Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27809691
page views since June 01, 2005
Vì Cộng Đồng và Đất Nước

Quan Điểm

Phát Biểu Tại Hội Nghị Của Tổng Hội Sinh Viên Đông Bắc Hoa Kỳ

Trường Đại Học Rutgers, NJ Ngày 15 tháng 4, 2011

 

Ts. Nguyễn Đình Thắng


(Nguyên văn tiếng Anh)

 

Chào các em sinh viên và quý vị quan khách,

 

Tôi cũng là sinh viên như các em cách đây không lâu, chỉ khoảng một phần tư thế kỷ thôi.

 

(Hội trường cười rộ.)

 

Ban tổ chức hội nghị căn dặn tôi chuẩn bị bài phát biểu tạo cảm hứng cho các em. Nhưng thực ra chính các em là nguồn cảm hứng cho tôi.

 

(Vỗ tay)

 

Tôi rất thích đến các trường đại học đê nói chuyện với những người trẻ. Mới tháng rồi tôi đến Gainesville nói chuyện với sinh viên ở Đại Học Florida. Tháng trước đó tôi nói chuyện ở Đại Học St. ThomasHouston. Các người trẻ truyền cho tôi sinh lực.

 

Tôi thích chủ đề của hội nghị ngày hôm nay: Bắc nhịp cầu cho khoảng cách giữa các thế hệ: Lãnh Đạo - Nối Kết – Văn Hoá

 

Những điều tôi định nói thì các em đã nêu ra hết ở đây rồi.

 

Vậy thì để tôi bắt đầu với phạm trù lãnh đạo.

 

Các diễn giả cùng ban tổ chức hội nghị hôm 16/04/11 tại New Brunswick, NJ

 



Muốn trở thành lãnh đạo thì phải qua ba giai đoạn.

 

Trước hết là phải lãnh đạo chính mình. Nghĩa là phải biết mình muốn gì cho cuôc đời. Có vậy mới có thể vạch ra hướng đi cho chính mình.

 

Hồi nãy cô Dương Nguyệt Ánh có nói đến sự thông minh tình cảm (emotional intelligence) như là một yếu tố để thành công trên đời. Điều này rất quan trọng. Còn sự thông minh lý trí (intellectual intelligence) thì các bạn đang được trường đại học đào tạo.

 

Tuy nhiên có một loại thông minh căn bản hơn. Đó là thông minh tâm linh (spiritual intelligence). Điều này không dính líu gì đến tôn giáo. Sự thông minh tâm linh cho phép chúng ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống: Tại sao tôi muốn lãnh đạo? Phải chăng đó là sở nguyện của tôi? Đâu là giấc mơ của đời mình?

 

Trả lời được những câu hỏi đó là bước đầu tiên để trau luyện mình thành nhà lãnh đạo. Đó là hành trình nội tâm mà mỗi chúng ta phải trải qua.

 

Tôi biết chắc rằng trong chúng ta khi còn bé ai cũng nuôi một giấc mơ. Chúng ta mơ lớn lên làm bác sĩ, kỹ sư, nghệ sĩ… Có thể chúng ta cũng mơ trở thành giàu có. Tuy nhiên không ai mơ làm bác sĩ chỉ để làm bác sĩ , kỹ sư chỉ để làm kỹ sư, nghệ sĩ chỉ để làm nghệ sĩ hay giàu có chỉ để giàu có. Luôn luôn lồng trong giấc mơ là sở nguyện giúp đời, cứu người.

 

Tiếc thay, khi lớn lên nhiều người đánh mất khả năng mơ. Người lớn bảo chúng ta là hãy tỉnh ra, hãy thực tế. Nhiều người trong chúng ta nghe theo và đem cất giấc mơ của mình vào ngăn kéo. Tôi mời các bạn hãy mở ngăn kéo năm xưa ra, lục lại giấc mơ, và thả cho nó bay vút lên cao. Người không có giấc mơ thì chỉ là cái xác không hồn đi giữa thế gian.

 

Nói về giấc mơ. Tôi có bản tính mơ từ nhỏ. Tôi không được như Giáo Sư Hoàng của các bạn đang ngồi đây. Ông từ nhỏ đã quyết tâm học hành chăm chỉ và sự nghiệp của Ông là một đường thẳng ro.

 

Thuở nhỏ tôi ít khi vào lớp mà thường lê la ngoài đường. Tôi hay ngồi nhận xét về con người, về những đứa trẻ cùng trang lứa, về người lớn. Tôi thích tìm hiểu cách cư xử giữa những con người với nhau. Bố mẹ tôi lo lắng, rầu rĩ lắm. Bố mẹ tôi thường đem anh lớn của tôi ra so sánh. Anh của tôi là một học trò ngoan, học hành chăm chỉ. Trong mọi môn học anh tôi được điểm A. Còn tôi thì mọi môn nắm chắc điểm C.

 

(Cười rộ và vỗ tay)

 

Tôi có nhớ lần đầu đem về nhà điểm B thì cả họ ăn khao.

 

(Cười rộ)

 

Một hôm, chịu không nổi nữa, mẹ tôi bào, “sao con không theo anh mà chịu khó đọc sách?”

 

Tôi thấy ý kiến ấy cũng hay vì biết đâu chẳng tìm hiểu được thêm về cuộc đời qua sách đọc. Thế là tôi phát triển thú đọc sách giống như anh tôi. Bố mẹ tôi rất hả hê cho đến khi biết ra là anh tôi đọc rất nhiều sách về triết học cổ đại, về lịch sử nhân loại, về văn chương thế giới còn tôi cũng đọc rất nhiều sách nhưng là… sách hình.

 

(Cười rộ và vỗ tay)

 

Anh tôi nói chuyện về các vĩ nhân như Socrates, Plato, Khổng Tử. Tôi nói về các vĩ nhân còn siêu phàm hơn nữa, như Người Dơi, Người Nhện, Người Đá… Đối với tôi những người này cứu thế gian đến mấy lần mỗi ngày.

 

(Cười rộ)

 

 

Tôi vẫn tiếp tục mơ. Mỗi giây khắc tôi đang thực hiện giấc mơ của đời mình.

 

Hiểu chính mình, đó là giai đoạn thứ nhất. Khi tìm ra được giấc mơ và định hướng được cho đời mình thì giai đoạn kế tiếp là thực hiện giấc mơ ấy và đạt đến cùng đích của nó.

 

Giai đoạn thứ hai là phát huy sở trường. Không ai có thể trở thành lãnh đạo bằng cách phát huy sở đoản.

 

Muốn phát huy sở trường thì phải biết những điểm mạnh của mình và theo đó mà trau luyện khả năng và kỹ năng.

 

Có một điểm mạnh mà tất cả các em đã có sẵn: di sản văn hoá.

 

Hồi nãy cô Dương Nguyệt Ánh nói đến lịch sử năm ngàn năm của dân tộc Việt và nhắc nhở các em đọc sách về lịch sử hào hùng của tổ tiên. Đó là điều rất cần làm.

 

Có một cách nữa để các em hiểu về di sản văn hoá của mình: khi về nhà hãy nhìn vào tấm gương của bố mẹ, ông bà. Bố mẹ, ông bà đã thể hiện lòng dũng cảm tột cùng khi bỏ lại tất cả ở đằng sau để đi tìm tự do trên chiếc thuyền mỏng manh giữa đại dương. Nhiều người đã không sống sót -- khoảng 300 ngàn người đã bỏ mình ngoài biển khơi. Bố mẹ, ông bà của các em chứng tỏ khả năng bật dậy khi tay không lập lại cuộc đời ở một đất nước xa lạ. Không rành ngôn ngữ, không nghề nghiệp trong tay, họ đã tái lập cuộc sống, nuôi nấng các em nên người, đóng góp cho đất nước Hoa Kỳ và đồng thời với tay về Việt Nam để giúp cho thân nhân ở lại. Đó là môt quyết tâm phi thường.


Cô Dương Nguyệt Ánh nói về trái banh tennis, khi bị ném xuống đất thì dội ngược lại. Bố mẹ, ông bà của các em chính là trái banh tennis ấy, bị cuộc đời ném xuống đất nhưng đã bật lại và bay bổng lên.

 

Thầy Hoàng đã thành đạt không phải vì Thầy thông minh hơn những người khác mà chính vì Thầy đã thừa hưởng cái di sản quý báu ấy từ ông bà, cha mẹ. Cô Dương Nguyệt Ánh chắc chắn là thông minh, nhưng Cô thành công không phải vì trí thông minh hơn người mà là do thụ hưởng được quyết tâm và lòng dũng cảm từ cha mẹ, ông bà. Các em cũng vậy, các em ngồi ở ghế nhà trường ngày hôm nay là chính nhờ sự dũng cảm và quyết tâm ấy của cha mẹ, ông bà các em. Quyết tâm và dũng cảm, đó là điểm mạnh mà các em đương nhiên thừa hưởng từ di sản văn hoá của cộng đồng người Việt.

 

Các em cũng là những người có căn bản nhất, có thuận lợi nhất ở xã hội Hoa Kỳ để giải quyết các vấn nạn trong cộng đồng Việt vì các em am hiểu về cộng đồng này hơn bất kỳ những người Mỹ nào khác. Có rất nhiều vấn nạn trong cộng đồng chúng ta mà chưa ai để ý đến. Chẳng hạn, tôi hay lui tới thành phố Bayou La Batre ở cực nam của tiểu bang Alabama. Nơi đó người dân rất nghèo. Khoảng 80% trẻ em bỏ học. Và chằng nói đâu xa, ngay thành phố Camden ở tiểu bang New Jersey này, tỉ lệ bỏ học của các trẻ em Việt cũng rất cao. Khi mà chúng ta giải quyết được vấn nạn của cộng đồng mình thì cũng là giải quyết một vấn nạn cho xã hội Hoa Kỳ. Đó là cách đóng góp thiết thực và hữu hiệu nhất của các em cho đất nước Hoa Kỳ.

 

Không những vậy. Sau này các em có thể nổi bật giữa các đồng nghiệp nhờ sự thông hiểu về nền văn hoá của chính mình. Các em hãy tưởng tượng xem, trong một bàn họp mà chỉ có một mình mình là người Việt; khi một vấn đề liên quan đến người Việt nổi lên thì mọi ánh mắt sẽ hướng đến ai? Dù muốn dù không các em cũng sẽ được mọi người khác quanh bàn xem như là chuyên gia về các vấn đề của người Việt. Đó là cơ hội để các em nổi bật trong kiến thức chuyên môn của mình. Thế thì các em cần trau dồi kiến thức về nền văn hoá Việt, am hiểu về cộng đồng Việt và về đất nước Việt Nam.


Anh Cao Quang Ánh, một thực tập sinh của tôi hồi xa xưa, trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội Hoa Kỳ, khi nhậm chức, được các vị dân biểu kỳ cựu đến chúc mừng. Họ nói với anh Ánh rằng, từ giây phút này anh là người lãnh đạo của chúng tôi trong mọi vấn đề về người Việt và chúng tôi sẽ đứng đằng sau anh.

 

(Vỗ tay)

 

Do đó học hỏi về di sản văn hoá và hoà nhập vào cộng đồng của mình chính là một cách rất tốt để phát huy sở trường của các em.

 

Giai đoạn thứ ba để trở thành lãnh đạo là trau luyện khả năng huy động tài nguyên như nhân sự, tài chánh, kiến thức; nối kết các tổ chức, các tập thể để phát động phong trào vì các vấn nạn xã hội đều vượt quá khả năng của một người, một nhóm, một tổ chức. Hơn nữa giải quyết vấn nạn xã hội thường kéo dài nhiều thế hệ, có khi nhiều thế kỷ, cho nên phải học cách tạo nên các cơ chế trường tồn để tiếp tục công cuộc cho đến khi thành tựu. 

 

Các em có lẽ đang thắc mắc, biết vậy nhưng làm sao để khởi đầu?

 

Trong suốt một năm qua một nhóm chúng tôi bỏ công soạn thảo chương trình phát triển lãnh đạo cho cả ba giai đoạn để giúp các em khởi sự cuộc hành trình biến mình thành người lãnh đạo. Mục đích của chúng tôi là đào tạo những người lãnh đạo ở thế hệ nối tiếp, không chỉ cho những sinh hoạt cộng đồng mà trong tất cả mọi lãnh vực mà các em muốn dấn thân. Đó là sự đầu tư cần thiết cho chính tương lai của cộng đồng. Đó cũng là những đóng góp cho đất nước Hoa Kỳ, cho nhân loại và cho một Việt Nam dân chủ trong tương lai.

 

Vào ngày 2 tháng 7 tới đây, hàng trăm những người lãnh đạo Mỹ gốc Việt từ khắp Hoa Kỳ, với cùng một tâm nguyện như vậy, sẽ đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn để cùng nhau hoạch định kế hoạch 10 năm nhằm thăng tiến cộng đồng. Chương trình phát triển lãnh đạo sẽ được công bố vào dịp này. Tôi mong rằng sẽ có nhiều người ở đây tham dự.

 

Để kết luận, tôi muốn chia sẻ với các em một nguyên tắc rất căn bản về cuộc đời mà cũng áp dụng vào lãnh đạo. Đó là sống theo sở nguyện, và quản lý những ràng buộc. Tiếc rằng nhiều người sống cách ngược lại: họ sống chiều theo những ràng buộc và bỏ rơi sở nguyện.

 

Trong ba thập niên trở lại đây, ở Hoa Kỳ có trào lưu “từ thành công đến ý nghĩa”, được hiểu là sau khi thành công ở đời rồi thì cần dấn thân vào những hoạt động có ý nghĩa cho cuộc đời. Tôi thì khuyên các em ngược lai: hãy đi tìm cuộc sống có ý nghĩa, hãy theo đuổi giấc mơ của mình, rồi thành công sẽ đến một cách tự nhiên.

 

Bây giờ tôi xin mọi người cho các em một tràng pháo tay. Các em là niềm hy vọng, là tương lai của cộng đồng, của Hoa Kỳ, của nhân loại, của Việt Nam. Các em sẽ vượt xa chúng tôi. Các em chính là người đứng giữa sân khấu.

 

Xin trân trọng cảm ơn.

 

(Vỗ tay)

 

Posted on Sunday, April 17 @ 12:45:11 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by ngochuynh


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Quan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang