Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27812545
page views since June 01, 2005
MS37 - 07/05: Việt Nam Và Nhân Quyền

Quan Điểm

Bản dịch Việt ngữ từ bài viết trên báo The Washington Times, ngày 23 tháng 6, 2005 của TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành UBCNVB, và Bà Kathryn Cameron Porter, Sáng Lập Viên và Chủ Tịch của Leadership Council for Human Rights.

Thủ Tướng Phan Văn Khải đang ở Hoa Thịnh Đốn để chiêu dụ các nhà đầu tư và tranh thủ hậu thuẫn của chính phủ Hoa Kỳ cho việc gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế. Chuyến đi của ông ta, cuộc công du Hoa Kỳ đầu tiên của một thủ tướng Việt Nam thời hậu chiêán, có thể là chỉ dấu cho thấy bước di chuyển chiến lược của Việt Nam nhằm ra xa khỏi ảnh hưởng choán ngợp của Trung Hoa.

Sự hiện diện của Ông Khải ở Mỹ cho thấy sức mạch của thương mại trong việc hàn gắn vết thương của hai cựu thù trong lịch sử cận đại. Tuy nhiên, mậu dịch không thôi chẳng thể nào là căn bản cho một quan hệ lâu bền giữa hai quốc gia. Sự thiếu trầm trọng về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam cộng sản rõ ràng là một cản trở cho mối quan hệ toàn thể và lưỡng lợi.

Năm ngoái, Bộ Ngoại Giao chỉ định Việt Nam là một trong tám quốc gia có thành tích tồi tệ nhất về đàn áp tôn giáo. Với Ông Khải nắm trịch, Việt Nam tự đem lại cho mình sự chỉ định “quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” nhờ vào hàng loạt những cuộc càn quét đối với các tôn giáo. Trong vòng hai năm, chính quyền của ông ta quản chế toàn bộ giới lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, buộc các người thiểu số Thiên Chúa Giáo ngoài Bắc từ bỏ đạo, tra tấn về thể xác lẫn tâm thần nhiều tín hữu của Giáo Hội Mennonite trong Nam, đóng hoặc phá trên 500 nhà thờ Thiên Chúa Giáo và giết nhiều người biểu tình gốc Thượng ở Cao Nguyên Trung Phần.

Nhằm tránh né các biện pháp chế tài gắn liền với quy chế “quốc gia đáng quan tâm đặc biệt”, Ông Khải đã ký kết một thoả thuận với Hoa Kỳ để bảo đảm tự do tôn giáo cho 80 triệu công dân Việt. Ngay trong lúc Ông Khải và Tổng Thống Bush tuyên bố bản thoả thuận “cột mốc” này, giới chức Việt Nam tiếp tục cuộc công kích hung bạo đối với các giáo hội độc lập, và đối với giới lãnh đạo cùng với các tín hữu của các giáo hội này.

Cùng ngày Ông Khải đến Hoa Kỳ, công an của ông ta ở Sàigòn xâm nhập tư gia của Mục Sư Nguyễn Hồng Quang và giải tán lễ cầu nguyện của vợ Mục Sư  Quang và 15 tín hữu. Ông Quang, nhân vật lãnh đạo Hội Thánh Mennonite Việt Nam và cũng là một luật sư và người tranh đấu cho nhân quyền, hiện đang bị ba năm tù do đối đầu với công an khi công an quấy nhiễu tín đồ của ông.

Khi được các ký giả ngoại quốc hỏi về những hành động vi phạm này, Ông Khải phủ nhận tất cả các lời cáo buộc về đàn áp hay bắt bớ liên quan đến tôn giáo. “Trong hàng ngàn năm lịch sử Việt Nam, chưa hề có mâu thuẫn về tôn giáo ở đất nước tôi,” ông ta trả lời với các ký giả ở Seattle. Đây không phải là câu trả lời của một nhà lãnh đạo tôn trọng các tín điều của dân hoặc công luận Hoa Kỳ. Thay vào đó, lời tuyên bố này nhắc nhở chúng ta về não trạng chối bỏ cổ hủ kiểu Sôviết ngược hẳn với mẫu người “vị cải cách” mà ông ta tự khoác cho mình.

Thoả thuận cột mốc được ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tạo cho chính quyền Việt Nam một cơ hội độc nhất và trách nhiệm để thu hồi các điều luật nặng tính đàn áp và tôn trọng những quyền làm người và tự do tôn giáo được quốc tế công nhận của mọi công dân. Để đáp lại lòng tin mà Ông Bush uỷ thác nơi mình, Ông Khải phải có một số hành động thiện chí.

Ông ta phải trả tự do ngay cho tất cả các tù nhân tôn giáo được chính phủ Hoa Kỳ biết đến, kể cả Mục Sư Trường, cấp hộ chiếu cho mọi người mà Hoa Kỳ sẵn sàng định cư, và xử trị mọi giới chức chính quyền có hành vi đàn áp tôn giáo. Được vậy, Ông Khải may ra sẽ đưa đất nước ra khỏi sự chỉ định “quốc gia đáng quan tâm đặc biệt” và tháo gỡ được một vật cản lớn trong nỗ lực hợp tác song phương chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Quan trọng hơn, ông ta sẽ cho Hoa Kỳ thấy rằng mình là người thành tín và có thực tâm biến Việt Nam thành một đối tượng hợp tác đáng tin cậy và khoan dung.

Còn đối với Ông Bush, gắn liền mậu dịnh với nhân quyền sẽ giúp ông ta đạt được viễn kiến giữ Hoa Kỳ làm ngọn hải đăng cho tự do và làm người dẫn đạo tốt trong vị thế của nền kinh tế đứng đầu thế giới. Bảo vệ cho niềm tin của mình về tự do và dân chủ ở Việt Nam sẽ đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Vừa đạt được những mục tiêu địa lý chính trị là thúc Việt Nam ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Hoa và đem lại ổn định trong vùng, Ông Bush vừa có thể đem đến một kỷ nguyên phục hưng dân chủ hết sức cần thiết cho nhân dân Việt Nam.

Mạch Sống Số 37, tháng 7, 2005

 

Posted on Thursday, September 08 @ 16:33:09 EDT by admin
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by admin


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Quan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang