LTS: Đường dây buôn người để bóc lột t́nh dục thường do những phụ nữ Việt Nam có chồng Malaysia tổ chức. Họ lừa những cô gái trẻ ngây thơ ở vùng sâu vùng xa của Việt Nam để đưa sang Malaysia bán cho các nhà hàng, quán Bar và câu lạc bộ đêm với mục đích bóc lột sức lao động và t́nh dục.
Cô Lệ (tên giả do CAMSA đặt để bảo vệ lai lịch) là một trong những nạn nhân đó. Trong hơn hai tháng ở Malaysia cô không phải chỉ phục vụ bia như được hứa mà c̣n phải đi khách hằng đêm. Cô phải làm việc từ 9 giờ tối tới 5 giờ sáng hôm sau. Không được trả lương, không được giữ hộ chiếu, không được dùng điện thoại, không được liên lạc bên ngoài, đời sống của cô như một tù nhân giam lỏng. Đến bước đường cùng, thật may mắn, nhờ người quen cô đă liên lạc với CAMSA và được CAMSA t́m cách giải cứu.
Sinh ra trong một gia đ́nh nghèo khổ ở miền trung Việt Nam, Lệ lớn lên mà thiếu vắng t́nh thương của người cha. Mẹ cô tần tảo nuôi cô lớn khôn. Kinh tế gia đ́nh suy xụp khi người mẹ không c̣n làm việc nhiều do tuổi già và ốm yếu.
Chán cảnh khổ, Lệ dắt 2 đứa con nhỏ rời bỏ làng quê vào Sài G̣n kiếm sống, mong thay đổi cuộc đời ḿnh và số phận hai đứa con thơ dại. Đến đây, cô may mắn gặp được Tuấn - một chàng trai trẻ hơn cô gần 10 tuổi, cảm thương cho hoàn cảnh của cô nên đă cưu mang cho cô và hai đứa trẻ. Sống với nhau một khoảng thời gian dài, cô cứ tưởng ḿnh đă t́m thấy bến bờ hạnh phúc, nào ngờ sự nghiệt ngă cứ theo cô, công ty của Tuấn rơi vào t́nh trạng phá sản. Cho nên cô quyết định đi "lao động xuất khẩu".
Oái oăm thay cho cô, đúng như người ta nói: “nghèo c̣n mắc cái eo”, cô gặp phải một tên buôn người. Hắn là một “nhà tuyển dụng” không nguồn gốc, không lai lịch, hứa sẽ giúp cô t́m một công việc hầu bàn ở Malaysia và sẽ sắp xếp “chu đáo” việc xuất cảnh cho cô, từ giấy tờ thông hành đến vé máy bay…. Do đó cô đă nhanh chóng rơi vào tṛng của hắn.
Sang đến Malaysia, cô bị tên lừa đảo chuyển đến phục vụ trong một quán cà phê mà thực chất là một tụ điểm mại dâm. Cô phải làm việc từ 9 giờ tối tới 5 giờ sáng hôm sau. Ngoài thời gian phục vụ bia cho khách, cô c̣n phải giúp khách giải trí bằng những hoạt động t́nh dục. Làm việc vất vả và đầy mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần như vậy mà cô không nhận được đồng lương nào. Bao nhiêu tiền cô kiếm được đều bị tên lừa đảo giữ lại để trả nợ cho hắn. Thậm chí nếu cô không chịu tiếp khách th́ hằn không cho cô ăn. Cô bị nhốt tại chỗ làm việc, bị khóa cửa, bị tịch thu hộ chiếu, bị canh giữ bởi những tên bảo vệ, bị tước điện thoại, cấm mọi liên lạc.. Một lần cô lén lút gọi điện thoại cho người thân của ḿnh ở nước ngoài, người thân của cô đă liên lạc ngay cho tổ chức CAMSA giải thoát cho cô.
CAMSA đă báo cho cảnh sát Malaysia kịp thời can thiệp và giải cứu cô và 7 người phụ nữ Việt Nam khác ra khỏi khu nhà chứa đó. Hiện tại họ đang ở trong trung tâm tạm lánh của Chính phủ Malaysia và chờ ngày để trở về quê hương đoàn tụ cùng gia đ́nh.
Trường hợp của cô Lệ cho thấy rằng những tên buôn người thường hay lợi dụng hoàn cảnh bi đát của nạn nhân để lừa dối đem họ ra nước ngoài bóc lột sức lao động và t́nh dục. Không có hộ chiếu và không biết tiếng địa phương, cô Lệ không thể thoát khỏi cảnh bóc lột nếu cô không có thân nhân ở nước ngoài. Nhờ các thông tin của người Việt hải ngoại, đến nay CAMSA đă nhiều lần giải cứu cho nạn nhân đang bị bóc lột về lao động hoăc t́nh dục ở nước ngoài.
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]