Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HĂY CỨU CỒN DẦU
:: Đ̉I TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đ́nh
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đ́nh
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ư Kiến Độc Giả
· Liên lạc ṭa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· T́m kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
T́m Kiếm


Hit Counter
We received
27230457
page views since June 01, 2005
MS103 - 02/11: Bến Đ́nh Làng (phần 2)

Truyện Ngắn

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

(xem phần 1)

Năm nào cũng vậy, chúng tôi vui hưởng ba ngày Tết nhưng vẫn nôn nao mong chờ đến ngày giỗ ông ngoại. Đó là ngày họp mặt bà con bên ngoại mỗi năm một lần đă kết chặt t́nh yêu thương của toàn thể anh chị em. Khi lớn lên kẻ góc biển, người chân trời lưu lạc khắp nơi nhưng đến ngày mồng Chín tháng Giêng, đàn cháu của ngoại không tránh khỏi ḷng rưng rưng khi nhớ về cảnh cũ người xưa!

Rồi một hôm, bến đ̣ làng tôi chứng kiến cảnh hăi hùng. Buổi sáng mùa thu năm 1945, sau ngày Việt Minh khởi nghĩa cướp chính quyền (19/8/45), trời chưa sáng tỏ mặt đất, dân làng tôi được lệnh đ́nh công băi thị. Tất cả phải tập trung về tại băi Xoang để dự phiên Ṭa Nhân dân khởi tố “tên Địa chủ cường hào”. Khi mặt trời lên quá cây sào, đội tự vệ áp giải cha con ông Phan Quang Thao đến địa điểm đă đông nghẹt dân làng. Trên băi Xoang cạnh bến đ̣ đă đóng sẵn hai cây cọc chỉ cao trên tầm thắt lưng. Họ ấn hai nạn nhân qú xuống rồi quấn chặt dây thừng quanh người vào cọc.



Một người đàn ông nhỏ thó, khuôn mặt loắt choắt tiến ra trước đám đông đọc bản cáo trạng lên án ông Tú Thao là một đại điền chủ gian ác bóc lột tá điền, cậy quyền hiếp đáp đồng bào. Người con trai cả Phan Quang Tŕ là Việt gian thân thiện với Pháp và Nhật. Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố hai cha con ông Tú có tội với cách mạng, với nhân dân. Cả rừng người im thin thít. Đột nhiên, lăo ta la lớn:

“ Đồng bào tha hay g.i.ế.t?”

Tiếng "g.i.ế.t" sau cùng kéo dài là ám hiệu dứt mạng sống của hai nạn nhân. Cả pháp trường như chết lịm. Bỗng có tiếng “g-i-ế-t, g-i-ế-t” của một người nào đó giữa đám đông vang lên đă lôi cuốn lượng sóng người cùng cất tiếng hô theo:

“G-i-ế-t, g-i-ế-t”

“Cách mạng” thường hay dùng c̣ mồi để làm nhân tố kích thích tâm lư quần chúng. Chẳng một ai dám lên tiếng ngược lại lời hướng dẫn của c̣ mồi. Tên loắt choắt kia là hiện thân của “thẩm quan địa ngục” và bọn “c̣ mồi” là “quỷ sứ ngưu đầu mă diện”.

Một đao phủ không biết từ đâu xuất hiện. Đầu trùm một bao vải màu đen, đôi mắt đỏ ngầu hiện ra sau hai lỗ tṛn. Hắn cầm một thanh mă tấu sáng lấp loáng dưới ánh mặt trời bước đến phía sau nạn nhân, hai chân đứng thế trung b́nh tấn. Bất thần, tiếng hét vang lên “sát!”. Người ta chỉ thấy một đường sáng trắng đi vào gáy ôâng Tú Thao. Lưỡi đao cắt ngọt chiếc cổ trắng ngần, đầu nạn nhân văng ra xa, máu phụt lên thành ṿi. Máu nhuộm đỏ cả bộ bà ba trắng nạn nhân đang mặc. Máu tưới đỏ cả một vùng cát rộng. Dân chúng khiếp sợ, kẻ bịt mắt, người bụm miệng nôn thốc, nôn tháo.

Đến phiên người con, đao phủ có lẽ yếu tay nên phải chém đến hai lần. Đầu ông Đại Hào Tŕ vẫn c̣n dính lớp da cổ treo lủng lẳng trước ngực. Cái cổ bày ra những sợi gân bầy nhầy trắng hếu. Có một điều khiến cho đám đông ngạc nhiên là không có giọt máu nào chảy ra. Người ta thầm th́: “Ông Tŕ lên cơn đau tim lại sợ quá nên tắt thở truớc khi bị hành quyết!” Dù chưa đạt được nghệ thuật chém treo ngành như nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả, nhưng tên đao phủ đă thể hiện bản lănh giết người chuyên nghiệp.

Lần đầu tiên, làng tôi, mảnh đất của những người nông dân hiền lương, chất phác suốt mấy mươi đời lấy nghĩa t́nh đối đăi với nhau giờ đây phải chứng kiến cảnh tàn bạo sắt máu tưởng chừng như một cơn ác mộng!

Những ngày tháng sau đó, ủy ban khởi nghĩa quê tôi giam giữ chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm, và nhà cách mạng Đệ tứ Tạ Thu Thâu tại nhà ông Tú Thao, cơ quan của ủy ban Cách mạng lúc bấy giờ. Chỉ một thời gian ngắn họ đưa ông Tạ Thu Thâu qua đ̣ làng tôi rồi giết ông ấy bên kia sông trên đất quê ngoại tôi. 

Không biết lư do nào họ không giết cụ Diệm nên được thoát chết ngày đó. Mặt nước sông Trà cũng phải rùng ḿnh nổi sóng. Bờ tre như cúi ḿnh thấp hơn để tiển đưa những oan hồn ra đi trong hoang lạnh. Lũ trẻ không c̣n ngụp lặn nô đùa nơi bến sông. Và khách kêu đ̣ về đêm cũng bặt tiếng. Hai chiếc đầu của nạn nhân và máu nhuộm đỏ bến đ̣ là h́nh ảnh kinh hoàng đă khắc sâu trong kư ức của tuổi thơ tôi đến tận bây giờ.

Khi trưởng thành, tôi ngẫm nghĩ về khoa địa lư phong thủy mà ông thầy Tàu đă giải đoán. Tôi càng thấy thấm thía vô cùng. Người ta nói Quảng Ngăi là đất địa linh nhân kiệt nhưng làng tôi có hai ngọn gió kết hợp với hai luồng nước đổ về đầu làng tạo thành vực xoáy tích tụ Tàng phong là hai mặt xấu trong môn Phong thủy khiến cho hung thầân quỷ dữ ẩn trú, thường xuyên tác hại gây biết bao đau thương cho dân làng.

Quê tôi từ đây thuộc vùng Liên Khu 5 Việt Minh chiếm giữ chạy suốt chiều dài 4 tỉnh: Nam, Ngăi, B́nh, Phú. Miếu thờ bị đập phá, ngôi đ́nh làng bỏ hoang phế không người chăm sóc. Núi Cấm làng tôi trở thành nơi hoang vu vắng bước chân người. Cây đa cổ thụ già nua rễ mọc từ trên cao buông dài tua tủa như người đàn bà xơa tóc sầu muộn bên sông.

Đồn Komplong do quân Pháp trấn đóng giáp ranh hai tỉnh Quảng Ngăi và KonTum như ngọn giáo thường trực đâm vào yết hầu Liên Khu Năm. Ngày đầu mùa thu năm 1952, bến đ̣ làng tôi bỗng nhiên tấp nập người là người. Bộ đội và dân công lũ lượt qua sông bằng hàng chục chiếc ghe trưng dụng. Đó là những đêm điều quân của Bộ tư lệnh Liên Khu với hai sư đoàn cùng với lực lượng địa phương thuộc hai tỉnh Quảng Ngăi, Quảng Nam chuẩn bị tấn công đồn Komplong. Trong suốt nửa tháng trời họ bí mật vận chuyển lương thực, đạn dược súng ống tiến về hướng tây nam Quảng Ngăi thuộc các huyện giáp ranh với Kontum.

Qua mấy ngày công đồn, kết quả Việt Minh chiếm được đồn, nhưng hai bên đều bị tổn thất nặng nề. Bệnh viện không đủ chỗ chứa. Quê ngoại tôi, nhà nào cũng biến thành một “quân y viện bỏ túi”.

Ngày Tết đă gần kề, tôi theo chân anh nuôi bộ đội sang sông thăm đồng đội của anh bị thương đang nằm điều trị tại quân y viện. Nhân dịp này, tôi ghé thăm  Ngoại và mang cho bà ít thức ăn của mẹ tôi bới. Đă từ lâu, ngày Tết, ngày giỗ huy hoàng của Ngoại tôi không c̣n nữa.

Khi trở về, chúng tôi qua chuyến đ̣ An Mỹ. Đ̣ đến giữa sông, chợt hai khu trục cơ của quân Pháp bay dọc theo bờ sông đột nhiên đảo lại. Theo kinh nghiệm, anh bộ đội đoán biết máy bay sẽ bắn đ̣, liền hối thúc mọi người rời bỏ đ̣.  Một khắc sau, những loạt đạn đại liên từ trên máy bay thay nhau bắn xối xả vào chiếc đ̣ trôi lềnh bềnh giữa sông. Đây là mục tiêu không thể bỏ qua khi t́nh báo Pháp biết được Việt Minh đă dùng tuyến đường này để chuyển quân đánh đồn Komplong. Bị trúng đạn, đ̣ ch́m, oanh tạc cơ bỏ đi. Đồng bào ùa ra sông tiếp cứu. Hậu quả đau đớn là hai người phụ nữ c̣n lại trên đ̣ tử thương. Ông lái đ̣ mất tích đến hai ngày sau xác ông mới nổi lên trôi tấp vào bờ, cuối băi dâu.

H́nh ảnh ông lái đ̣ có nụ cười móm mém tận tụy đưa khách sang sông dù là đêm đông lạnh giá hay trưa hè nắng gắt, cái sạp tre nằm đợi khách gọi đ̣ về đêm lên nước láng bóng dưới mái lều đă khiến cho ḷng tôi ngậm ngùi mỗi lần qua đó. Nước vẫn trôi, đ̣ vẫn đưa nhưng ông lái đ̣ xưa không c̣n nữa. Con đ̣ bây giờ đối với tôi trông lạc lơng, vô t́nh như những ánh mắt của người chèo đ̣ trong tổ hợp hiện giờ do chính quyền địa phương cắt cử . Họ lấm lét, xoi mói, ḍ xét để phát giác gián điệâp của địch qua sông .Vẫn chống vẫn chèo nhưng trái tim họ chẳng hề gắn bó với chiếc đ̣, với bến sông. Khác xa với ông lăo, ánh mắt lúc nào cũng nồng ấm chan chứa t́nh dành cho khách đi đ̣ và gởi cả hồn ông trong mỗi nhịp chèo khuấy nước ḥa cùng nhịp đập trái tim ḿnh. Trái tim đầøy ắp t́nh người mênh mông, êm ả như nước sông lặng lờ trôi.

Ḷng ông lái đ̣ cũng cuồn cuộân buồn nhớ theo từng con nước đục ngầu trong mùa nước lụt đổ về dâng tràn ngăn cách đôi bờ khiến cho con đ̣ ông bất lực trước sức cuốn xô tàn bạo của con nước nguồn. Con đ̣ và bến sông đă gắn chặt cả cuộc đời lăo. Ông yêu nó và vĩnh viễn không xa rời nó như người thuyền trưởng giữ đúng trách nhiệm của ḿnh nhất định không bỏ thuyền khi gặp nạn và ông đă chết theo con đ̣.

Hiệp Định Geneve 1954 chia đôi đất nước, nền tự do được phục hồi trên toàn cơi Miền Nam. Dân hai bên bờ sông thương tiếc ông lái đ̣ đă tự động lập miễu thờ trên bờ sông. Ông xứng đáng là vị Thần Hoàng của bếân sông này. Mỗi lần qua sông thăm Ngoại là mắt tôi rưng rưng khi thấy miễu thờ ông lái đ̣ khói hương lên nghi ngút. Hàng ngày khách qua đ̣ không quên ghé vào miễu đốt nén hương để tưởng nhớ người lái đ̣ đă chết theo chiếc đ̣ như người cha đă hy sinh để bảo vệ và che chở đứa con yêu của  ḿnh. Có người đă chứng kiến, ngày đó, ông lái đ̣ lặn xuống nước cố đẩy con đ̣ tấp vào bờ để tránh đạn nhưng chẳng may đạn của máy bay bắn xuyên qua thuyền trúng vào đầu ông. Thân xác ông lăo chèo đ̣ không c̣n hiện hữu trên cơi đời này, nhưng linh hồn ông hẳn c̣n lẩn quất bến sông xưa và h́nh bóng ông vẫn c̣n lưu măi trong ḷng tôi.

Posted on Friday, February 25 @ 19:43:55 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Truyện Ngắn
· News by ngochuynh


Most read story about Truyện Ngắn:
Nói Chuyện Về Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright © 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke © 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang