Ts. Nguyễn Đ́nh Thắng
(Viết phỏng theo lời phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm ngày quốc hận và giỗ tổ Hùng Vương, tổ chức bởi Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Montréal, ngày 29 tháng 4 ở Montréal, Canada.)
Xin kính chào quư vị lănh đạo và thành viên của tổ chức Công Đồng Người Việt Quốc Gia Montréal. Xin kính chào tất cả quư vị quan khách và đồng hương ở Montréal.
Thật ư nghĩa để nói về đất nước và dân tộc trong không khí trang nghiêm của ngày giỗ tổ Hùng Vương và trong kư ức đau buồn của ngày 30 tháng 4.
Tôi cảm ơn diễn giả Nguyễn Bá Hoa vừa nhắc đến sự tích Thánh Gióng. Vào đời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lăng nước ta, cướp đất, lấy của, bắt dân ta làm nô lệ -- chẳng khác ǵ t́nh cảnh của đất nước chúng ta ngày hôm nay. Trong thời li loạn ấy, có một đứa trẻ sinh ra trong hàng dân dă, 3 năm không đi được, không nói được. Một hôm nghe lệnh vua truyền cần người đuổi giặc, cứu giang sơn. Cậu bé đứng phắt dậy vươn vai thành chàng trai Phù Đổng, cưỡi ngựa sắt ra trận, đánh tan giặc phương Bắc.
Đó là biểu tượng của một dân tộc, sau thời gian suy nhược đă bật dậy, lớn mạnh lên như thổi để tự cứu.

Ts. Thắng chia sẻ tâm t́nh với đồng hương ở Montréal, Canada, ngày 29/4/2012 (ảnh của Trịnh Độ)
Qua sự tích Thánh Gióng, tôi muốn nói đến trọng tâm hàng đầu của ngày hôm nay, khi đất nước đứng trước hoạ diệt vong, là phát huy nội lực cho dân tộc, mà khởi đầu là chính chúng ta ở hải ngoại, v́ chúng ta cũng là một bộ phận của giống ṇi tiên rồng.
Năm xưa ở Hội Nghị Diên Hồng tổ tiên chúng ta đă hỏi nhau: nên hoà hay nên chiến? Quyết chiến! Tiền nhân chọn liều thân để bảo vệ quê hương. Nhờ vậy mà gịng giống Việt mới tồn tại và chúng ta mới có ngày hôm nay. Thế nước yếu lấy ǵ lo chiến chinh? Hy sinh! Người xưa đă hy sinh th́ ngày nay chúng ta cũng vậy, dù không đến nỗi phải hy sinh tính mạng hay tự do như đồng bào trong nước.
Tôi kêu gọi chúng ta hy sinh cái ngă của ḿnh, vượt qua những dị biệt, những bất đồng nho nhỏ để dồn trí và lực cho đại cuộc. Trong hai năm qua, kể từ 30 tháng 4 năm 2010, tôi bắt đầu một hành tŕnh đến rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ và gần đây đến Canada để gặp gỡ và nhận diện những người có ḷng, có năng lực để cứu dân cứu nước. Tôi gọi họ là hào kiệt nước Nam. Tất cả quư vị đang ngồi đây cùng hướng ḷng về tổ quốc và dân tộc th́ quư vị chính là các hào kiệt nước Nam đấy. Trong hành tŕnh này, tôi đă gặp rất nhiều hào kiệt nhưng vẫn không đủ v́ đại cuộc quá lớn. Chúng ta phải gom thêm người, và những người đă có th́ phải bảo vệ, ǵn giữ, trân quư để không phí hoài, thất thoát. Chúng ta phải lôi kéo, thu hút những người trẻ để tiếp nối bao thế hệ đi trước v́ công cuộc tranh đấu c̣n dài đằng đẵng.
Tôi kêu gọi chúng ta hy sinh sự cầu an cho riêng ḿnh. Nếu chúng ta chỉ là công dân Canada, sống ở một đất nước thanh b́nh, th́ tối nay về chúng ta có thể ngủ yên giấc của nguời công chính v́ đă làm đầy đủ nghĩa vụ công dân trong ngày. Nhưng chúng ta c̣n là người Việt Nam. Là người Việt công chính th́ chúng ta không thể ngủ yên khi vận nước ngả nghiêng. Chúng ta không có quyền ơ hờ, thoái thác. Chúng ta không thể chọn việc làm theo ư thích và đùn đẩy trách nhiệm cứu nước cho người khác. Chúng ta không thể lập luận, tôi không làm chính trị. Chúng ta phải làm tất cả những ǵ mà trách nhiệm trước lịch sử đang đ̣i hỏi nơi chúng ta.
Tôi kêu gọi chúng ta hy sinh cách làm riêng rẽ để cùng nhau vận động thế giới tự do yểm trợ cho cuộc giải cứu đất nước và dân tộc. Điển h́nh là chiến dịch thỉnh nguyện thư vừa qua, không những đă có sự phối hợp trong tập thể người Việt ở khắp Hoa Kỳ mà c̣n có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Hoa Kỳ và Canada, rồi đến Úc, rồi đến Âu Châu trong công tác quốc tế vận. Chúng ta phải biến đau thương của ngày 30 tháng 4 thành vận hội cho dân tộc. Khi các vua Hùng dựng nước Văn Lang và mở mang bờ cơi, quốc tổ của chúng ta không thể ngờ rằng 5 ngh́n năm sau những giọt máu tiên rồng của Mẹ Việt Nam đă trải rộng khắp năm châu, kể cả ở thành phố Montréal này. Dân tộc Việt Nam không chỉ giới hạn trong phạm vi giải đất h́nh chữ S mà 4 triệu con dân Việt hiện là công dân của các quốc gia đại cường và dân chủ. Quốc tế vận là trách nhiệm của chúng ta. Đồng bào trong nước dù có tài trí, dù có can trường cách mấy cũng không thể nào làm thế cho chúng ta được.
Đó chính là ba mục tiêu chiến lược cho tất cả người Việt ở hải ngoại trong giai đoạn 3 năm, 5 năm tới đây. Mục tiêu chiến lược thứ nhất là chấn hưng dân khí, để mọi người trong chúng ta vượt qua sự sợ hăi và e dè; để mọi người trong chúng ta ư thức trách nhiệm đối với dân tộc trong cơn thập tử nhất sinh. Thứ hai là tạo sức mạnh bằng cách quy tụ và phối hợp trên phạm vi toàn quốc và toàn cầu. Thứ ba là vận động thế và lực của thế giới tự do để đẩy lùi gọng kềm của chế độ đang thống trị quê hương và của thế lực bắc phương. Khi mà đại bộ phận của dân tộc đang bị ḱm hăm, vây bủa th́ chúng ta ở ngoài này phải bước những bước đầu và tạo điều kiện cho cả dân tộc đứng dậy, vươn vai làm Thánh Gióng. Chúng ta có phương tiện, có thế đứng, có điều kiện để vẫy vùng trong các xă hội tự do, dân chủ.
Đứng trước hoạ diệt vong của dân tộc, chúng ta không thể ngồi yên. Chúng ta có trách nhiệm với tổ tiên từ ngàn xưa và với các thế hệ trong ngàn sau để ḍng sử Việt không đi vào ngơ cụt.
Ngày hôm nay chúng ta tri ân quốc tổ đă mở đường dựng nước, và bao nhiêu thế hệ tiền nhân đă nằm xuống để ǵn giữ sơn hà. Tri ân th́ phải trả ân. Chúng ta hăy trả ân bằng cách nhận lănh trách nhiệm mà lịch sử đang giao phó cho chúng ta, 4 triệu người Việt ở hải ngoại.
Xin chân thành cảm ơn.
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsongmedia.com.]