Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27896376
page views since June 01, 2005
MS120 - 7/12: Thêm Giáo Dân Tị Nạn Cồn Dầu Đến Mỹ

Tị Nạn

Ngọc Lan/Người Việt

LOS ANGELES (NV) -Một giáo dân tị nạn Cồn Dầu vừa đến Hoa Kỳ hôm Thứ Năm, sau hơn hai năm lánh nạn tại Thái Lan, qua vận động của tổ chức BPSOS.

“Tôi mừng lắm, tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc hơn mọi người khi đến được Hoa Kỳ an toàn,” cô Nguyễn Thị Như Huỳnh, 21 tuổi, giáo dân Cồn Dầu, nói với phóng viên nhật báo Người Việt, khi đặt chân đến khách sạn Motel 6, bên ngoài phi trường quốc tế Los Angeles.

Cô Nguyễn Thị Như Huỳnh trả lời phỏng vấn phóng viên Ngọc Lan (phải) của nhật báo Người Việt và phóng viên Phạm Khanh của đài truyền hình Little Saigon TV, ngay khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ, hôm Thứ Năm. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)



Với một giọng đầy cảm động và rưng rưng nước mắt, cô nói tiếp: “Ðiều tôi lo lắng bây giờ là mẹ tôi còn ở Việt Nam, rồi thân nhân, giáo dân trong giáo xứ. Tôi nhớ nhà lắm và cảm thấy cô đơn, chưa biết tương lai như thế nào.”

Và cô nói thêm: “Xin cảm ơn BPSOS và những tổ chức đã giúp đỡ tôi trong thời gian ở Thái Lan. Khi lên máy bay tại Bangkok, tôi rất lo và buồn, vì không thấy một người Việt Nam nào, muốn nói tiếng Việt cũng không được. Tôi không bao giờ nghĩ có ngày gặp phải tình trạng này, vì từ trước tới nay, tôi chỉ ở trong giáo xứ.”

Cô Nguyễn Thị Như Huỳnh là giáo dân tị nạn Cồn Dầu thứ năm đến Mỹ. Hồi Tháng Năm, có bốn người tị nạn Cồn Dầu đến Hoa Kỳ, hiện định cư tại Raleigh, North Carolina.

Khi được hỏi về cuộc sống tị nạn ở Thái Lan, cô Huỳnh trả lời: “Cuộc sống ở đó rất sợ hãi, không chỉ cho mình, mà cho cả người thân ở quê nhà. Bản thân tôi rất cô đơn, và luôn lo lắng không biết bao giờ mới được đến bến bờ tự do.”

Rồi cô kể lý do tại sao cô trở thành người tị nạn.

“Khi tham gia hát lễ tại đám tang của cụ bà Maria Ðặng Thị Tân, tôi cũng như ca đoàn cùng đứng gần quan tài,” cô Huỳnh nhớ lại. “Sau khi đưa xác qua gần đến cổng nghĩa địa, chúng tôi bị công an chặn lại, không cho đem xác vào chôn. Giáo dân cũng như gia đình tang quyến đứng đợi chính quyền đến giải quyết, nhưng họ không giải quyết mà còn tăng cường thêm lực lượng rất đông cảnh sát cơ động.”


 
Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng và cô Nguyễn Thị Như Huỳnh, tại khách sạn Motel 6, Los Angeles. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Cô kể tiếp: “Họ mang theo súng, roi điện, ba-ton dài. Ðến gần 12 giờ trưa thì công an ập vào đánh tới tấp vào chúng tôi. Khi tiếng súng đầu tiên nổ lên, mọi người chạy tán loạn. Tôi chạy lên sân nhà bác Trần Bình gần đó, thì có hai cảnh sát cơ động dùng ba-ton đánh vào vai tôi, họ còn đá vào hông tôi, và tiếp tục xách nách tôi quăng xuống đường. Tôi cố chạy nhưng họ bắt được và giải tôi đi về xe giam.”

Sau khi được thả ra, cô Huỳnh, lúc đó 19 tuổi, cùng một người cậu trốn sang Lào, theo cô cho biết. Rồi từ đó họ trốn sang Thái Lan và sống nay đây mai đó cho đến nay.

Giáo xứ Cồn Dầu tọa lạc tại quận Cẩm Lệ, thành phố Ðà Nẵng. Hồi Tháng Năm, 2010, tại đây xảy ra một vụ tranh chấp được truyền thông quốc tế nói là “liên quan đến đất nghĩa trang,” và lực lượng công an xuất hiện, “chặn người dân” trong lúc họ đang chuẩn bị chôn cất một bà cụ 82 tuổi. Sau khi sự việc xảy ra, một số giáo dân phải bỏ trốn sang Thái Lan lánh nạn.

Khi được hỏi về dự định trong những ngày tới, cô Huỳnh trả lời: “Chưa biết như thế nào, tôi rất muốn đi học trở lại, nhưng tiếng Anh còn yếu quá. Trước mắt, tôi sẽ kiếm việc gì đó làm để tự sống, rồi tính sau, rồi phải làm cái gì đó giúp những người còn lại, nhất là mẹ tôi còn kẹt ở Cồn Dầu.”

Ðược biết, ngày hôm sau, cô Huỳnh sẽ bay đi tiểu bang Tennessee sống với một người chú.

Cũng có mặt tại khách sạn, Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, cho biết mặc dù ông rất mừng đưa được thêm một người tị nạn đến Mỹ, BPSOS vẫn còn nhiều việc phải làm trong những ngày tới.


 
Cô Nguyễn Thị Như Huỳnh và phóng viên Dân Huỳnh tại phòng biên tập nhật báo Người Việt. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

“Qua sự vận động của BPSOS, trong số hơn 80 người còn kẹt ở Thái Lan, 54 người đã có quy chế tị nạn, còn hơn 30 người chưa có,” Tiến Sĩ Thắng nói. “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những hồ sơ này để sớm được chuyển sang Hoa Kỳ, hoặc nếu có gì trục trặc, chúng tôi sẽ can thiệp.”

“Tuy nhiên, trong số này, có 5 người bị Cao Ủy Liên Hiệp Quốc khước từ quy chế tị nạn,” ông Thắng nói thêm. “Và chúng tôi đang trong tiến trình xem xét để kêu gọi Cao Ủy tái cứu xét những trường hợp này.”

“Mục tiêu cuối cùng của BPSOS là giúp tất cả những người này được định cư,” ông kết luận.

––-

Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com

Mạch Sống trích đăng từ trang Người Việt. Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=150401&zoneid=1

Posted on Wednesday, June 20 @ 10:19:26 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tị Nạn
· News by ngochuynh


Most read story about Tị Nạn:
Tị Nạn ở Thái Lan: Bảo Vệ Pháp Lý

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tị Nạn


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang