Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27813080
page views since June 01, 2005
MS98 - 09/10: Đại Lễ Vu Lan

Thư Tòa Soạn

Tuấn Nguyễn

Không biết phát xuất tự bao giờ, người Việt Nam chúng ta có một ngày lễ mà tất cả quý Tăng Ni và người phật tử tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm. Ngày này gọi là Đại Lễ Vu Lan. Đây cũng là một đại lễ báo hiếu cha, mẹ, ông bà hiện còn đang sinh sống hoặc đã khuất. Một tập tục rất đáng trân trọng của người Việt Nam thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu.

Rằm tháng Bảy Âm lịch cũng là ngày Xá Tội Vong Nhân. Nhân ngày này hằng năm, chính phủ Việt Nam, qua bao nhiêu triều đại cũng đã áp dụng đối với những phạm nhân đang bị giam cầm trong ngục tối. Ngoài ra các chùa chiền tổ chức làm lễ cúng dường chúng sinh.

(ảnh vietland.net) 



Theo lịch sử Phật Giáo Việt Nam ghi lại, nguồn gốc Đại Lễ Vu Lan phát xuất từ miền Bắc Việt Nam. Ngày Rằm tháng Bảy, người miền Bắc còn gọi là ngày Xóa Tội Vong Nhân đối với những người quá vãng mà các vị đại sư gọi là những người đã khuất nhưng không có thân nhân, không nhà cửa. Các chùa lớn vào ngày này thường mở khoá lễ phá ngục cho chúng sinh và tổ chức đại lễ Vu Lan. Sau này người dân ở miền Nam, gọi là Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội còn gọi là ngày Báo Hiếu cha mẹ.

Theo sự tích Phật Giáo, thời xa xưa ngài Mục Kiền Liên, tên thật là La Bộc, là con ông Phổ Tướng và bà Thanh Đề. Vì gia đình túng thiếu, La Bộc phải đi buôn bán nơi xa. Khi buôn bán giàu có Mục Kiên Liên nhớ tới mẹ già liền cho người về quê gữi tiền cho mẹ. Bà mẹ ăn xài hoang phí lại thích phá phách các vị sư. Bà sai người giết chó, dùng thịt làm nhân bánh để cúng Phật và Chư Tăng. Đến lúc La Bộc về thì bà mẹ lại nói dối rằng bao nhiêu tiền con gửi về cho đã đem cúng cả vào đền chùa hết rồi. Thời gian sau đó Bà Thanh Đề chết. Mục Kiền Liên, chịu tang mẹ 3 năm, La Bộc đi qua nước Ki Đô là nơi Phật ở, La Bộc xin ở lại tu luyện. Phật thương tình ưng thuận, sai thầy Kha Na cắt tóc ông và đặt tên là Đại Mục Kiên Liên và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong rừng Quýt Sơn. Muốn đến rừng Quýt Sơn phải đi qua ngôi chùa Thiên Giai là nơi có những âm hồn nghe kinh. Mục Liên chỉ nhận ra người cha là Phổ Tướng còn mẹ là Thanh Đề thì không. Mục Liên ôm mặt khóc, Phật hiện lên bảo cho biết là Thanh Đề vì khi sống điêu ngoa gian ác nên bị đầy xuống ngục A Tỳ rồi. Mục Liên nghe vậy liền xuống ngục A Tỳ tìm mẹ. Nơi đây bà Thanh Đề, mẹ của  Mục Liên phải chịu trăm ngàn cực hình, thấy con tới bà khóc lóc nhờ Mục Li6n tìm cách cứu.

Tôn giả Mục Liên thấy mẹ như thế gào khóc bi thảm, về bạch Đức Phật. Đức Phật dạy phải nhờ tới uy lực mười phương Chúng Tăng, cách cứu độ để bà mẹ của Mục Kiền Liên sớm được giải thoát.

Dựa vào tích ấy, vào ngày Rằm tháng Bảy, các chùa đều làm lễ chay, chạy đàn, phá ngục cho các tội nhân. Nhà nhà cũng theo đó thành kính cúng lễ vì tin rằng ngày đó dưới âm vong nhân xá tội cho những người quá cố. Noi gương hiếu thuận của Mục Liên.

Chúng ta là những người Việt tỵ nạn Cộng Sản, hiện đang sinh sống tại các quốc gia tự do. Chúng ta hãy tưởng nhớ ngày Đại Lễ, Rằm tháng Bảy Âm Lịch để tỏ lòng tôn kính những bậc sinh thành của chúng ta. Ngoài ra chúng ta nên hướng dẫn và nhắc nhở cho con cháu am hiểu những sự tích nghiêng nặng về đạo đức và lễ giáo của người Việt Nam.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Thursday, August 19 @ 10:42:51 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Thư Tòa Soạn
· News by ngochuynh


Most read story about Thư Tòa Soạn:
Thư Tòa Soạn

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Thư Tòa Soạn


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang