Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HĂY CỨU CỒN DẦU
:: Đ̉I TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đ́nh
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đ́nh
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ư Kiến Độc Giả
· Liên lạc ṭa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· T́m kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
T́m Kiếm


Hit Counter
We received
26922360
page views since June 01, 2005
MS110 - 09/11: Ngọn Đồi Trầm Lặng

Truyện Ngắn

Trần Hồng Văn phóng tác

Từ bất cứ hướng nào trong khoảng bán kính ba cây số người ta cũng nh́n thấy những đỉnh đồi hay xa hơn nữa là những rặng núi chập chùng. Chung quanh nhà máy cưa là một dăy nhà tập thể dành cho các nhân công và gia đ́nh. V́ khí hậu ở đây là ôn đới nên kiến trúc của khu nhà tập thể này khác hẳn với các khu nhà tập thể khác trong nước, nó kéo dài và thấp, chung quanh là những miếng ván gỗ b́a c̣n mái là những tấm tôn. Nhà máy cưa là một nhà chứa gỗ, bốn bên bỏ ngỏ, trong đó có những đống gỗ cao hơn cả ngọn những cây mọc chung quanh. Từ nơi đây, những cột khói bốc lên, tiếng hơi nước, tiếng máy bào, tiếng xẻ cây. Khi công việc ngưng, tất cả trở về im lặng ngoại trừ đôi khi người ta nghe thấy tiếng chó sủa hay tiếng trẻ con chơi đùa.



Cây cối nơi này cũng không giống cây mọc ở những vùng đất liền. Đó là loại cây thông vùng cao nguyên, những cây sồi c̣i cọc thấp lùn và vài loại thảo mộc hoang như đỗ quyên, dâu, hồng và tre nứa, c̣n các loại dương xỉ th́ mọc tràn lan khắp nơi. Những hang động là nơi cất các cỗ quan tài hay các hũ tro cốt của dân chúng sống trong bộ lạc xa xưa. Chúng được đặt trên những tảng thạch nhũ phẳng và đẩy sâu vào trong các kẽ nứt. Cũng có hang động được đào sâu vào bên sườn núi do tàn quân Nhật Bản tạo ra trong thế chiến thứ hai. Phía trên những hang động là một đầm lầy lúc nào trong mùa mưa cũng xanh v́ rong rêu và các thảo mộc mọc dưới nước và vào mùa khô là một lớp màu nâu. Vào những tháng tư và tháng năm là mùa khô, cả tháng không có giọt mưa, những cây sồi và các loại cây kư sinh mọc chung quanh chiếc đầm bị cái nóng nung nấu khiến chúng phải oằn ḿnh xuống, tạo nên những tiếng động lách tách liên tục.

Cách nơi này khoảng hai cây số có một người đàn bà Nhựt Bản sống trong một căn lều, căn lều này được xây bằng đá và những mảnh ván gỗ thông, đó là tiến sĩ Sato, một nhà nhân chủng học. Trước kia căn lều dùng làm nơi nghỉ chân cho những người đi từ những tỉnh Baguio và Ilocos tới vùng cao hơn. Bây giờ thuộc quyền sở hữu của công ty khai thác lâm sản và được dành cho nhân viên canh gác, nhưng những người này không sử dụng tới. Buổi trưa họ thường nghỉ dưới những lùm cây mát bên bờ suối, khi hết giờ làm việc th́ trở về khu chung cư với gia đ́nh.

Một ngày nọ, tiến sĩ Sato, giáo sư môn Nhân Chủng Học tại Đại Học Đông Kinh bước xuống xe buưt, trên tay cầm một lá thư gửi cho Bob Lester, giám đốc công ty. Một người bạn tên là Jack Kobayashi hiện ở San Francisco viết cho Bob Lester, giới thiệu và nói là tiến sĩ Sato đang nghiên cứu về nhân chủng tại vùng này, nhờ Bob kiếm cho bà một chỗ cư ngụ.

Tiến sĩ Sato vui mừng khi Bob dành cho bà căn lều này. Elisa, vợ của Bob và là một người Phi Luật Tân giúp bà sắp xếp lại ngôi nhà tạm thời, chẳng bao lâu dưới bàn tay của hai người đàn bà, căn lều hoang đă biến thành một nơi trú ẩn an toàn.

Ngoài tính hiếu khách, Elisa c̣n thầm kính trọng bà Sato v́ kiến thức cũng như sự can đảm của bà đă dám tới nơi hoang dă này để nghiên cứu. Một buổi chiều, hai người cùng ngồi uống trà, Elisa tràn ngập niềm vui v́ có cảm giác đă giúp được nhiều cho người bạn mới. Căn lều thật sạch, sách báo được xắp gọn gàng trên kệ, những dụng cụ cần thiết cho việc nghiên cứu được đặt vào những nơi an toàn và tiện lợi.

- Tôi phải nói lời cám ơn ông Lester và bà thật nhiều.

- Bà Sato nói trong khi uống một ngụm trà.

- Nhờ có bà mà mọi việc ở đây đối với tôi trở nên dễ dàng.

- Tôi cũng rất vui được giúp bà, Tiến Sĩ Sato ạ. Mong là có nhiều kết quả tốt trong việc nghiên cứu. Ngoài ra nếu cần ǵ khác xin cứ cho tôi biết.

- Cám ơn bà nhiều.

- Ngừng lại ít phút, bà nói tiếp.

- Cho xin hỏi là trong thời chiến tranh, nơi này xẩy ra những trận đánh kinh hồn, phải vậy không?

- Vâng, đúng vậy. Thung lũng nằm ở phía nam ngọn đồi này là nơi kháng cự cuối cùng của tướng Nhật Bản Yamashita.

Làn hơi nước từ chén trà bốc lên làm mờ mắt bà. Dù rằng khả năng Anh ngữ của bà thật giỏi nhưng lúc này bà nói từng chữ một và đầy thận trọng:

- Như vậy lúc đó chắc bà cũng chịu nhiều khổ sở lắm nhỉ.

- Đúng vậy, c̣n bà th́ sao?

Tiến sĩ Sato đứng dậy, bà bỏ thêm củi vào ḷ sưởi:

- Tôi cũng thế.

Khi trở lại chỗ ngồi, bà nói sang chuyện khác trong khi trong đầu lại thầm nghĩ: “Tại Nhật, có một ḷ sưởi như thế này là một xa xỉ, ngọn lửa thật đẹp trong một ḷ sưởi đầy củi, tương tự như một ngọn đồi có đầy hoa đỗ quyên bao phủ”. Không biết bà Lester có biết là bộ lạc tiền sử đang sinh sống tại cực nam đảo Đài Loan hiện nay có h́nh dạng, cách ăn mặc và cách sinh sống tương tự như giống dân Igorot ở đây hay không? Tiến sĩ Sato đă viết một bài khảo cứu về khám phá này.

Buổi chiều hôm đó trong bữa cơm tối, Bob hỏi Elisa về nhà nghiên cứu nhân chủng học. Bà nói cho Bob biết những việc bà đă giúp bà Sato.

- Thế bà ta là người như thế nào?

Bà Lester ngạc nhiên v́ ít khi ông chồng hỏi bà về người khác. Bà trả lời:

- Bà ấy là người hiểu rộng. Em cũng vui ngồi uống trà và nói chuyện với bà ta.

- Bà ấy là một nhà nghiên cứu nổi tiếng tại Nhật. Thế bà ta có nói có người chồng bị giết ở Phi Luật Tân không?

Jack có kể cho anh nghe…

Bà Lester ngắt lời, môi cong lên:

- Th́ có ǵ đặc biệt? Đă có hàng chục, hàng trăm ngàn người Mỹ, Nhật, Phi Luật Tân bị giết trong trận chiến vừa qua trên đất nước này.

Hơi ngạc nhiên trước phản ứng của bà, ông pha tṛ lảng sang chuyện khác:

- Anh th́ chẳng làm ǵ cả, chỉ biết lái xe ủi đất, chặt cây, thế thôi.

Tiến sĩ Sato như bị cuốn hút vào công việc t́m ṭi, nghiên cứu. Hai vợ chồng bà Lester nghe đầy đủ tin tức về bà như đi bộ trong rừng, len lỏi vào các hang động, lần ṃ trên các con suối hay chui vào các hang chồn cáo. Họ nghĩ là bà thành công trong việc nghiên cứu mà bà đang theo đuổi.

Thường th́ mỗi chủ nhật bà tới khu chung cư của công nhân để mua thực phẩm, và các vật dụng cần thiết khác. Vào những ngày này, hàng hoá được vận chuyển từ các tỉnh ở phía Nam lên như Baguio hay từ phía Bắc vào như Bontoc. Sau khi mua sắm xong, bà hay ghé thăm hai vợ chồng bà Lester để uống trà hoặc vào lúc trời lạnh th́ uống một ly rượu “rum”. Đôi khi bà biếu bà Lester một rổ nấm rơm mà bà kiếm được trong rừng, một bó hoa hay dâu rừng có cả cành, rồi bà hướng dẫn cho Lester về nghệ thuật cắm hoa, đổi lại Lester tặng bà những tạp chí, sách báo.

Giao dịch giữa đôi bên thật tốt đẹp, mỗi lần họ gặp nhau là những trận cười và những lời nói thật tốt đẹp, tuy vậy t́nh bạn của họ như có một bức màn mỏng nhưng thật bền ngăn cản khiến họ không đi tới mức quá thân mật.

Thật lạ lùng khi có một lần Elisa đi bộ trong núi, bà cảm thấy có một lực thúc đẩy bà phải tới căn lều. Đó là những ngày cuối cùng sắp chấm dứt một năm giao kèo nghiên cứu của Tiến Sĩ Sato. Elisa chưa bao giờ tự động tới căn lều nếu không được mời. Bà cố kiềm hăm ḷng háo hức này v́ sợ là quá đột ngột sẽ làm tổn thương người bạn chăng. Tới ngă ba đường, bà ngừng chân để nghỉ mệt. Phía dưới là khu chung cư, một bức tranh của sự an b́nh. Hôm nay là ngày lễ quốc khánh nên những tiếng động của khu công nghệ im bặt, giữa các căn nhà, h́nh bóng người qua lại, khói đă bốc lên từ ống khói của ngôi nhà ăn tập thể hay từ khu gia cư. Bà đứng dậy và hướng về phía ngôi lều của bà Sato.

Những cây thường niên mọc dầy quanh căn lều và bụi cây thiên lư đă vươn cao tới tận mái. Đứng trước cửa một lát, bà gơ nhẹ ba tiếng. Tiến sĩ Sato đứng ở ngay lối ra vào:

- Tôi biết thế nào bà cũng tới, mời vào.

- Bà biết là tôi tới? - Bà Elisa ngạc nhiên sững người. Bà từng làm thơ, vẽ và thỉnh thoảng diễn kịch, tự cho ḿnh có tính nghệ sĩ, bà tin vào giác quan thứ sáu nhưng lại không ngờ người đàn bà Nhật Bản chuyên nghiên cứu về khoa học này lại có giác quan này mạnh hơn cả bà nữa.

Nh́n thấy nét mặt bà Sato có vẻ bất thường, bà Elisa lấy tay sờ lên trán:

- Tôi không phải là một y sĩ, nhưng sao trán bà nóng vậy?

- Tại căn pḥng của tôi hơi nóng. Tôi cũng đă uống há viên aspirin rồi.

- Bà nên tới nhà chúng tôi ở th́ tiện hơn v́ có sẵn bác sĩ của công ty.

- Chẳng ngại ǵ, có lẽ tại tôi hơi bị căng thẳng thần kinh. Tôi chỉ thấy hơi mệt và nhức đầu một chút thôi. Rồi tiến sĩ Sato cười nhẹ:

- Bà là một người nội trợ dản dị, khiêm nhường và t́nh cảm. Đừng lo nhiều cho tôi như vậy. Nếu có thể th́ tối nay cho tôi mượn một cô người làm tới đây được rồi.

- Tôi sẽ gửi một đứa nhỏ tới để bà sai vặt, bây giờ để tôi đun nước pha trà nhé.

Hơi ấm của chiếc ḷ sưởi làm tăng mùi nhựa thông tỏa ra, tiếng kêu tí tách từ những khúc củi xuyên thủng vào bức màn im lặng dầy đặc. Th́nh ĺnh tiến sĩ Sato cất tiếng hỏi:

- Elisa, chắc là bà không bao giờ tha thứ cho chúng tôi, phải vậy không?

Bà Elisa hiểu ngay bà Sato muốn nói ǵ:

- Có phải là thái độ của tôi giống như chúng tôi vẫn ở trong thời kỳ chiến tranh hay sao?

- Không, nhưng chính việc cố làm ra b́nh thản đó lại khiến nét đau khổ đôi khi hiện lên nét mặt. Tôi hiểu là bà đang bị dằng co giữa cái đúng và sai, tha thứ và hận thù. Ngay từ đầu tôi đă có nhận xét là bà cố quên những sự đau khổ do chiến tranh gây ra, tôi muốn tránh nói đến chữ hận thù. Bà thấy không, chúng ta đều biết giữa hai người đàn bà nói chuyện với nhau, ḿnh có thể hiểu rơ nhau hơn.

Im lặng lại tràn ngập căn pḥng. Elisa rót thêm trà vào tách rồi chậm rải nói:

- Tiến sĩ Sato ạ. Tôi có hai người anh, họ đều là lính trong quân đội chính quyền lúc đó. Khi quân Nhật xâm chiếm toàn nước Phi Luật Tân th́ quân đội Phi bị tan ră. Tôi tham gia vào phong trào kháng chiến. Là liên lạc viên, thật là nguy hiểm mỗi khi phải di chuyển từ tỉnh này qua tỉnh kia. Thời gian không đi công tác th́ tôi làm việc trong các tiệm ăn. Ḷng tôi sôi sục mỗi khi khách hàng là người Nhật bước vào tiệm và càng giận dữ hơn nữa khi khách là người Phi cộng tác với quân thù, họ khoe khoang sự giầu sang trước nỗi nhục mất nước.

Tôi âm thầm thu mua quần áo, dược phẩm rồi t́m cách đưa cho các kháng chiến quân. Tôi thuê một căn nhà gần ngay một ổ điếm để tránh sự nghi ngờ v́ có người tới lui tới nhà thường xuyên. Tôi sống ở một nơi hằng ngày phải nghe những tiếng bẩn thỉu, bầu không khí dầy đặc những mùi xú uế. Tôi bị một thường dân Nhật đánh tím ḿnh mẩy chỉ v́ can thiệp vào việc một người bán đậu phọng hiền lành bị đánh do việc thiếu hiểu biết mà phạm luật. Tôi bị nhốt hai lần trong trại tập trung. Tại đây tôi đă chứng kiến những sự hành hạ và nghe được những tiếng kêu khóc của các tù nhân thường phạm và của các kháng chiến quân. Nhưng sự đau khổ nhất là thấy người ḿnh quay lưng phản bội lại ngay chính người của ḿnh, ăn sung mặc sướng trên sự đau khổ của đồng bào. C̣n người Nhật của bà th́ ngoài việc ăn thực phẩm của chúng tôi như đàn châu chấu c̣n lợi dụng sự đói khổ của chúng tôi để đưa họ tới việc phản bội lại dân tộc. Đó là nguyên do mà sau này tôi mới biết tại sao một người anh của tôi bị giết. Lúc đó anh ấy c̣n quá trẻ và tôi bị khai trừ ra khỏi tổ chức mà không không rơ lư do. Con tim non nớt của tôi lúc đó khao khát sự công bằng, hy vọng và yêu thương đồng bào ḿnh. Tôi không khi nào quên được những tội ác của quân Nhật Bản gây ra trên đất nước này, tôi cũng căm thù những kẻ phản bội dân tộc cộng tác với quân thù.

Không kiềm chế được cơn tức giận đang bùng cháy trong ḷng Elisa bước ra cửa. Người bà run rẩy trong sự giận dữ và sợ hăi, con quái vật đă ngủ sâu trong ḷng bà suốt mấy chục năm qua giờ đây thức dậy dơ nanh vuốt. Rồi bà thấy nhiều mảnh vụn bay tung tóe. Chợt nhận ra ḿnh đă ném chiếc tách uống trà thẳng vào bà Sato, nhưng lại trượt vào thành ḷ sưởi. Một mảnh sứ bay ngược lại cắm sâu vào tay làm bà đau nhói.

Bà Elisa ngồi bệt xuống đất rồi bắt đầu khóc. Hơn bốn chục năm rồi c̣n ǵ.

- Khốn nạn, khốn nạn, người đàn bà Nhật Bản kia. Tại sao bà không để cho tôi được yên mà tới đây khuấy động lên làm ǵ? Tại sao? Tại sao?
Bây giờ trên người bà ta đầy máu, nước mắt và trà. Tiến sĩ Sato đứng lên khỏi chiếc ghế. Tới bên ḷ sưởi bà với tay cầm lấy một vật ǵ rồi đưa cho bà Elisa.

Bà nói thật nhẹ nhàng:

- Coi đây, bà Elisa. Sáng hôm nay tôi t́m được cái này trong một chiếc hang phía sau thác nước.

Elisa nh́n một thanh thép trong bàn tay gầy và tái xanh của bà. Tiến sĩ Sato nói tiếp:

- Suốt bao nhiêu năm nghiên cứu và t́m ṭi tôi mới biết là chồng tôi tử trận tại vùng này. Tôi đă xin một kinh phí đặc biệt để nghiên cứu về các sắc tộc Igorot đang sinh sống ở đây, đồng thời t́m hiểu ông ấy c̣n lưu lại một dấu vết nào cho tôi hay không. May mắn là tôi đă kiếm ra. Đây là thanh kiếm Samurai của chồng tôi. Đúng là ông ấy bị giết ở đây. Tôi có được lời an ủi nào không nếu hiện giờ có thể chiếc xương hàm của ông ấy được chế tạo thành cái quai cho một chiếc cồng trong một bộ lạc nào đó quanh đây?

Bức màn im lặng bao chùm khắp ngọn đồi, căn lều và chùm lên cả hai người đàn bà đang ôm mặt khóc nức nở.

Tác Giả: Lina Espina-Moore thuộc thế hệ sau của trận thế chiến thứ hai. Những tác phẩm của bà đă làm giầu cho nền văn học Phi Luật Tân. Ngoài tiếng Anh, bà c̣n viết bằng tiếng Cebuano, thổ ngữ của đa số người Phi Luật Tân sống tại quần đảo Visayan và Mindanao. Nhiều truyện dài, truyện ngắn, thơ và các bài khảo luận đă được sáng tác và xuất bản. Bà cũng nhận đươc nhiều giải thưởng văn học như: Tác giả xuất xắc nhất trong ngành văn học viết bằng tiếng Anh tại tỉnh Cebul, Giải Thưởng do Hội Các Nhà Văn Vùng Đông Nam Á Châu trao tặng, Giải Thưởng dành cho các nhà văn xuất xắc vùng Đông Nam Á do Hoàng Thái Tử Thái Lan Vajiralongkorn trao tặng. Những truyện ngắn của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng như Trung Hoa, Nhật Bản và Đức ngữ.

Posted on Thursday, August 25 @ 17:59:24 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Truyện Ngắn
· News by ngochuynh


Most read story about Truyện Ngắn:
Nói Chuyện Về Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Truyện Ngắn


 
Copyright © 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke © 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang