Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27920089
page views since June 01, 2005
MS100 - 11/10: Thuế & Bồi Thường Vụ Tràn Dầu BP

Phát Triển CĐ

Đinh Thùy Trang
Chuyên viên kế toán thuế vụ
Nguyễn Quốc Khải
Chuyên viên kinh tế

Bài viết này sẽ chỉ bàn về các vấn đề thuế liên quan đến số tiền bồi thường cho những nạn nhân của vụ tràn dầu. Chúng tôi không có ý định phê bình hoặc đưa ra một đề nghị nào về chính sách thuế vụ áp dụng cho tai nạn tràn dầu trong vịnh Mexico mà chỉ giúp những người lãnh tiền bồi thường của British Petroleum (BP) biết cách khai thuế trên số tiền này.

Ai có quyền đòi bồi thường?

Hàng trăm ngàn người trong vùng Vịnh Mexico từ Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, và Florida, chịu ảnh hưởng bởi vụ tràn dầu BP. Họ là những người sống về các nghề như đánh cá và các hải sản khác như tôm, hào, cua, du lịch, bất động sản, sản xuất và biến chế dầu, nhà hàng, và lái tàu. Người ta tiên đoán rằng sẽ còn lâu, kinh tế Vùng Vịnh mới có thể bình phục vì người ta sợ nước biển nhiễm độc.

Công ty chính chịu trách nhiệm về vụ tràn dầu ở Vùng Vịnh là công ty BP. Những công ty liên đới khác trong tai nạn này là Transocean (phụ trách vận hành của giàn khoan dầu), Halliburton (chịu trách nhiệm về vật liệu xi măng, ống dẫn dầu), và Cameron International (cung cấp dụng cụ ngăn ngừa nổ giàn khoan dầu).

Tất cả những cá nhân và cơ sở thương mại chịu ảnh hưởng bởi vụ tràn dầu đều có thể nộp đơn đòi bồi thường những tổn thất liên quan đến chi phí dọn dẹp, thiệt hại về bất động sản và tài sản cá nhân (real and personal property), mất mát về lương bổng, lợi tức và lợi nhuận, mất việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sinh sống, bị thương tích hay tử nạn.



Những người nộp đơn đòi bồi thường chỉ cần bằng chứng về thiệt hại, nhưng không nhất thiết phải sinh sống trong vùng Vịnh và cũng không cần phải chứng minh mình là người có quốc tịch Mỹ hoặc cư dân hợp pháp.

BP đã bỏ vào quỹ bồi thường $20 tỉ Mỹ kim để đền bù cho những nạn nhân của vụ tràn dầu. Quỹ này do Gulf Coast Claims Facility (GCCF) quản trị và đứng đầu là ông Kenneth R. Feinberg. Trụ sở chánh của GCCF đặt tại Dublin, Ohio nhưng GCCF có 35 chi nhánh đặt tại 5 tiểu bang. Số điện thoại miễn phí là: 1-800-916-4893.

Tiền bồi thường chịu thuế theo luật lệ hiện hành

Vào ngày 29-04-2010, Bà Janet Napolitano, Bộ Trưởng Nội An, đã tuyên bố vụ dầu tràn ở Vùng Vịnh là một tai nạn có tính cách quốc gia chiếu theo Kế Hoạch Quốc Gia về việc Đối Phó Ô Nhiễm Do Dầu và Độc Chất (National Oil and Hazardous Substances Pollution Contingency Plan - NCP), nhưng vụ dầu tràn này không được coi như một tai họa lớn lao để được tổng thống công bố theo Luật Stafford.

Lời tuyên bố của Bộ Trưởng Nội An không có tác dụng đòi hỏi chính phủ phải áp dụng những biện pháp giảm thuế đối với tiền bồi thường. Trái lại, trong trường hợp thiệt hại do bão Katrina cách đây 5 năm, tiền bồi thường không phải chịu thuế.

Một số dân biểu trong Quốc Hội Hoa Kỳ đã đệ trình một số dự luật để giúp các nạn nhân của nạn dầu tràn, nhưng những dự luật này không được Quốc Hội thông qua.

IRS đánh thuế trên số tiền bồi thường như thế nào?

Nói một cách tổng quát, người nhận bồi thường về thiệt hại lương bổng hoặc lợi tức cần phải trả thuế lợi tức trên số tiền bồi thường này. Trái lại, đối với bồi thường về thiệt hại tài sản hoặc thương tích cá nhân, người nhận không phải trả thuế. Sau đây chúng tôi trình bày một số chi tiết để giải thích rõ hơn về các trường hợp trên.

Hỏi: IRS có đánh thuế trên số tiền bồi thường thiệt hại lương bổng, lợi tức hoặc tiền lời không?

Đáp: IRS sẽ đánh thuế trên số tiền bồi thường thiệt hại lương bổng, lợi tức hoặc tiền lời. Người khai thuế phải gộp tất cả số tiền bồi thường này vào tổng số lợi tức để cuối năm khai thuế. Đối với những người làm tư (self-employed), họ phải gộp số tiền bồi thường vào khoản lợi tức của thương vụ của mình (self-employment earnings) để tính thuế.

Hỏi: GCCF có phải báo cáo cho IRS tiền bồi thường cho nạn nhân tràn dầu hay không?

Đáp: Thông thường cơ quan hay cá nhân trả tiền bồi thường phải báo cáo cho IRS biết người nhận bồi thường là ai và số tiền bồi thường là bao nhiêu. Tuy nhiên nếu số tiền bồi thường dưới $600, GCCF sẽ không phải báo cáo cho IRS. Theo luật hiện nay, GCCF sẽ không phải báo cáo số tiền bồi thường cho các công ty pháp nhân (corporation). Tuy nhiên GCCF sẽ phải báo cáo cho IRS số tiền bồi thường cho công ty trách nhiệm hữu hạn (limited liability company - LLC) và công ty hợp danh (partnership).

Hỏi: Tiền bồi thường thiệt hại tài sản có phải chịu thuế không?

Đáp: Thông thường người nhận bồi thường không phải trả thuế trên số tiền bồi thường thiệt hại tài sản. Tuy nhiên nếu số tiền bồi thường lớn hơn giá trị của tài sản hoặc giá tiền mua tài sản này, sự khác biệt này được coi là giá trị thặng dư (capital gain) và phải chịu thuế. Trong trường hợp này, người nhận bồi thường phải gộp số tiền thặng dư vào tổng số lợi tức.

Trong trường hợp tài sản bị phá hủy, mất cắp, hoặc bị trưng dụng, chủ nhân nhận được một tài sản khác hoặc một số tiền để mua một tài sản thay thế có trị giá bằng hoặc cao hơn số tiền bồi thường, người được bồi thường được phép hoãn trả thuế trên giá trị thặng dư, nếu có, cho đến khi bán tài sản mới. Người trả bồi thường cho thiệt hại về tài sản không phải báo cáo khoản bồi thường này cho IRS.

Hỏi: Nếu tiền bồi thường thấp hơn giá trị tài sản đã bị phá hủy hoặc thiệt hại, tôi phải làm gi?

Đáp: Trong trường hợp tiền bồi thường thấp hơn giá trị tài sản đã bị phá hủy hoặc thiệt hại, chủ nhân có quyền khai mức chênh lệch này vào phần mất mát do tai nạn bất ngờ (casualty loss) khi khai thuế.

Hỏi: Làm sao ước tính mất mát bất ngờ để khấu trừ vào thuế?

Đáp: Đối với tài sản do cá nhân sử dụng, thông thường người khai thuế ước tính sự mất mát bất ngờ này dựa vào con số nhỏ hơn của hai phương thức sau đây: (1) sự khác biệt về giá trị trên thị trường của tài sản ngay trước và sau khi xẩy ra tai họa hoặc (2) trị giá căn bản của tài sản. Tiếp theo là phải bớt hai khoản sau đây khỏi phần khấu trừ thuế: (1) tiền bảo hiểm bồi thường; và (2) các phần bồi thường khác.

Đối với trường hợp cá nhân, phải giảm bớt $100 cho mỗi lần khấu trừ thuế và giảm 10% của tổng số lợi tức cho tất cả những lần khấu trừ thuế.

Đối với tài sản thương mại bị thiệt hại một phần, cách ước tính phần khấu trừ thuế giống như trường hợp cá nhân, nhưng không có khoản giảm $100 và 10% tổng số lợi tức. Nếu tài sản bị hoàn toàn phá huỷ và giá trị căn bản của tài sản lớn hơn số tiền bồi thường, người khai thuế có thể ấn định phần khấu trừ thuế bằng sự khác biệt này.

Hỏi: Làm sao để đo lường được mức giảm sút của giá trị tài sản?

Đáp: Người khai thuế có thể mướn một chuyên viên lượng giá để ước tính giá trị tài sản hoặc dùng chi phí sửa sang và dọn dẹp tài sản để ấn định mức giảm sút của giá trị tài sản.

Hỏi: Làm sao để báo cáo mất mát bất ngờ để khấu trừ vào thuế?

Người khai thuế phải khai mất mát bất ngờ vào năm thuế đã xẩy ra mất mát này. Người khai thuế có thể dùng bảng thuế A của mẫu IRS 4684 đối với tài sản dùng cho cá nhân và bảng thuế B của mẫu 4684 và mẫu IRS 4797 đối với cơ sở kinh doanh.

Hỏi: Cá nhân người khai thuế có phải gộp vào tổng số lợi tức số tiền bồi thường về thương tích (physical injury), đau ốm (physical sickness), và kiệt quệ tinh thần (emotional distress) không?

Đáp: Người khai thuế không cần phải gộp vào tổng số lợi tức số tiền bồi thường về thương tích thân thể hay đau ốm thân thể. Thương tích thân thể bao gồm tai hại trên cơ thể có thể quan sát thấy như vết thâm tím, vết cắt, vết xưng, và chảy máu. Tương tự như vậy, người khai thuế không phải gộp vào tổng số lợi tức số tiền bồi thường về thương tích tinh thần do thương tích thân thể hay đau ốm thân thể gây ra.

Hỏi: Cá nhân người khai thuế có phải gộp vào tổng số lợi tức số tiền bồi thường về thương tích tinh thần như mất ngủ, nhức đầu, hoặc đau dạ dầy, nhưng không do thương tích thân thể hay đau ốm thân thể gây ra?

Đáp: Trong trường hợp này, người khai thuế phải gộp vào tổng số lợi tức số tiền bồi thường. Tuy nhiên người khai thuế có thể khấu trừ vào tổng số lợi tức chi phí về thuốc men liên quan đến thương tích tinh thần.

Hỏi: Khoản tiền bồi thường do bị ảnh hưởng tâm lý có phải báo cáo cho IRS hay không?

Đáp: Có. Người nhận bồi thường về mặt tâm lý, không do thương tích thân thể hay đau ốm thân thể gây ra, phải dùng mẫu 1099 MISC (lợi tức linh tinh) để báo cáo cho IRS về trường hợp này, nếu số tiền bồi thường từ $600 trở lên.

Theo kết quả của một cuộc điều nghiên do Viện Gallup thực hiện, số người ở Vùng Vịnh bị suy nhược tinh thần gia tăng 25% kể từ tháng 4, khi có vụ nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon. BP đã trợ cấp $52 triệu cho chương trình sức khoẻ tình thần.

Để giúp đỡ người khai thuế liên quan đến vụ dầu tràn, IRS thiết lập một đường giây điện thoại miễn phí là 866-562-5227. Người khai thuế cũng có thể gọi cho tổ chức Taxpayer Advocate Service ở số 877-777-4778 để nhờ giúp đỡ.

Có phải lợi tức thu nhập từ chương trình Vessels of Oportunity - VOO là một phần của tiền bồi thường?

Sau khi xẩy ra vụ nổ giàn khoan dầu, công ty BP thuê mướn một số tầu đánh cá để giúp họ trong việc dọn dẹp. Theo nhà báo Vương Kỳ Sơn, “Hiện nay đã có 5 đến 7 tàu của người Việt Nam, loại tàu lớn, từ 60 feet (18 mét) trở lên, đã ra ngoài đó để làm, nhóm này được trả 2,000 đôla một ngày, đó là tiền công, còn tiền dầu nhớt và các chi phí khác sẽ được hãng dầu BP trả. Những con tàu nhỏ hơn, chẳng hạn như 50 feet (15 mét) trở xuống chẳng hạn cũng đã có một số ra ngoài khơi làm việc, và những tàu nhỏ này được trả chừng 1,500 đôla một ngày, cộng với tiền dầu nhớt, thực phẩm và các chi phí khác.”

Do sự can thiệp tích cực và thành công của DB Cao Quang Ánh, cơ quan GCCF đã đảo ngược quyết định trước và đồng ý rằng những nhà đánh cá, bắt tôm, và những người khác được trả tiền để giúp dọn dẹp dầu tràn trong chương trình VOO của công ty BP, số tiền này sẽ không phải trừ vào số tiền được bồi thường.

Điều chỉnh khai thuế

Một số người hành nghề ngư nghiệp trong Vùng Vịnh đã khai lợi tức thấp để không phải trả thuế cao trong những năm trước. Do đó, khi khai thiệt hại để xin bồi thường họ sẽ bị thiệt thòi. Có ba giải pháp cho trường hợp này.

1. Dùng con số lợi tức đã khai trong 2008-2009. Tiền bồi thường sẽ thấp.

2. Khai số lợi tức sát với thực tế của 2008-2009 trong đơn xin bồi thường, nhưng không điều chỉnh lại lợi tức với IRS. Người khai có thể gặp rủi ro với GCCF và IRS.

3. Người khai thuế có thể tự động tu chính lại tờ khai thuế các năm trước cho gần với thực tế, không cần phải xin phép IRS. Người khai thuế sẽ phải đóng thêm thuế cho vài năm trước cộng với tiền lời, nhưng bù lại số tiền bồi thường vì dầu tràn trong năm có thể nhiều hơn số tiền thuế phải đóng thêm.

Căn cứ trên một bài phỏng vấn của đài VOA, ngư dân có thể kiếm được từ $1,200 cho đến $2,100 mỗi ngày. Một số tiền khá lớn. Chúng tôi khuyến cáo những nạn nhân của vụ tràn dầu nên chọn giải pháp 3.

Tính đến ngày 01-10, GCCF đã bồi thường tất cả $875.7 triệu cho 94,471 nguyên đơn. Số tiền này sẽ giúp vùng Vịnh phục hồi nhanh chóng hơn một phần nào. Hầu hết số tiền này dùng để bồi thường về thiệt hại lương bổng, lợi tức, hoặc tiền lời (99.9%). Bồi thường thiệt hại về tài sản cá nhân không đáng kể. Theo ước tính của chúng tôi, IRS sẽ thu tiền thuế về cho ngân sách quốc gia ít nhất khoảng 10% của số tiền bồi thường.

Theo nhận xét của chúng tôi, thủ tục bồi thường khá giản dị mặc dù vẫn có sự chậm trễ. Ngân sách bồi thường khá rộng rãi. Cho đến nay, chưa thấy báo chí tường thuật một vụ kiện cáo lớn nào cả. Người làm đơn đòi bồi thường không gặp khó khăn gì về phương diện pháp lý, ngoại trừ cần nhiều thì giờ vào việc thu thập các giấy tờ kế toán để nộp vào đơn xin bồi thường và việc khai thuế. Do đó thông thường người làm đơn không cần đến dịch vụ luật sư tốn kém. Theo một bài báo của Los Angeles Times, có một trường luật sư đòi lệ phí tương đương với 40% hoặc 60% tiền bồi thường. Trong khi đó có một số luật sư Việt đã tình nguyện giúp những người đòi bồi thường hoàn toàn miễn phí. Họ thuộc một số tổ chức như Vietnamese American Bar Association of Northern California và BPSOS.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Friday, October 29 @ 10:51:49 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Phát Triển CĐ
· News by ngochuynh


Most read story about Phát Triển CĐ:
Dùng sở trường và ưu thế

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Phát Triển CĐTài Chánh


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang