Hưng Yên
Nghĩ lại vừa bực ḿnh lại vừa buồn cười, tôi đă có một cái “nickname” là ông Ba Cất rồi, bây giờ tự nhiên lại có thêm một cái biệt danh là Người Nhà Quê nữa, như thế có phải tôi là người… tham lam quá không?

Người ta kêu tôi là ông Ba Cất th́ cũng đúng thôi, v́ chính tôi đă đặt cái tên này cho nhân vật chính của truyện dài Ḥn Sạn. Mà truyện dài Ḥn Sạn tôi viết tả lại gần như sự thật một trăm phần trăm quăng thời gian 9 năm dài tôi sống dưới chế độ XHCN ưu việt, kể từ ngày được thả ra khỏi trại tù cải tạo Z30c Hàm Tân, Thuận Hải cho tới ngày tôi và gia đ́nh bước chân lên máy bay qua Mỹ theo diện HO. C̣n cái chuyện tôi bị gọi là Người Nhà Quê (NNQ), dĩ nhiên cũng phải có lư do của nó. Số là như thế này: Trong một truyện ngắn tôi viết, có đoạn tả lại một lần thấy một vị cán bộ cách mạng, có lẽ cấp chức cũng hơi lớn đang ba hoa giữa một đám đông. Nhân cũng đứng đó, tôi mới ngứa miệng hỏi: Thưa ông, thế ở ngoài Bắc ông ở về đâu ta? Thấy tôi hỏi, ông ta mau mắn trả lới: Tôi người Hà “Lội”! Rồi hỏi lại tôi: Thế ông cũng người Hà “Lội” à? Nghe ông ta hỏi vậy, tôi vội trả lời: Dạ không, tôi người nhà quê. Trả lời xong tôi vội lỉnh, không dám đứng đó, sợ lỡ ông ta lại nhận là “bà con” th́ vỡ nợ.
(ảnh saigontoserco.com)
Chỉ có thế thôi mà nỡ ḷng nào bà HLC, bà ấy đặt ngay cho tôi cái nickname là Người Nhà Quê (NNQ), đă thế lại c̣n rêu rao cho cả làng cả nước biết nữa, hại nhau đến thế là cùng! Nghĩ đi th́ thế, nhưng mà nghĩ lại, lại thấy tôi đúng là “Người Nhà Quê” thật, chứ có oan uổng ǵ đâu!
Tôi sinh ra ở một làng quê nhỏ xíu, cả làng đếm không biết có nổi một trăm nóc gia hay không nữa, lại đất ruộng, đất vười th́ ít mà chỉ toàn là ao với hồ. Nhà nào cũng: Ngoài một miếng đất trên có cái nhà, nhỏ th́ 3 gian 2 chái, lớn th́ 5 gian 2 chái. Mái lợp rơm, hoặc lá mía hay lá gồi. Trước nhà có cái sân, người khá giả một tí th́ sân lát gạch, c̣n cứ b́nh thường th́ sân đất. Bên ngoài sân là mảnh vườn nhỏ, rộng chừng 4, 5 thước Tây, dài hơn chiều dài ngôi nhà một tí, c̣n chung quanh là ao, ao lớn hoặc ao nhỏ. Cả làng, ngoại trừ Đ́nh, Chùa và Nhà Thờ th́ chỉ c̣n 2 hay 3 nhà nữa là lợp ngói. Nhà tôi cũng chỉ là một ngôi nhà 5 gian 2 chái mái lợp lá gồi, vách đất quét vôi trắng chứ có ǵ đâu, thế không phải người nhà quê th́ là ǵ? Vậy đấy, thế nhưng mà nó cũng có những cái mà nơi khác không có đâu. Tỷ như ngoài nhăn lồng Hưng Yên là vô địch th́ c̣n sen nữa chứ. Toàn làng chỉ những ao với hồ, mà ao với hồ th́ chỉ có thả cá và trồng sen là hợp lư nhất chứ c̣n làm ǵ hơn được nữa? Thế nên cứ khoảng tháng 6 tháng 7 là đi đâu cũng chỉ thấy sen với sen. Bạt ngàn một mầu xanh ngọc bích của lá chen lẫn mầu đỏ hồng phơn phớt trắng của hoa khiến ta có cảm tưởng như lạc vào cơi thiên thai.
Đọc bài THÚ THÔN CƯ của cụ Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy có mấy câu:
Thu ăn măng trúc, Đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, Hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp
Nh́n xem phú quí tợ chiêm bao.
Thú thực măng tre có lẽ đă ăn nhiều chứ măng trúc th́ chưa biết, nên không dám lạm bàn. Chỉ “Đông ăn giá” và “Xuân tắm hồ sen” th́ theo ngụ ư, có lẽ cụ Trạng viết cho nó vần thôi, chứ “ủ” giá vào mùa Đông chỉ có lỗ vốn v́ mùa Đông lạnh lẽo giá khó nẩy mầm lắm, ủ không khéo, hạt đậu nẩy mầm nhưng không lớn thành giá được th́ vứt đi. C̣n “Xuân tắm hồ sen” th́ mùa Xuân chưa có sen. Mùa của sen là mùa hạ, từ tháng Năm tới tháng Chín cơ.
Cũng nói về sen th́ ngày c̣n bé tí, mới học tới lớp Hai hay lớp Ba ǵ đó, con gái hay con trai, đứa nào lại chả thuộc ḷng bài:
Trong đầm ǵ đẹp bằng sen
Lá xanh bống trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
“Nhị vàng” với “lá xanh” th́ đúng rồi, chứ c̣n “bông trắng” th́ c̣n phải coi lại. Quê tôi bạt ngàn sen đă đành, sau 1954 di cư vào Nam, đi lại cũng nhiều, cuối cùng trụ lại ở Vũng Tàu là nơi cũng thấy nhiều sen th́ chỉ thấy bông sen mầu đỏ hồng, phơn phớt trắng, chứ “bông trắng” th́ hoàn toàn chưa thấy. Tôi tự nhận là người nhà quê hay bị cho là người nhà quê cũng không sao, v́ tôi đích thực là người nhà quê cơ mà. Dĩ nhiên ai lại chả biết “người Hà Nội” vừa sang vừa có giọng nói “chuẩn” nhất nên ai cũng thích. Tôi muốn nói “chuẩn” đây tức là không ngọng, không lơ lớ, không khó nghe, và các dấu sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng rơ ràng, chứ c̣n cái khoản “dùng từ” th́ mỗi nơi mỗi khác, không thể nói chỗ này đúng chỗ kia sai được. Theo tôi kêu các vị sinh thành ra ḿnh là “cha mẹ” hay “bố mẹ” là đúng nhất. Ngay trong tờ khai sinh hay khai lư lịch người ta cũng dùng những chữ: Tên cha, tên mẹ hay tên bố, tên mẹ chứ có dùng chữ ǵ khác đâu? Thế mà ở quê tôi th́ lại kêu cha mẹ là “thầy bu”, chỗ khác lại kêu là “cha mạ”, rồi “ba má”, rồi “tía má”, có nơi lại kêu cha là “chú”, mẹ là “bầm”, chỉ riêng có Hà Nội th́ kêu cha mẹ là “cậu mợ”.
Mở tự điển ra tra cứu, thấy giải thích: Cậu là anh hoặc em trai của mẹ, c̣n mợ là vợ của cậu. Các chỗ khác thế nào không biết, chứ ở chỗ tôi, cứ đàn ông mà là vai em của mẹ đều kêu bằng cậu, bất kể là em ruột hay em bà con, c̣n vai trên của mẹ hay của cha đều kêu bằng bác: Bác trai, bác gái.
Không chắc lắm, nhưng có lẽ ở miền Bắc, ngoài tỉnh thành “văn minh” ra c̣n hầu hết dân nhà quê đều kêu cha mẹ bằng 2 tiếng “thày bu” th́ phải? Lấy tỷ dụ như tôi với bà xă tôi, một người dân Hưng Yên, một người ở măi Ninh B́nh, hai tỉnh cách nhau xa lắc xa lơ, thế mà cùng gọi cha mẹ là “thày bu” cả. Cho tới bây giờ, dù đang ở bên Mỹ này, giả thử như các cụ thân sinh ra chúng tôi c̣n sống, chắc chắn chúng tôi vẫn kêu các cụ là “thày bu”, v́ quen quá đi rồi, gọi khác đi cứ thấy nó ngượng miệng làm sao ấy. Trái lại các con tôi, mà h́nh như hầu hết đám trẻ tôi biết bây giờ chúng đều kêu cha mẹ là “ba mẹ”. Nghe riết chẳng những đă quen tai, lại thấy nó “văn minh” hơn hai tiếng “thày bu”. Sau cùng nghiệm ra th́ điều ǵ ḿnh quen nói hoặc quen nghe đều trở thành “quen miệng, quen tai” hay gộp chung lại thành một “thói quen” cả. Lư luận ḷng ṿng nhiều khi thấy nó có vẻ lẩm cẩm, hay tại ḿnh già rồi nên sinh ra “lẩm cẩm” đây? Chứ thật sự có những “thói quen” mà chỉ “người nhà quê” mới có, thí dụ như: Lườm, nguưt, nói cạnh nói khoé… Thật đấy, nghĩ lại sao thấy ngày đó ở quê ḿnh… quê thật là quê, nhưng mà không có quê sao có tỉnh chứ? Lớn bé ǵ cũng chỉ toàn đi chân đất. Tối đi ngủ, trước khi lên giường mới xách đôi guốc ra cầu ao, hay ra cái lu nước ở trước sân nhà múc vài gáo nước rửa chân, rồi xỏ chân vào đôi guốc đi vô nhà leo lên giường. Có ông lại không rửa chân bằng nước mà chỉ ngồi lên cạnh giường, thơng hai chân xuống đất “3 xoa 1 đập” (xoa xoa hai chân vào nhau, sau đó đập đập hai chân vào nhau cho bụi, đất rơi xuống là xong). Sáng Chúa Nhật, đi lễ Nhà Thờ, quần chùng áo dài tử tế, nhưng cũng vẫn đi chân đất. Gặp phải hôm trời mưa, đường xá vừa trơn vừa lầy lội, có ông vẫn quần đùi (quần xà lỏn) áo cánh, c̣n quần chùng áo dài th́ quấn ở cổ, tay xách đôi guốc. Đợi đến Nhà Thờ mới xuống cầu ao rửa chân (bên cạnh hoặc phía trước Nhà Thờ nào cũng có ao và cầu ao), sau đó “đóng bộ” quần chùng áo dài vào, xỏ chân vào guốc bước vô nhà thờ. Xong buổi lễ, ra ngoài lại… quần chùng áo dài quấn cổ, tay xách guốc đi về.
Người lớn, trẻ con hầu hết đi guốc. Người sang đi guốc sơn, có vẽ hoa lá cành, c̣n không sang th́ đi guốc mộc. Dép thỉnh thoảng có người đi, nhưng hơi hiếm, c̣n “giầy Tây”, nhà quê làm ǵ có ai đi, có chăng là đi giầy Gia Định. Đúng ra giầy Gia Định cũng chỉ là một loại dép có quai bịt kín 5 đầu ngón chân, và cũng chỉ có các cụ vị vọng ở trong làng hoặc là những người già cả mà giầu có mới đi, lại cũng chỉ đi vào những dịp trọng đại như những ngày lễ lớn có rước sách, hoặc cúng đ́nh hay cưới xin ǵ đó…
V́ quen đi chân không (chân đất), nên mỗi lần xỏ chân vào dép vào guốc đi quanh quẩn gần gần một chốc một lát th́ không sao, chứ đi lâu, đi ra ngoài th́ lại thấy nó ngượng ngùng mất tự nhiên. Ngại nhất lại là những cái liếc mắt, rồi lườm nguưt, dè bỉu, nói cạnh nói khoé của mấy bà có tính hay… đố kỵ.
Điều này ở thành phố ít khi gặp phải, bởi dân thành phố là dân tứ xứ, ít khi người này biết rơ gốc tích của người kia. Hơn nữa dân thành phố lo kiếm ăn cũng đă đủ mờ hai con mắt, v́ nó có nhiều thứ nhu cầu linh tinh lắm phải lo nên không có dư th́ giờ để mà ngồi lê đôi mách, thế nên chẳng ai rỗi hơi đâu mà để ư tới chuyện người khác. Tôi tuy dân nhà quê thật, nhưng cũng có ở thành phố rồi nên tôi biết. Năm ấy thi đậu được cái bằng tiểu học th́ trường làng hết lớp, phải lên tỉnh mới học tiếp được. Từ làng tôi lên tỉnh (Hưng Yên) phải đi 4 cây số trên bờ đê sông Hồng, mà độ này mấy ông Việt minh đă phá phách dữ lắm rồi. (Hồi đó chưa có Việt cộng, sau này Việt minh mới “đẻ” ra Việt cộng) Ban ngày các ông ấy lủi đâu mất tiêu, chỉ ban đêm mới ṃ ra đào đường đắp ụ, hoặc vác loa đi alô, alô chọc cho Tây nó câu mọt chê (mortier) từ tỉnh về làng giết chết dân lành, thế là thày bu tôi gửi tôi lên Hà Nội trọ học cho tới ngày di cư vào Nam.
Hơn một năm ở Hà Nội mà có quen được ai đâu, thậm chí nhà sát bên cạnh tên ǵ tôi c̣n không biết. Cùng một dẫy phố có mấy con nhỏ choai choai cũng cỡ tuổi tôi xinh lắm, vậy mà tôi đă nói chuyện được với chúng nó lần nào đâu? Ở thành phố, ai sang ai hèn thây kệ. Chứ ở nhà quê như làng tôi chẳng hạn, từ đầu làng đến cuối làng đều biết rơ nhau. Biết con ấy, thằng ấy tên ǵ, con nhà ai, nhà nó làm nghề ǵ, sống như thế nào? Nói ra sợ có người không tin chứ, c̣n biết cả thằng nào lồi rốn, con nào thối tai, hôi nách nữa ḱa.
Cũng bởi biết rơ nhau như thế, cho nên - nhất là các bà - mỗi khi thấy người ta khác ḿnh hoặc hơn ḿnh th́ lườm nguưt, dè bỉu, dài giọng ra nói cạnh nói khoé: “Ư a… người chả đáng nửa ḥn ch́, ba hồn chín vía đ̣i đi vơng đào…”. Dĩ nhiên tôi cũng đă từng bị các bà ấy lườm nguưt, nói cạnh nói khoé như thế rồi, c̣n lạ gi nữa!
Đó là một cái tật xấu đă trở thành thói quen lâu đời ở quê tôi. Tuy thế điều ǵ mà đă trở thành quen quá rồi th́ ta lại thấy nó không c̣n quan trọng nữa và ngẫu nhiên chấp nhận nó một cách “vô thức”. Giá tôi đừng ra tỉnh, đừng thấy những cái “phớt tỉnh Ăng Lê, chuyện ai nấy biết” của người thành phố th́ chưa chắc tôi đă để ư đến những cái khuyết điểm của người nhà quê - quê tôi - và khi lớn lên tôi sẽ “tỉnh bơ” khi có một bà xă người cùng làng, không chừng ngày c̣n bé cũng… thối tai, hôi nách!
Nhưng may quá, gia đ́nh tôi di cư vào Nam và tôi đă có một bà xă chẳng những không phải là người cùng làng, mà c̣n khác tỉnh. Hai tỉnh cách nhau xa lắc xa lơ nên chúng tôi chẳng biết cái ngày “c̣n bé” của nhau nó như thế nào. Tôi yêu bà xă “quá cỡ thợ mộc”. Hai người sống với nhau đă ngoài 50 năm, ngoài một cái là “bả” cũng gọi cha mẹ là “thày bu” như tôi, th́ tôi chẳng thấy bà ấy có nét nào giống với mấy bà ở làng tôi cả, không lườm nguưt, không nói cạnh nói khoé. Cho măi tới một ngày gần đây, không nhớ tôi nói câu ǵ chạm vía hay sao mà bà ấy lườm tôi rồi bỉu mỏ ra “chịp, chịp” làm tôi sực nhớ đến mấy bà ở nhà quê ngày tôi c̣n nhỏ. Và tự nhiên trong đầu nẩy ra ư nghĩ: “Cái kiểu ấy nó xưa quá rồi bu nó ơi, sao tự nhiên già rồi lại đổ đốn ra thế”?
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]