Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27810063
page views since June 01, 2005
MS107 - 06/11: Đọc Sách Với Trẻ Em

Thế Hệ Trẻ

Ngô Thị Quý Linh

library.kiama.nsw.gov.auTrong thời đại này, người ta không đề cập đến việc chống “nạn mù chữ” ở trẻ em mà người ta quan tâm đến “nạn mù sách" ở trẻ em không thích đọc sách và không thấy hứng thú trong việc tìm sách để đọc.

Khác với thời của chúng ta ngày trước, hễ cầm được quyển sách nào hay là đọc ngấu nghiến, từ những bộ tiểu thuyết kiếm hiệp hấp dẫn đến tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tình cảm, truyện thần thoại hay cổ tích. Ngày nay, truyền hình, phim ảnh, trò chơi điện tử, Internet lôi cuốn giới trẻ nhiều nhất vì lúc nào cũng sẵn và dễ sử dụng.



Vì thế, muốn con cái tập thói quen đọc sách, việc đầu tiên là chúng ta phải tự hỏi xem chúng ta có muốn khuyến khích con cái chúng ta đọc sách không? Nếu có, chúng ta phải làm gương cho con cái. Phải cho các con mình thấy rằng mình thích đọc sách. Quý vị hãy luôn luôn mang theo mình một quyển sách, để đọc khi chờ xe, chờ bác sĩ nha sĩ, chờ đón con ở trường, ở lớp học võ, học đàn. Thú thích đọc sách cần được tập dần dần bắt đầu từ gia đình, cha mẹ, anh chị. Nhìn thấy cha mẹ anh chị đọc sách mà trẻ em tò mò muốn bắt chước theo. Hãy lựa những câu truyện cổ tích hay để đọc cho con nghe từ khi con còn bé thơ. Trong khi đọc, chỉ vào hình trong sách để giúp con theo dõi truyện. Trẻ em nghe giọng nói của cha mẹ anh chị sẽ bắt chước theo. Khi trẻ em lớn lên, hãy làm sao cho dịp đọc truyện, hay kể truyện, trở thành một dịp để đối thoại, nói chuyện với con cái, về những nhân vật, hay thú vật, về tình tiết trong truyện, và là một dịp để bày tỏ cảm nghĩ và ý kiến của mình đối với những sự việc xảy ra trong truyện. Khi trẻ em biết đọc, cha mẹ thay phiên cùng con đọc một câu truyện. Có thể chọn truyện dài hơn và phức tạp hơn tuỳ theo khả năng và trình độ hiểu biết của trẻ.

Chúng ta hãy tập cho con cái thói quen đọc sách báo. Cha mẹ nên chọn sách báo đứng đắn và thích hợp với tuổi của con mình để làm quà tặng cho con. Bậc cha mẹ cũng nên mua cho con một quyển tự điển, không những để tra cứu những chữ khó mà còn có thể tìm đọc những chữ mới “cho vui”! Chúng ta đã từng nghe nói đến những quyển sách về Harry Potter của bà J.K. Rowling. Ở trên toàn quốc Hoa Kỳ, người ta đã bán ra 80 triệu quyển sách của bà, và trên thế giới có 170 triệu quyển được in ra. Sách truyện về Harry Potter được dịch ra 55 thứ tiếng trên toàn thế giới, ở trong 200 quốc gia. Không phải chỉ riêng trẻ em bên Mỹ mà trẻ em toàn thế giới cũng thích đọc truyện Harry Potter. Tại sao bà J.K. Rowling thành công và trở thành một người viết truyện hay như vậy? Từ khi còn nhỏ, bà đã tập viết truyện. Truyện đầu tiên của bà tên là Rabbit. Bà Rowling đọc rất nhiều sách; trong một cuộc phỏng vấn, bà nói là nhờ đọc nhiều sách cho nên bà biết cách viết truyện làm sao cho hay và phân biệt được những cách viết khác nhau. Bà Rowling cũng biết được nhiều truyện cổ tích và thần thoại là nhờ bố mẹ bà. Khi bà còn nhỏ, ngày nào bố hay mẹ bà cũng đọc sách cho bà nghe. Những truyện mà bố mẹ kể cho nghe và những truyện tự đọc lấy khi lớn lên đã giúp cho bà trở nên một nhà viết truyện hào hứng và phong phú.

Hãy giúp con em chúng ta đọc sách để học hỏi vì bố mẹ không thể nói hết với con cái về mọi vấn đề mà phải nhờ đến sách. Việc giáo dục trong gia đình lại cần đến loại sách riêng cho trẻ em, những sách dùng truyện để nói về luân lý đạo dức. Trẻ em nào cũng thích đọc những sách mới lạ kích thích sự tò mò ham hiểu biết của trẻ con. Sự lôi cuốn khi đọc những quyển sách mới lạ thường khi hun đúc tính tình trẻ em nhiều hơn là sự mắng mỏ dạy dỗ của cha mẹ. Cũng nhờ cùng đọc sách với con mà cha mẹ có dịp để nói chuyện với con và bày tỏ ý kiến của mình cho con biết. Điều đáng nói thêm nữa là khi ngồi đọc sách cùng với con, bậc phụ huynh sẽ để lại trong lòng con cái kỷ niệm êm đềm âu yếm của tình cha con, tình mẹ con. Sau này khi lớn lên, các em sẽ ghi nhớ mãi trong lòng.

Một học giả Việt Nam vào thế kỷ thứ 18, Quế-đường Lê Quý Đôn, một bậc tiền bối đã để lại nhiều tác phẩm quý giá cho văn học nước ta, đã nói rằng: “Sách vở văn chương không chỉ có một đường: đọc sách làm tăng sự khôn ngoan, phát triển tính tình, học làm người hiền, biết chọn điều thiện…” Bậc cha mẹ nào mà chẳng muốn con mình khôn ngoan, làm người hiền và chọn điều thiện, phải không quý vị?

Sau đây là 10 lời khuyên để cha mẹ khuyến khích trẻ em đọc sách

1. Tìm một nơi ngồi thoải mái, yên tĩnh trong nhà hoặc ngoài vườn.

2. Chọn một thời điểm thuận tiện, chẳng hạn như ngày chủ nhật, hoặc nếu là ngày trong tuần thì chọn lúc sau khi trẻ em làm xong bài vở ở trường, hoặc sau giờ ăn cơm tối, hoặc trước giờ đi ngủ.

3. Tạo thành thói quen. Hãy ngồi đọc sách với con cái mỗi ngày hoặc ít nhất một đôi lần trong tuần. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Không cần thời gian dài, chỉ cần đọc hay xem sách với con mỗi ngày một ít, độ 10, 15 phút với trẻ cũng đủ.

4. Đừng ép buộc con mà nên dẫn dụ, làm sao cho con thích đọc sách. Nên tập thói quen thích đọc sách từ khi còn nhỏ. Dạy con từ thuở còn thơ…

5. Đừng ngắt lời con khi trẻ con đang đọc và có chữ đọc sai. Chờ đến khi con đọc xong hãy sửa hoặc chờ xem trẻ em có tự sửa được không.

6. Hãy tìm những điểm khen con khi con đọc xong một đoạn trong sách.

7. Đến thư viện hoặc tiệm bán sách thường xuyên để tìm đọc/mua những sách mới. Dẫn con theo và cho con chọn sách với mình.

8. Khi chọn sách nên thay đổi những đề tài khác nhau để cho trẻ em không chán. Có nhiều loại sách để chọn đọc: loại sách có nhiều hình ảnh màu, báo chí tập san, thơ, truyện vui cười, những loại sách để trau dồi kiến thức (lịch sử, nghệ thuật, văn học, khoa học…)

9. Liên lạc với thầy, cô giáo trong trường để biết con mình ở trình độ đọc được sách nào. Hỏi ý kiến họ về những sách con mình nên đọc.

10. Nói chuyện với con về quyển sách đang đọc, về nhân vật, hình ảnh, tình tiết, đoạn ưng ý nhất, để xem con hiểu được bao nhiêu, nhân đấy diễn giải thêm cho con nghe.

Posted on Wednesday, May 11 @ 12:19:44 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Thế Hệ Trẻ
· News by ngochuynh


Most read story about Thế Hệ Trẻ:
Nghĩ Về Tệ Nạn Ma Túy

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 2


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang