BPSOS Phối Hợp Hành Động Để Bảo Vệ Đồng Bào Thượng Ở Cambốt
Trước quyết định đóng cửa chương tŕnh tị nạn dành cho người Thượng từ Việt Nam của chính phủ Cambốt, một số tổ chức nhân quyền đă phối hợp để bảo vệ cho số người này trước nguy cơ bị hồi hương.
BPSOS đă cùng tổ chức Human Rights Watch và tổ chức Montagnard Human Rights Organization (MHRO) phối hợp vận động với chính phủ Hoa Kỳ và văn pḥng Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (CUTN/LHQ) ở Hoa Thịnh Đốn. Đồng thời, cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees, Cố Vấn Cao Cấp về Các Vấn Đề Quốc Tế của BPSOS, lúc ấy đang ở Đông Nam Á nên đă tiếp xúc với văn pḥng CUTN/LHQ ở Bangkok về vấn đề này. Đại Sứ Rees cũng đă báo động với bộ phận về người tị nạn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Hiện nay có 76 người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, được gọi nôm na là người Thượng, đang cư trú tại một cơ sở ở Phnom Pênh do CUTN/LHQ quản trị. Trong số này 62 người đă được cơ quan LHQ này thừa nhận tư cách tị nạn và số c̣n lại đang chờ để được cứu xét quy chế tị nạn.
“Phần lớn trong số 62 người đă được xét là tị nạn có thân nhân trực hệ ở Hoa Kỳ”, Ts. Nguyễn Đ́nh Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, nói. “Tuy nhiên chính phủ Hoa Kỳ đă không nhận hoặc chưa nhận định cư số người này.”
Ông cho biết là BPSOS đang ráo riết vận động chính phủ Hoa Kỳ nhận định cư họ và hành động nhanh chóng.
Mặt khác, BPSOS đang thuyết phục CUTN/LHQ ở Cambốt sớm cứu xét các trường hợp đang xin tị nạn.
Theo Ông, cả hai việc này đ̣i hỏi thời gian và do đó có nhu cầu vận động chính phủ Cambốt cho thêm thời gian.
Thứ Sáu tuần qua Dân Biểu Christopher Smith liên lạc với toà đại sứ Cambốt ở Hoa Thịnh Đốn để yêu cầu một buổi họp với vị đại sứ quanh vấn đề này.
Đại Sứ Eric Schwartz, Giám Đốc Văn Pḥng Về Dân Số, Tị Nạn và Di Dân của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, cũng cho biết là Ông đang quan tâm theo dơi t́nh h́nh.
Ngày thứ Hai vừa qua, văn pḥng CUTN/LHQ ở Hoa Thịnh Đốn báo cho tổ chức MHRO biết là chính phủ Cambốt đồng ư hoăn ngày đóng cửa chương tŕnh đến giữa tháng 2 năm 2011, thay v́ ngày đầu năm.
Đồng thời, CUTN/LHQ cũng cho biết rằng họ đang vận động chính phủ Canada nhận định cư 62 người đă được xét là tị nạn.
“Sau đó họ vẫn có thể nhập cảnh Hoa Kỳ để đoàn tụ gia đ́nh khi thân nhân hoàn tất thủ tục bảo lănh”, Ts. Thắng giải thích.
Theo Ông, giải pháp cho số 14 người đang chờ xét đơn xin tị nạn phức tạp hơn v́ quy tŕnh từ sơ vấn đến phỏng vấn và nếu như phải kháng cáo th́ phải mất từ một đến hai năm. Càng phức tạp hơn nữa là chính phủ Cambốt quyết định tư cách tị nạn trong khi CUTN/LHQ cứu xét đơn kháng cáo.
“Đây là một vấn đề nguyên tắc trong luật quốc tế về bảo vệ người tị nạn mà chính phủ Cambốt đă kư kết”, Ông giải thích.
Theo Công Ước 1951 về người tị nạn của LHQ, quốc gia kư kết không được đẩy lùi người tị nạn về nguyên quán nơi có thể xẩy ra sự ngược đăi. Nếu hồi hương những người xin tị nạn khi chưa hoàn tất quy tŕnh tiêu chuẩn của LHQ th́ đó là vi phạm công ước kể trên.
Hơn nữa, theo kinh nghiệm của thuyền nhân trước đây, khi quốc gia tạm dung quyết tâm đóng cửa chương tŕnh tị nạn th́ kết quả cứu xét đơn tị nạn do chính họ thực hiện khó có được sự công bằng. Và CUTN/LHQ cũng đành bó tay trước t́nh trạng ấy.
“Chúng ta cần tránh thảm kịch thanh lọc bất công và cưỡng bức hồi hương như đă xẩy ra đối với thuyền nhân cách đây 15 năm”, Ts. Thắng nói.