Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27913354
page views since June 01, 2005
MS99 - 10/10: Bạo Hành Trong Gia Đình

Bạo Hành Gia Đình

Thương Nguyên

Bạo Hành trong gia đình là một trong những vấn nạn của xã hội. Bạo hành gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, bất kể nền văn hóa và trình độ học vấn, bất kể tôn giáo và cũng không ngoại lệ giàu hay nghèo. Hầu như mỗi ngày báo chí, truyền thanh và truyền hình đều đăng những tin đáng tiếc về bạo hành. Vậy câu hỏi được đặt ra là chúng ta có thể làm gì để góp phần giảm thiểu những bạo hành trong gia đình.

Nhận định của nhiều nghiên cứu cho thấy sự bạo hành bắt nguồn từ các trẻ em thưở còn thơ ấu. Bài viết này sẽ trình bày một cách gián tiếp những nguyên nhân, những hình thức của bạo hành và đề nghị những giải pháp có thể áp dụng được để giúp các gia đình chuẩn bị cũng như phòng ngừa những sự bạo hành trong gia đình.



Những nguyên nhân của bạo hành trong gia đình

Có nhiều lý do dẫn đến các sự bạo hành, từ việc gia đình không có được một chức năng bình thường, cho đến sự thiếu thông đạt, sự khiêu khích của người phối ngẫu, hay sự dồn nén tâm lý của một người, hoặc vì các chất kích thích như rượu, thuốc, hoặc vì thiếu một cuộc sống tâm linh, cho đến những sự khó khăn về kinh tế, vv. Kết quả của những sự nghiên cứu về bạo hành đã chứng minh rằng những người có hành vi bạo lực thường muốn chế ngự người khác. Một người có hành vi bạo lực chẳng những có thể dùng vị trí thượng phong về thể lý, nhưng còn có thể dùng những khả năng trỗi vượt về tinh thần, tâm lý, về kiến thức, uy quyền, sự thông đạt, và ngay cả về phương diện mầu da, hay tiếng nói, v.v.

Sự bạo hành thường có tỷ lệ cao ở các gia đình có những hoàn cảnh đặc thù như kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp, bịnh tật, không có việc làm hoặc say rượu, hay nghiện ngập. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những gia đình giàu có hay trí thức sẽ không có bạo hành. Hơn nữa, có những hình thức bạo hành mà người ngoại cuộc khó nhận biết được. Chẳng hạn sự bạo hành giữa cha mẹ và con cái thường được thể hiện qua lối giáo dục theo kiểu thương cho roi cho vọt. Có thể đó là những hành vi đánh đập thậm tệ, bỏ đói, hoặc chửi mắng nhục mạ nạn nhân dưới nhiều hình thức.

Những hình thức của sự bạo hành trong gia đình

Bạo hành trong gia đình có bốn hình thức chính:

Bạo hành thể xác: là những hành vi có tác động trực tiếp đến sức khỏe của nạn nhân. Ví dụ câu chuyện vừa xảy ra cách đây không lâu khi một người chồng đã trói vợ mình vào góc bàn và đã dùng dao chặt bàn tay của vợ. Hoặc có trường hợp cha mẹ đánh đập con cái, để lại thương tích trên cơ thể. Ở một trường hợp khác, một người mẹ đã xích đứa con gái bốn tuổi của mình dưới hầm nhà để có thể đi làm mà không phải tốn tiền gửi nhà trẻ. Và còn có nhiều tình cảnh thương tâm hơn nữa như trường hợp một người mẹ đã đành lòng cột hai đứa con 1 tuổi và 3 tuổi của mình trong xe và cho xe chìm xuống giòng sông để rảnh tay theo người bạn trai.

Bạo hành tình dục: Đây là những sự cưỡng ép về quan hệ tình dục khi người bạn đời không muốn. Tệ hơn nữa có những hành vi loạn luân giữa cha con, như trường hợp một người Áo (Austria) đã ăn ở với đứa con gái 14 tuổi của mình. Ông đã có một đứa con với đứa con gái của mình.

Bạo hành tinh thần: Ngoài những trường hợp cực đoan như trên còn có những tình cảnh thầm lặng hơn. Người bạo hành đe dọa, chửi bới mắng nhiếc, hoặc tỏ ra không còn quan tâm đến nạn nhân dưới mọi hình thức. Thống kê cho thấy bạo hành tinh thần là một trong những nguyên nhân chính gây nên bịnh trầm cảm nơi nhiều phụ nữ.

Bạo hành xã hội: Trong sự bạo hành xã hội, nạn nhân thường bị nhiều ngăn cấm, không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, hoặc là nạn nhân bị bao vây kinh tế, buộc phải bị tùy thuộc vào người hành hạ mình.

Những ảnh hưởng của bạo hành

Ngoại trừ những tin nóng bỏng trên các hệ thống thông tin, chẳng mấy ai quan tâm đến hậu quả rất nghiêm trọng của bạo hành gia đình. Bạo hành gây ảnh hưởng từ thể chất đến tâm lý của nạn nhân. Nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời, thậm chí tử vong. Xét về mặt xã hội, người bị bạo hành thường có những phản ứng tiêu cực. Trong lúc cùng quẫn, họ có thể có những hành vi gây hại cho xã hội hay những người xung quanh. Ví dụ, có những người vợ không chịu nổi hoàn cảnh bị bạo hành đã bức tử con cái và gây thương vong cho bản thân họ.

Những gia đình có bạo hành thường để lại di chứng nặng nề cho con cái của họ. Trẻ em gái thường tỏ ra rất mặc cảm trước mặt mọi người, không thích giao tiếp, hoặc không dám kết thân với người khác, thiếu tự tin trong cuộc sống, và luôn có tư tưởng bỏ học. Nếu tình trạng bạo lực gia đình kéo dài, các em sẽ dần rơi vào trạng thái lãnh cảm. Nếu nạn nhân là trẻ em trai thì em có thể trở nên ương bướng, khó bảo, dễ gây gổ với người khác, học hành kém và rất nhiều em đã trở nên hư hỏng.

Việc cam chịu sự yếm thế lâu ngày là nguyên nhân khởi phát bịnh trầm cảm nơi một số phụ nữ. Những trẻ gái nếu phải sống trong một môi trường bạo lực, khi trưởng thành sẽ khó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và họ thường gặp trắc trở trong hôn nhân. Họ có niềm hoài nghi quá mức đối với người phối ngẫu vì những lý do bắt nguồn từ việc chứng kiến các hành vi bạo lực giữa cha mẹ hoặc đã xảy ra cho chính bản thân. Ngược lại, các trẻ trai, trong tương lai có thể bắt chước những hành vi bạo lực đối với những người vợ.

Ngoài ra, do những ảnh hưởng của sự bạo hành, cha mẹ đã dần dần đẩy con cái vào các trường hợp chống đối, chúng dễ có những hành vi bất kính và bất hiếu.

Những luật pháp về bạo hành gia đình

Hầu hết các quốc gia đều có luật pháp bảo vệ nạn nhân với những biện pháp trừng trị sự bạo hành trong gia đình. Tại Hoa Kỳ, khi một người có được quy chế thường trú nhân mà đã phạm tội bạo hành thì có thể bị trục xuất về nguyên quán nếu tòa kết tội bạo hành.

Nếu cảm thấy thân thể bị đe dọa, nạn nhân có thể gọi cảnh sát để được che chở. Khi sự bạo hành xảy ra thường xuyên hơn, nạn nhân có thể xin tòa án ban hành lệnh tạm thời cấm chỉ hung nhân tới gần. Để có giấy này, nạn nhân phải trình diện trước vị quan tòa, trình bày những chứng tích bị bạo hành như giấy chứng thương của bác sĩ hoặc giấy báo cáo của cảnh sát. Tại một vài tiểu bang ở Hoa Kỳ, khi bác sĩ nghi ngờ có sự bạo hành, vị này phải thông báo cho cảnh sát điạ phương, nhất là lúc nạn nhân ở trong tình trạng nguy hiểm và không có nơi nương tựa.

Hầu hết mỗi thành phố đều có nhà tạm trú ngắn hạn cho các nạn nhân bị bạo hành và có đường dây điện thoại nóng-khẩn cấp để hướng dẫn và hỗ trợ họ.

Những giải pháp để ngăn ngừa bạo hành

1. Những giải pháp dành cho phụ nữ

Một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bạo hành là phổ biến thông tin về các sự giúp đỡ của xã hội, cũng như những điều luật chống bạo hành trong gia đình. Đa số các nạn nhân không biết có những trung tâm tư vấn tại địa phương để giúp đỡ họ khi bị hành hung, và họ cũng không biết có những khu nhà trú dành riêng cho phụ nữ. Ngoài việc phổ biến những điều luật chống bạo hành trong gia đình, các phụ nữ còn cần được giải thích để hiểu rõ bạo hành gia đình là một vấn nạn của xã hội, là một hành động cần lên án. Nhẫn nhịn chịu đựng không phải là cách để gia đình có được hạnh phúc.

Trong văn mạch này, nhiều người thường quan niệm chuyện chồng đánh vợ chỉ là một chuyện bình thường trong lúc nóng giận. Đó là một quan niệm sai lầm và là một vấn nạn chung của toàn xã hội. Trách nhiệm của mọi người là phải tích cực góp tay giúp những nạn nhân bị bạo hành gia đình thông hiểu về những luật lệ chống bạo hành. 

2. Những giải pháp dành cho trẻ em

Bạo lực gia đình là mối nguy cơ cho con em của chúng ta. Nếu chúng ta là ông bà, cha mẹ, cô, cậu quan tâm đến sự an toàn của con trẻ, tất nhiên chúng ta không muốn con em của chúng ta phải tiếp xúc với mọi hình thức có tính cách bạo lực. Trên thực tế, điều này gần như khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên những phân tích sau đây sẽ cống hiến cho chúng ta một vài kỹ năng để giúp bảo vệ một đứa trẻ tránh được những điều liên quan tới bạo lực, và chuẩn bị cho trẻ có được những mối quan hệ lành mạnh, cùng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Có thể nói rằng những hành vi bạo lực là do kết quả của thói tập thành từ thưở bé thơ. Nhưng nếu một trẻ có thể tiêm nhiễm các thói xấu về bạo hành thì chúng cũng có khả năng để tập tành một lối sống hòa nhã. Chúng có thể học những cách thế có tính cách xây dựng để giải quyết các vấn đề, đối diện với những bất đồng, và biết cách xử lý khi tức giận. Nếu con em của chúng ta có được những kỹ năng này sớm, thì trẻ có thể sẽ biết cách phòng chống bạo lực. Nhờ vậy chúng sẽ ít có nguy cơ là nạn nhân của bạo lực hơn.

Trẻ luôn cần cảm nhận được sự an toàn và được yêu thương trong gia đình. Con đường tốt nhất cho cuộc sống của trẻ là được cung ứng một sự chăm sóc đầy yêu thương có tính cách đồng nhất và đầy tin tưởng. Việc cha mẹ liên hệ với con cái trong gia đình như thế nào có lẽ là phương tiện hữu hiệu nhất để ảnh hưởng đến cá tính của con trẻ.  

Trẻ em thường hay quan sát và bắt chước người khác. Trẻ học lối cư xử bằng cách nhìn mọi người xung quanh, xem những nhân vật trên truyền hình, trong video, và phim ảnh. Trên hết, trẻ học cách đối xử với người chung quanh bằng cách bắt chước hành vi của cha mẹ chúng. Hãy suy nghĩ cách thức chúng ta phản ứng trong một tình huống khó khăn như thế nào. Chúng ta sẽ đối xử với người phối ngẫu làm sao? Chúng ta sẽ xử sự với bạn bè, hàng xóm, và các thành viên trong gia đình theo cách nào? Đó là những lúc chúng ta đang dạy cho con cái của chúng ta. Khi thấy cha mẹ cùng với những người khác giải quyết mọi vấn đề một cách ôn hòa thì trẻ sẽ học cách đối phó với người khác một cách tích cực hơn. Ngược lại khi trẻ nhìn thấy cha mẹ giải quyết bằng bạo lực thì chúng cũng sẽ học cách hành động giống như vậy.

Khi trẻ em nhìn thấy một hành động bạo lực, hành vi này sẽ ảnh hưởng sâu xa trong tiềm thức của các em. Điều này càng đúng hơn nếu bạo lực liên quan đến một thành viên trong gia đình hay là một người nào đó trong khu phố. Đáng buồn thay, rất nhiều trường hợp con cái là nạn nhân của bạo lực. Một đứa trẻ bị lạm dụng sẽ sống trong nỗi sợ hãi và đau đớn liên tục. Những vết thương trên thân xác có thể được chữa lành, nhưng những vết thương tâm hồn sẽ kéo dài suốt cuộc đời các em. Nếu chúng ta biết một đứa trẻ bị lạm dụng, hoặc nếu chúng ta nghi ngờ rằng ai đó đang lợi dụng một đứa trẻ trong việc chăm sóc thì chúng ta phải tìm cách giúp đỡ ngay lập tức. Nếu không, khi lớn lên đứa trẻ sẽ dễ trở thành một người luôn dùng bạo lực, hoặc chúng có thể trở thành những nạn nhân vì việc sử dụng bạo lực.
 
3. Chế ngự sự giận dữ

Là con người, ai cũng có có lúc bị tức giận. Sự tức giận là một cảm giác bình thường và cũng có thể là hữu ích, bởi vì điều đó báo hiệu một việc nào đó cần sự thay đổi. Tuy nhiên, sự tức giận cũng có thể đi quá trớn, đến mức không còn kềm chế được. Việc tập cách thức chế ngự được sự tức giận là một điều khó làm nhưng là một phần rất quan trọng để ngăn ngừa việc sử dụng bạo lực.

Có những phản ứng ôn hòa nhưng cũng có những phản ứng tiêu cực để diễn tả sự tức giận. Nếu phải làm tổn thương bất cứ ai, đập phá vật gì, hoặc làm tổn thương súc vật nuôi trong nhà khi đang giận dữ, thì hậu quả của những hành động tiêu cực đó không những là không đúng mà còn tạo những ảnh hưởng không lành mạnh trên những thành viên trong gia đình, nhất là cho con cái. Hãy tập chế ngự sự bực tức bằng cách tâm sự với một ai đó. Có thể người nghe sẽ có cách để giúp chúng ta lấy lại bình tĩnh.

Tóm lại, bạo hành trong gia đình không phải là một vấn đề mới nhưng là một thực trạng mà các tổ chức xã hội đã quan tâm từ nhiều năm qua. Đa số các trường hợp bạo hành không được đưa ra ánh sáng vì nạn nhân không dám thố lộ sự thật và người hành hung đương nhiên phủ nhận các việc làm của họ. Nhiều nạn nhân bị đe dọa đến tính mệnh cũng như mạng sống của con cái, hoặc thân nhân. Nhiều phụ nữ sợ bị chồng hành hạ, và sẽ trả thù nặng hơn, sợ bị đuổi ra khỏi nhà, hoặc bị phụ thuộc tài chánh, nên đành cắn răng chịu đựng và không dứt khoát lánh xa người hành hạ mình.

Trang bị những kỹ năng phòng chống bạo hành là điều tiên quyết cho mọi gia đình. Đối với phụ nữ, việc phổ biến những điều luật phòng chống bạo hành là điều tối cần. Đối với con trẻ, cách xử thế của cha mẹ cũng như việc cha me lạm dụng roi vọt khi dạy con cái sẽ ảnh hưởng rất sâu đậm trên sự phát triển của trẻ. Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng không có đứa trẻ nào vốn sinh ra đã hư hỏng, mà chỉ là do quá trình giáo dục của gia đình, quá trình tập nhiễm từ xã hội, nhất là phương pháp ứng xử của các bậc phụ huynh. Những điều gì các bậc phụ huynh dạy trẻ hôm nay về cách hành xử ôn hòa với mọi người sẽ tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của trẻ mai sau.

Charlotte, North Carolina

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsong.org.]

Posted on Thursday, September 09 @ 18:16:50 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Bạo Hành Gia ĐìnhChống Buôn NgườiMái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang