Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27895538
page views since June 01, 2005
Không Để Tái Diễn:

Quan Điểm

Nguy Cơ Cho Dân Chủ Và Nhân Quyền Ở Việt Nam

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Người Mỹ có câu: Anh gạt tôi lần đầu, hổ thẹn cho anh – vì anh không tử tế. Anh gạt tôi lần hai, hổ thẹn cho tôi – vì tôi đã không học được bài học để phòng thân. Chúng ta đang đứng trước tình huống ấy.

Cuối năm nay, theo dự tính đã công bố, Hành Pháp Obama sẽ hoàn tất cuộc thương thảo về Hơp Tác Xuyên Thái Bình Dương với Việt Nam và có thể cũng sẽ ban cấp cho Việt Nam đặc quyền mậu dịch Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát. Nếu vậy, công cuộc tranh đấu cho nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ có nguy cơ sẽ bị đẩy lùi nhiều bước và cuộc đàn áp hiện nay sẽ leo thang nhiều nấc. Đây sẽ là tái diễn điều đã xảy ra cách đây đúng 6 năm.

Tháng 11 năm 2006, TT Bush đến Hà Nội dự hội nghị Hợp Tác Kinh Tế Á Châu và Thái Bình Dương (APEC). Tại đây TT Bush tuyên bố rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, nghĩa là quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì lý do đàn áp tôn giáo. Tháng 12, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đề nghị của Hành Pháp cho Việt Nam hưởng quy chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thường (Normal Trade Relation) thường trực với Hoa Kỳ. Tháng Giêng 2007, Hành Pháp Hoa Kỳ ngay sau đó yểm trợ để Việt Nam được tham gia Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO).

Khi vừa đạt được tất cả những đặc quyền ấy, tháng 3 năm 2007 chính quyền Việt Nam tung ra một cuộc đàn áp rộng lớn và thô bạo kéo dài cho đến ngày hôm nay. Gần 150 nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, dân oan, công nhân, chủ quyền đất nước… bị bắt và bỏ tù. Chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp tôn giáo, cướp đất của các giáo hội và giáo xứ, hành hung tu sĩ và đập phá linh tượng công khai như chưa từng thấy trước đây, kể cả dưới thời cộng sản hà khắc nhất ở ngoài Bắc sau năm 1954 hay ở miền Nam sau năm 1975.



Trước khi hành động, TT Bush đã tiếp ba người Mỹ gốc Việt. Một số người vội vã cho rằng như vậy là chính phủ Hoa Kỳ bày tỏ mối quan tâm. Thật ra đó chỉ là hành động phủ dụ, trấn an cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ trước khi ban cấp các đặc quyền cho Việt Nam mà không đòi hỏi một điều kiện nào về nhân quyền hay dân chủ.

Điều tương tự cũng vừa xẩy ra: báo chí chạy tin Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam tiếp xúc với một lãnh đạo tôn giáo và một nhà tranh đấu nhân quyền. Một số người phấn khởi xem hành động này như một biểu lộ quan tâm. Nhưng câu hỏi cần đặt ra là, tại sao vào thời điểm này?

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình thường niên về nhân quyền ngày 24 tháng 5 và bản phúc trình thường niên về tự do tôn giáo ngày 30 tháng 7. Bản phúc trình về nhân quyền lờ đi cuộc đàn áp các dân tộc thiểu số, tệ trạng tra tấn và bạo lực bởi công an, các cuộc cưỡng chế đất của nông dân... Bản phúc trình về tự do tôn giáo kết luận rằng tình hình không tiến cũng không lùi, và Bộ Ngoại Giao vẫn để Việt Nam ngoài danh sách CPC. Nếu thật lòng muốn lắng nghe để rồi ghi lại trong các bản phúc trình, lẽ ra hai cuộc tiếp xúc kể trên đã phải xảy ra trước đó, thay vì sau khi sự đã rồi.

Phải chăng Hành Pháp Hoa Kỳ lại muốn trấn an, phủ dụ cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ trước khi ban cấp cho Việt Nam những đặc quyền mậu dịch vào cuối năm nay, như Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố trong chuyến thăm viếng Việt Nam mới đây?

Trong bài quan điểm đăng trên tờ Washington Post ngày 26 tháng 8, Giáo Sư Allen S. Weiner của Trường Luật thuộc Đại Học Stanford, lên tiếng kêu gọi Hành Pháp Obama không ban cấp thêm các đặc quyền mậu dịch cho Việt Nam khi mà tình trạng nhân quyền đang rất tồi tệ ở quốc gia này. Đó là lời kêu gọi lương tâm. Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, với 150 nghìn chữ ký thỉnh nguyện, cũng từng kêu gọi lương tâm đến TT Obama, rằng đừng phát triển mậu dịch mà xem nhẹ nhân quyền.

Tuần tới đây một phái đoàn đại diện mậu dịch của Hoa Kỳ sẽ họp tại Hà Nội về các đặc quyền mậu dịch cho Việt Nam. Đây không phải là buổi họp đầu tiên mà đã có một chuỗi những buổi họp như vậy, diễn ra trong âm thầm. Âm thầm và kín đáo đến nỗi một số dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã phải thắc mắc và phản đối vì ngay chính họ cũng bị bưng bít tin tức.

Người Mỹ có câu: Hy vọng điều tốt nhất, nhưng chuẩn bị cho điều tệ nhất. Chúng ta vẫn hy vọng lương tâm của các giới chức Hành Pháp Hoa Kỳ, đứng đầu là TT Obama. Nhưng chúng ta không thể lần nữa để bị hụt hẫng vì hy vọng đặt không đúng chỗ và thiếu chuẩn bị. Những ai quan tâm đến đồng bào và dân tộc, nay đã biết trước việc sắp xảy ra, không thể ngồi yên. Mỗi người, bằng tài trí riêng, cách thức riêng, cần ngăn chặn hiểm hoạ ấy bằng những biện pháp thực dụng hơn là chỉ đơn thuần kêu gọi lương tâm, vì lương tâm thì muốn diễn giải, lý lẽ cách nào cũng được.

Cách của chúng tôi là nương vào các điều khoản chế tài trong luật pháp Hoa Kỳ mà tổng thống bắt buộc phải thi hành đối với quốc gia nào đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Khi đã chế tài thì không thể ban cấp đặc quyền mậu dịch. Cách này không dễ, không đương nhiên thành công nhưng chúng tôi vẫn dấn bước khi nó vẫn còn là cơ hội. Tôi cầu mong rằng nhiều cá nhân và đoàn thể khác tìm những cách thực dụng khác để cùng thực hiện song song trước tình hình cấp bách. Chỉ còn ba tháng nữa để mọi người hành động trước khi sự đã rồi.

Bằng không, chúng ta sẽ phải tự vỗ ngực mà nói: Hổ thẹn cho tôi.   

Posted on Sunday, September 02 @ 14:07:15 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by ngochuynh


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 4.83
Votes: 6


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Đòi Tài SảnQuan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang