Châu D. Nguyễn
Hàng năm khi các hội đoàn trong cộng đồng người Việt tổ chức các lễ hội để tưởng thưởng các học sinh giỏi trong vùng, chúng ta thường được nghe những báo cáo thành tích học tập thật tốt đẹp của các em.
Đáng mừng thay cho những gia đ́nh có con em như thế. Và chắc chắn một điều là những em đó được sự quan tâm giáo dục của phụ huynh. Tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều em đang rất cần chúng ta quan tâm tới. Những em này thường xa lánh bạn bè, ít giao thiệp, cô đơn và đôi khi cục tính. Đa số thường lơ là việc học và đôi khi bỏ học giữa chừng. Nếu t́m hiểu kỹ thêm một chút, chúng ta có thể sẽ thấy rằng đa số các em này không được may mắn sống trong một gia đ́nh êm ấm; cha mẹ thường xuyên bất hoà gây gổ nhau. Tệ hại hơn nữa là có khi có sự bạo hành trong gia đ́nh.
Bạo hành có nhiều tác hại cho gia đ́nh. Bạo hành mang nhiều h́nh thức khác nhau, nhưng mục đích của kẻ bạo hành vẫn là làm cho những người trong nhà sợ hăi để kiểm soát, sai khiến. Họ đánh đập, cưỡng ép làm t́nh, nói nặng, sử dụng nhiều yếu tố áp lực tâm lư hoặc tài chánh. Thông thường chính người chồng đánh đập người vợ, và cũng có thể hành hạ con cái của họ. Và người vợ bị tổn thương cũng có thể đến lượt ḿnh làm tổn thương lại đứa con lớn nhứt trong gia đ́nh; Đến lượt nó, nó sẽ hành hạ những đứa em kế của nó để làm giảm bớt cơn giân và sự nhục nhă. Chứng kiến sự bạo hành hoặc chỉ nghe thôi cũng là một h́nh thức để trở thành nạn nhân: một đứa nhỏ chứng kiến sự bạo hành có thể chịu những tác hại giống như chính nó bị bạo hành.
Mặc dầu có nhiều người nghe nói đến sự bạo hành nhưng đa số không hiểu đến tác hại của nó đối với mọi người trong gia đ́nh. Mục đích của bài này là mô tả sự bạo hành trong gia đ́nh và đề nghị biện pháp ngăn ngừa hay can thiệp cần thiết.
Khái Quát Sự ước đoán dè dặt cho thấy có khoảng 3.3 triệu trẻ em và 10 triệu vị thành niên là nạn nhân của sự bạo hành ở nước Mỹ, bị bạo hành trực tiếp hoặc là nhân chứng.
A. Trẻ Em Trực Tiếp Hoặc Gián Tiếp Bị Bạo Hành
Đối với trẻ con bị bạo hành hay chứng kiến cảnh bạo hành, chúng thường tỏ ra dễ giận dữ, gắt gỏng, buồn, chán, ngủ nghê bất thường, sợ bị bỏ rơi một ḿnh, chểnh mảng trong vệ sinh cá nhân. Nếu bạo hành xảy ra với những đứa bé rất trẻ, chúng sẽ có những triệu chứng như người lớn sau khi tinh thần bị tổn thương:
• Sợ hăi khi phải đi ngủ
• Thường giựt ḿnh, tỉnh giấc trong lúc ngủ
• Thấy ác mộng
• Chơi đùa ít thấy vui
Khi lớn lên những đứa trẻ nầy có những hành động “ngoại vi” như là hư hỏng, dễ giận dỗi, không thích hợp với xă hội; một số khác th́ có hành động “nội vi” như lẩn tránh người khác, nhút nhát, lo sợ. Chúng tỏ ra chán đời, kém thông minh hơn những trẻ khác, chậm chạp trong sinh hoạt b́nh thường, lừ đừ, nhủ nghê bất thường, tim đập không đều. V́ bị bạo hành trực tiếp hoặc gián tiếp, vết thương đă ghi sâu vào tâm trí, nên chúng không bao giờ quên. Đứa trẻ sẽ tránh xa sự bạo hành, hoặc sẽ nhập cuộc với nó. Những đứa trẻ nầy thường học hành kém, dễ phạm tội, dính líu tới vấn dề t́nh dục, rượu chè và nghiện thuốc… Chúng bào chữa cho hành động của ḿnh và tin rằng làm như vậy là hay ho, tạo được sự chấp nhận hay nể v́ của những đứa bạn cùng trang lứa.
Khi trưởng thành chúng sẽ chán đời, kém tự tin; từ đó chúng có thể trở thành kẻ bạo hành cũng như có những hành động phạm pháp.
B. Bạo Hành Giữa Người Lớn Trong Gia Đ́nh
Khi cha mẹ là nạn nhân hoạc chứng kiến những sự bạo hành, họ thường tỏ ra chán đời, khó khăn và lạnh nhạt với con cái, có những cử chỉ bất thường làm cho con cái xa lánh họ. Bị đau khổ v́ vết thương riêng của chính ḿnh nên cha mẹ không để ư đến sự khó khăn của con cái vàï không quan tâm hoặc không giải thích về vấn đề bạo hành cho chúng biết.
Những Giải Pháp Cho Bạo Hành Trong Gia Đ́nh
A. Bảo Vệ
Đối với trẻ em th́ sự hỗ trợ của gia đ́nh là cốt cán, không khí vui tươi của trường học cũng giúp cho đứa bé thấy dễ chiụ. Trường học, thư viện, nhà thờ, trung tâm cộng đồng đều giúp cho trẻ nhỏ xa lánh được nơi bạo hành.
Người mẹ nếu chưa có quy chế thường trú hay quốc tịch thường bị chồng hăm dọa là nếu tŕnh báo với cảnh sát th́ sẽ bị trả về nguyên quán. Nhưng đe đọa nầy thường không đúng sự thật. Nếu người chồng gây ra sự bạo hành th́ người đàn bà và con cái có thể được sự che chở của luật pháp.
Nếu cần xin thẻ xanh (thẻ thường trú), xin li dị, xin việc làm, đến văn pḥng luật sư... th́ cần có người biết lưu loát hai thứ tiếng Việt và Mỹ hướng dẫn làm đơn và cùng đi với họ đến sở xă hội địa phương, hoặc sở di trú để bảo đảm trả lời đúng những câu hỏi, làm đúng những thủ tục cần thiết. Người bị bạo hành cũng nên liên lạc với các tổ chức trong cộng đồng để nhờ giải quyết những khó khăn về nhà ở, điện nước, thực phẩm, vận chuyển, giáo dục… Họ không nên nhờ chồng làm thông dịch v́ ông ta có thể cố t́nh dịch sai và cũng không nên nhờ con thông dịch v́ có thể tạo thêm khủng hoảng cho con cái.
B. Giáo Dục
Chuyên viên tiếp xúc với người bị bạo hành phải được giáo dục kỹ về vấn đề nầy và phải có biện pháp giúp đỡ cho nạn nhân. Những luật sư, cảnh sát, giáo viên, nhân viên xă hội, chuyên viên sức khoẻ, chuyên viên thần kinh cần được huấn luyện để biết cách khám phá và nhận diện sự bạo hành trong gia đ́nh. Họ có thể can thiệp bằng cách thu thâp tài liệu; đưa nạn nhân đến những nơi giúp đỡ tốt nhất, chữa trị ho;ï và sau cùng có biện pháp đối với kẻ bạo hành.
C. Kế Hoạch An Toàn
Khi sự bạo hành gia tăng, nạn nhân cần có kế hoạch để giảm thiểu nó hoặc xa lánh kẻ bạo hành. Người mẹ cần tập trung những giấy tờ cần thiết như giấy khai sanh, thẽ thường trú (the xanh), để vào một nơi an toàn hoặc ở nhà một người bạn để khi rời khỏi gia đ́nh bà ta có mà sử dụng. Bà ta nên sắp đặt với một đứa con hoặc một người bạn để khi cần họ sẽ gọi 911 cầu cứu.
D. Trung Tâm Thăm Viếng Có Giám Sát
Những trung tâm nầy rất hữu ích và hiện đang có ở nhiều tiểu bang. Tại nơi này người chồng đến thăm viếng con cái có sự giám sát của nhân viên của trung tâm. Điều này giúp cho mẹ và con tránh được rủi ro bị bạo hành.
E. Chương Tŕnh Cố Vấn
Chương rŕnh này chủ yếu là t́m hiểu nguyên nhân gây nên bạo hành và t́m cách cải thiện. Kẻ bạo hành phải quyết tâm sửa đổi, nghe lời khuyên bảo, hướng dẫn trong ṿng tối thiểu một năm.
F. Nhà Tạm Trú
Nhiều nơi trên nước Mỹ có sẵn các nhà tạm trú cho bà mẹ và các con. Nhân viên làm việc trong các chương tŕnh chống bạo hành gia đ́nh sẽ cho nạn nhân biết địa điểm và lúc nào có thể thu nhận nạn nhân. Địa điểm của các nhà tạm trú được giữ kín.
Trên đây là một số vấn đề tổng quát nhằm bảo vệ cho trẻ em và người mẹ trong trường hợp xẩy ra bạo hành trong gia đ́nh. Tuy rằng phần lớn các vụ bạo hành xẩy ra cho phụ nữ nhưng cũng có một tỉ lệ nhỏ trường hợp bạo hành mà nam giới là nạn nhân. Nhiều điều nêu ở trên cũng áp dụng cho các trường hợp này.
“Bạo hành nhắm vào phụ nữ, trong hay ngoài gia đ́nh, không bao giờ có thể bào chữa. Bạo hành dưới bất kỳ h́nh thái nào – thân thể, t́nh dục, tâm lư, hay lời nói – đều là tội lỗi; nhiều khi đó c̣n là tội phạm.” (Tuyên cáo của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ ngày 12 tháng 11, 2002)
“Bạo hành trong gia đ́nh vi phạm sự vẹn toàn của thể xác và tinh thần. Dù dưới dạng hành động, t́nh dục, cảm xúc-tâm lư, hay lời nói, sự đối xử tàn tệ làm hạ phẩm cách con người. Nó gây nên những tổn thương và khổ đau cho con người toàn thể.” (Phúc tŕnh của Uỷ Ban Cố Vấn của Giáo Hội Presbyterian, tháng 9, 2001)
Vài con số thống kê ở Hoa Kỳ như sau:
* 50% phụ nữ trên thế giới bị bạo hành trong đời ḿnh.
* Mỗi năm 5 triệu phụ nữ bị bạo hành trong gia đ́nh.
* Từ 15 đến 25 phần trăm phụ nữ mang thai bị bạo hành.
* Mỗi năm 13 ngàn trường hợp bạo hành gia đ́nh xẩy ra tại nơi làm việc.
* Năm 1998, có 3 triệu 154 ngàn báo cáo về lạm dụng thiếu niên.
* Mỗi năm 4.8 triệu phụ nữ bị cưỡng hiếp bởi một người bạn đôi lứa.