nhở nhe răng cười hỏi “Con khoẻ hả em?” Măi rồi thiên hạ bàng quang biết mặt hết năm tên “tiểu yêu” vô lại đó. Rồi tiếng x́ xầm lại nổi lên, khi th́ trước mặt Chờ và cha mẹ cô, lúc lại nói “hành tỏi” sau lưng, cứ như chuyện thằng bé không cha là chuyện riêng tư nhà họ chẳng bằng. Miệng đời thường độc ác vô tâm, họ nói chỉ để mua vui chứ không biết đó là gươm đao làm đau ḷng người trong cuộc.
Chờ bao lần sượng người khi nghe chú Hai Dần đầu hẻm đùa:
- Mầy thiệt là giỏi nghen Chờ.
Thằng con của mầy có đủ ngũ hành sinh ra nên kháu khỉnh ra phết.
“Ngũ hành” đâu không biết nhưng cha mẹ mấy tên “đồng tác giả” cũng len men đến viếng để ngắm nghía coi “thằng nhỏ” có thuộc gịng máu nhà họ không.
Đám “đồng tác giả” mà người trong xóm gọi là nhóm ngũ hành “kim, mộc, thủy, hoả, thổ” tới tuổi đi quân dịch nên “đồng - ông bà nội” của bé Duy cũng muốn biết chắc nó có phải cháu ḿnh hay không. Thời chiến, lính tráng một đi không trở lại là chuyện thường. Chẳng may thằng con có hy sinh th́ c̣n thằng cháu đích tôn thừa tự cũng là niềm an ủi lớn với họ. V́ thế cho nên nào bánh kẹo, nào quần áo, đồ chơi... bé Duy liên miên được các “nội” tặng.
Ban đầu cha mẹ Chờ không biết, cứ tưởng hàng xóm tốt bụng thích con nít nên tặng quà cáp cho vui. Dần dần, thấy họ mỗi lần đến chơi hay lật tay, lật chân thằng nhỏ xem xét cùng khắp người nó giống như cách mua gà, mua vịt khiến ông bà đâm bực ḿnh. Thường những lúc đó Chờ ở ngoài vựa lá nên không hay biết ǵ hết. Khi về nhà nghe cha mẹ kể lại Chờ chợt hiểu và dặn cha mẹ cô đừng cho ai khám xét thân thể bé Duy. Cô tức giận cho đời ḿnh và thương con ḿnh chỉ có mẹ mà chẳng có cha. Tụi “ngũ hành” đă phá hoại đời cô nhưng chẳng đứa nào c̣n chút lương tri để nói một lời thú tội hay tỏ một hành động ăn năn. Chúng chạy trốn trách nhiệm việc làm của chúng, và bây giờ cha mẹ chúng thấy mọi việc êm xuôi lại tính chuyện cướp đi niềm vui của gia đ́nh cô!
Khi bé Duy ăn thôi nôi th́ trong đám ngũ hành, thằng Hoả, thằng Mộc và thằng Kim vào lính, c̣n Thủy v́ là con trai độc nhất trong gia đ́nh nên được miễn dịch. Riêng thằng Thổ không biết cha mẹ nó chạy chọt thế nào mà nó được miễn dịch v́ lư do sức khỏe. Lúc đó nội chiến Việt Nam đang ở vào giai đoạn leo thang dữ dội, bao lớp trai lên đường theo lệnh Nhà Động Viên. Xóm miễu Vạn vắng bớt những tên phá làng, phá xóm nhưng thỉnh thoảng vài nhà lại có tiếng khóc thương những chàng Kinh Kha thời nay đă vĩnh viễn đi vào ḷng đất.
Cái nghề chằm lá tưởng dài lâu cho Chờ sống an đời b́nh dị, nhưng mọi người bắt đầu cất nhà tôn, nhà ngói chứ ít ai cất nhà mái lá như ngày xưa nên các vựa lá từ từ dẹp hết. Chờ thất nghiệp, lấy tiền dành dụm mua một thùng kiếng nhỏ bán thuốc lá và bánh kẹo trước nhà, lời lóm không bao nhiêu nhưng vẫn có đồng vào đồng ra, hơn ngồi không chờ tiền đạp xe chở hàng của cha cô mỗi ngày. Bé Duy chập chững biết đi, biết nói và lớn theo thời gian.
Lắm lúc ngồi nh́n thằng bé, Chờ cố nh́n kỹ con để xem nó giống ai trong đám ngũ hành nhưng không đoan chắc được v́ quanh đi quẩn lại cô thấy quả thật khó mà xác định ai là cha của nó. Chiếc mũi cao của bé Duy hao hao như mũi thằng Kim, nhưng cái miệng cười chênh chếch lại giống miệng thằng Thủy. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ th́ đôi mắt bé Duy h́nh như y chang đôi mắt thằng Mộc; ngắm tới ngắm lui khi bé Duy ăn, cái tật hay chắc lưỡi sao giống thằng Thổ chẳng sai, và phải công nhận mái tóc dợn cong của con cô quả đúng như cái đầu thằng Hỏa. Không phải Chờ dư công t́m hiểu để ăn vạ bắt đền ai là cha đứa bé, nhưng trong thâm tâm cô muốn
mai sau nầy khi bé Duy đến tuổi trưởng thành, cô sẽ không nặng ḷng v́ không cho nó biết được cha nó là ai. Cây mận, cây cau bên hè nhà Chờ c̣n biết gốc nguồn của nó do ai gieo, ai trồng, th́ chẳng lẽ con của cô không biết do ai mà nó có mặt trên cơi đời nầy hay sao, cho dù đó là một cuộc gieo giống vô trách nhiệm và bất nhân của cha nó. Cuối cùng mệt mỏi quá, Chờ thôi không t́m hiểu nữa nhưng vẫn thầm van vái “Bà” trong miễu Vạn xui khiến một ngày nào đó cô sẽ t́m biết được gốc rễ của bé Duy.
Ngày Chờ mong ước đó không biết bao giờ đến, nhưng những ngày cô chẳng mong muốn lại tuần tự t́m tới với cô. Đó là ngày cô khóc để đưa cha cô về thiên cổ sau một cơn động tim ác tính, bất ngờ đến độ cả mẹ Chờ và Chờ vẫn c̣n ngờ nghệch không tin đó là sự thật. Lúc ấy bé Duy đang bắt đầu vào lớp một bậc tiểu học. Nhà Chờ giờ quạnh quẽ, mẹ con, bà cháu đùm bọc lấy nhau. Không c̣n cha để ông đưa vai gánh vác phần lớn chuyện chi tiêu trong nhà, Chờ có phần khốn đốn khi cả nhà phải trông cậy vào số tiền bán thuốc lá, bánh kẹo mỗi ngày. Mẹ Chờ theo tuổi tác cũng nay yếu, mai đau. Chờ cũng nghe ḿnh cơ hồ đuối sức sau mỗi chiều ngồi đếm những đồng bạc vụn tiền lời buôn bán nhỏ nhoi của ḿnh, rồi Chờ nh́n con mà đau ḷng xót dạ.
Thằng bé ốm tong teo, áo quần nó vá chằn, vá đụp khắp nơi. Đời cô cơ cực đă đành, sao trời lại bắt tội chi thằng nhỏ vừa không cha lại vừa nghèo khổ như vầy.
Một buổi chiều Chờ xuống đ̣ qua Lao Cai, Chợ Lớn mua thêm hàng về bán.
Thất thểu lên bến, cô đếm lại số tiền c̣m cơi trong tay không đủ mua mười cây thuốc lá Bastos, tiền đâu bổ thêm thuốc cho mẹ và mua thêm gạo cho cả nhà. Bận suy tính, Chờ băng qua đuờng Đồng Khánh mà không để tâm nh́n đèn giao thông đang bật đỏ cho khách bộ hành. Bỗng dưng một chiếc xe hơi từ hướng Saigon vụt tới. Tài xế không thắng kịp trước khi đầu xe đâm thẳng vào cái dáng gầy g̣ của Chờ. Cô ngă vật xuống đường khi trong đầu vẫn c̣n những con số chi tiêu mua sắm, bán buôn.
Chiếc xe ngừng lại, mọi người đi đường bu quanh tai nạn, một đôi vợ chồng người ngoại quốc ăn mặc sang trọng từ trên xe bước xuống với vẻ mặt lo lắng. Cảnh sát đến lập biên bản và chủ nhân chiếc xe hơi gây ra tai nạn chở Chờ vào bệnh viện Chợ Rẫy gần đó. V́ lỗi chính do Chờ gây ra và chiếc xe gây tai nạn lại là xe của ngoại giao đoàn nước Pháp nên mọi người trên xe được tạm ra về sau khi đă đem Chờ vào bệnh viện, tuy họ phải chịu một phần trách nhiệm về tai nạn giao thông nầy.
Chiều tối hôm đó ở nhà mẹ Chờ gom số gạo c̣n lại nấu nồi cơm nhỏ, luộc mớ rau dền hái ngoài đám cỏ gần hai ngôi mộ cổ, gắp mấy viên chao khuấy thêm đường, chanh, ớt rồi đợi Chờ về. Đợi đến hơn mười giờ tối chẳng thấy bóng Chờ đâu, sợ bé Duy đói, bà cho cháu ăn trước, dỗ nó ngủ rồi ngồi đợi con gái.
Sự lo lắng làm tinh thần bà thêm căng thẳng, bà nghe khó thở, thỉnh thoảng mắt hoa lên ngờ nghệch trong chập chờn của ngọn đèn dầu hiu hắt. Vừa hửng sáng hôm sau, người xóm miễu Vạn thấy một chiếc xe hơi bóng loáng đậu ngoài đầu hẻm, một đôi vợ chồng “ông tây, bà đầm” xuống xe ngơ ngáo, cùng người tài xế Việt ngó chung quanh. Sau khi họ được hàng xóm chỉ cho nhà Chờ, ngôi nhà sau miễu Vạn, họ vô trong nhà đó. Mười phút sau thiên hạ nhốn nháo khi thấy ông khách bồng xốc bà ngoại Chờ trên tay đem ra xe chở đi cứu cấp. Những ai ṭ ṃ theo dơi mọi diễn tiến từ đầu kể lại rằng mẹ Chờ ngất xỉu v́ ngỡ rằng Chờ đă chết lúc chú tài xế thuật chuyện xe chú đụng phải Chờ. Những người hàng xóm giữ bà vợ ông khách lại, bắt bà trông bé Duy như một cách cầm giữ con tin đối với chủ xe gây ra tai nạn.
(c̣n tiếp)
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsongmedia.com.]