Góp Gió Thành Băo
Ts. Nguyễn Đ́nh Thắng
Mục tiêu chiến lược là yếu tố cần để huy động tổng lực của đại khối. Khi một ngàn người cùng đưa thuyền ra biển và mạnh ai nấy chèo, th́ càng chèo lại càng tản mác trên mặt biển mênh mông. Nhưng nếu trước khi ra biển có giao ước với nhau: “hăy nhắm Sao Bắc Đẩu”, th́ mạnh ai nấy chèo họ vẫn sẽ tụ lại thành đoàn thuyền cùng tiến về một hướng. Mục tiêu chiến lược chính là Sao Bắc Đẩu ấy.
Trước đại nạn của dân tộc, chúng ta nhất thiết phải có chung một số mục tiêu chiến lược cho từng giai đoạn. Lúc ấy mỗi người một việc, dù lớn dù nhỏ, dù có phối hợp hay không, th́ vẫn cùng góp phần vào đại cuộc. Bằng không th́ dù cố gắng cách mấy, bỏ công sức và tài nguyên ra bao nhiêu, th́ vẫn chỉ là những nỗ lực rời rạc, manh mún.
Nhưng mục tiêu chiến lược phải đặt đúng chỗ. Bằng không th́ cũng sẽ phí hoài tâm huyết, công sức, và tài nguyên v́ làm sai việc. Mục tiêu chiến lược trong giai đoạn hiện nay phải giúp dân tộc tự giải thoát khỏi cơn đại hoạ, nghĩa là phải trùng với ba mục tiêu gốc: chấn dân khí, phát triển đội ngũ tiên phong, và đẩy lùi các trở lực.
Đồng ḷng về mục tiêu chiến lược sẽ giúp chúng ta:
(1) Chọn đúng việc để làm. Khi gặp đại nạn th́ cũng có nghĩa là đang trong t́nh trạng khiếm khuyết năng lực và tài nguyên để vượt thoát; như vậy chúng ta bắt buộc phải đặt ưu tiên, và tuyệt nhiên không hao phí công sức hay thời giờ của ḿnh và của người khác vào những việc nằm ngoài mục tiêu chiến lược.
(2) “Bám trụ” với công việc; không bị chia trí, chao đảo để mất định hướng và không ôm đồm để mất tập trung. Có vậy chúng ta mới có thể phát huy nội lực, tích luỹ kinh nghiệm, và chuyên môn hoá công việc để từng bước vượt qua trở lực.
Sau đây là hai ví dụ minh hoạ về “chọn việc” và “bám trụ”.
Nạn buôn người ở Việt Nam gồm hai lănh vực: (1) buôn lao động trong các chương tŕnh do nhà nước thực hiện và quản lư; và (2) buôn phụ nữ và trẻ em bởi các tập đoàn tội phạm tư nhân mang tính cách cá lẻ. Chỉ có chống buôn lao động mới có thể đáp ứng các mục tiêu chiến lược kể trên v́ nó yểm trợ cho nạn nhân tự đ̣i quyền lợi, đẩy lùi chính sách vi phạm quyền của người lao động, và phát triển một số người tiên phong từ trong hàng ngũ công nhân ở ngoài nước và những người quan tâm ở trong nước. Đối phó với những tội phạm cá lẻ không đáp ứng mục tiêu chiến lược trong giai đoạn hiện nay, chưa kể có thể bị phản tác dụng và đi ngược với mục tiêu chiến lược (sẽ được giải thích trong bài khác).
Chiến dịch Cứu Cồn Dầu, phát động vào tháng 7 năm 2010, có ba mục tiêu: bảo vệ những người đă chạy thoát khỏi Việt Nam, đẩy lùi sự đàn áp của chính quyền đối với người ở lại, và bảo vệ sự trường tồn của Xứ Đạo Cồn Dầu. Sau một năm rưỡi, chiến dịch này đă qua 4 giai đoạn. Đến nay, người dân đă bớt sợ, chính quyền bớt hung hăn, và một nhóm tiên phong đă biết phối hợp trong với ngoài. Giai đoạn 5, cũng là giai đoạn cuối cùng, sẽ khởi sự trong nay mai. Trước và sau Cồn Dầu có nhiều vụ tương tự, nhưng chiến dịch đă “bám trụ” để thực hiện đến cùng ba mục tiêu đă đề ra từ đầu. Và những nơi khác có thể lấy đó làm mẫu mực để tuỳ nghi áp dụng, qua những chiến dịch tương tự được thực hiện bởi những tổ chức khác nhau.
Mục tiêu chiến lược giúp chúng ta chủ động, biết việc phải làm và những việc không làm, không bị tản lực v́ mất tập trung, và không bị chao đảo hay mất định hướng.
Tóm lại, muốn đưa dân tộc thoát cơn đại nạn, mỗi chúng ta, trong và ngoài nước, phải chọn đúng việc và đeo đuổi việc ấy trong một thời gian đủ dài để có kết quả. Khi cùng chung mục tiêu chiến lược th́ mỗi người, mỗi nhóm, mỗi tổ chức “bám trụ” công việc của ḿnh mà vẫn góp phần huy động và phát triển toàn lực của dân tộc để vượt trở lực ở trong và từ ngoài. Đó là cách góp gió thành băo, gom lạch thành sông.
Tôi tin rằng, nếu chúng ta, những người quan tâm ở trong và ngoài nước, quyết tâm quyết chí thực hiện điều này trong ba năm tới, th́ chính chúng ta sẽ mở ra vận hội cho dân tộc để tự giải thoát.
***
Sách Thông Điệp Hy Vọng & Trách Nhiệm của Ts. Nguyễn Đ́nh Thắng nay có thể tải xuống từ internet tại đây.
Phát hành ngày 30 tháng 4, 2010, sách này vạch ra kế hoạch mười năm, với những bước cụ thể, để phát triển thế lực cho cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ đồng thời thay đổi vận mạng của dân tộc ở Việt Nam. Kế hoạch này dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của chính tác giả trong hơn ba thập niên, và tất cả các đề nghị đưa ra đều đă và đang được thực hiện ở những tầm mức khác nhau.