Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27810189
page views since June 01, 2005
Việt Nam Vi Phạm Về Buôn Lao Động

Chống Buôn Người

CAMSA làm thay đổi cách nhìn của Mã Lai
(Vũ Quốc Dụng, ISHR)

LTS: Lâu nay các công nhân Việt Nam phải chấp nhận bị tịch thu hộ chiếu khi vừa đặt chân đến Mã Lai. Đây là một hành vi tuy phi pháp nhưng rất phổ biến. Hậu quả là người công nhân không thể chạy thoát khỏi môi trường bị bóc lột. Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Á Châu (CAMSA) xem hành vi này là sự tiếp tay cho việc buôn người. CAMSA đang tranh đấu để giới chức Mã Lai nhìn rõ bản chất và thay đổi quan niệm về vấn đề buôn người để bóc lột sức lao động.

Trong phiên xử ngày 18 tháng 6, toà án Banting ở Mã Lai đã bãi nại và trả tự do cho 8 công nhân Việt Nam bị cảnh sát Mã Lai bắt về tội cư trú quá thời hạn. Họ đã bị giam từ tháng Hai và nếu không được sự giúp đỡ tận tình của luật sư Daniel Lo thì họ đã bị kết án và bị trục xuất về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Luật sư Daniel Lo, trưởng văn phòng CAMSA ở Mã Lai, lý luận rằng họ là nạn nhân của công ty Spektra Alucast vì công ty này đã tịch thu hộ chiếu của họ và không chịu đem đi gia hạn. Lỗi này là lỗi của công ty cho nên luật sư muốn toà xem họ là vô tội. Lý luận vững chắc này đã thuyết phục công tố viên rút lại lời buộc tội các công nhân với kết quả là toà chấp nhận cho bãi nại. Ngoài ra, công tố viên cũng đã ra lệnh cho cảnh sát mở cuộc điều tra công ty Spektra Alucast về hành vi buôn người. Sau đó các công nhân Việt Nam đã được đưa về một trung tâm bảo vệ dành cho nhân chứng.

8 công nhân Spektra Alucast trong nhà giam của cảnh sát Mã Lai (ảnh CAMSA)



Hoàn cảnh của các nam công nhân nói trên rất đáng thương. Họ thuộc nhóm 31 công nhân phần lớn là người thiểu số đến từ các vùng sâu vùng xa phía Bắc Việt Nam. Họ được các công ty môi giới Việt Nam tuyển mộ sang Mã Lai năm 2007 trong một tình trạng rất khuất tất là họ chỉ được xem và ký hợp đồng một ngày trước khi lên máy bay. Sang đến Mã lai thì họ bị giao cho công ty Spektra Alucast và bị công ty này bắt ký một hợp đồng khác mà họ không hiểu nội dung vì không biết tiếng Anh. Rồi công ty này đã tịch thu hộ chiếu của họ và chỉ trả lương cho họ trong 6 tháng đầu tiên. Từ đó về sau công ty này đã quịt lương, khiến họ phải sống lầm than cho đến ngày bị bắt. Văn phòng CAMSA ở Mã Lai đã tiếp nhận hồ sơ 31 công nhân Spektra Alucast từ đầu năm 2009 và giúp họ đòi lại các khoản lương trả thiếu, khoản tiền bồi thường vì bị sa thải trước thời hạn hợp đồng, khoản tiền bồi thường cho những đau đớn tinh thần và tâm lý khi bị bắt giam và mọi chi phí hồi hương. Nếu đòi được một số tiền bồi thường có thể lên đến trên một chục ngàn tiền Ringgit Mã Lai cho mỗi người, họ sẽ có khả năng trả nợ nần và còn dư một ít vốn để gây dựng cuộc sống mới.

Có người cho rằng đây chỉ là một vụ tranh chấp về hợp đồng với công ty Spektra Alucast. CAMSA quan niệm rằng vụ này nghiêm trọng hơn nhiều vì có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội buôn người. Một cách vắn tắt, các công nhân đã bị công ty môi giới Việt Nam lừa bán cho công ty Spektra Alucast, để cho công ty này bóc lột sức lao động của họ. Như đã trình bày ở trên, không có bằng chứng nào rõ ràng hơn về sự bóc lột là việc các công nhân chỉ được trả có 6 tháng lương trong gần 3 năm trời. Trong khi đó họ lại không có cách gì để thoát thân khỏi môi trường bóc lột vì hộ chiếu của họ đã bị chủ sử dụng lao động thu giữ như một vật cầm thế. Họ không thể đi làm ở một chỗ nào khác mà cũng không thể trở lại Việt Nam vì không có hộ chiếu. CAMSA nghe đồn rằng vì 8 công nhân này không chịu ngoan ngoãn nghe lời chủ và còn muốn thưa kiện chủ nên chủ đã báo cho cảnh sát đến bắt và đuổi họ về. Đuổi được họ về Việt Nam thì công ty Spektra Alucast sẽ không phải trả số tiền lương còn thiếu nợ họ và sẽ khỏi bị kiện tụng lôi thôi. CAMSA cho rằng chính sách thu giữ hộ chiếu là đầu mối của tình trạng nô lệ thời mới. Thời xưa người ta dùng xiềng xích với người Phi Châu thì thời nay người ta thu giữ giấy tờ tuỳ thân của người nô lệ da vàng. Đây là một vi phạm nhân quyền trầm trọng. Phải gọi nó là một chính sách vì nó được sự dung túng bởi cả 2 chính phủ Mã Lai và Việt Nam trong nhiều năm qua.

Qua vụ này người ta còn thấy một góc tối khác của vấn đề xuất khẩu lao động. Bơ vơ nơi xứ người, không rành tiếng nói, không thông luật lệ, người công nhân rất cần đến sự bảo vệ của chính quyền Việt Nam. Họ càng cần đến sự giúp đỡ nếu họ lại là người dân tộc thiểu số và không thể trình bày rành rẽ bằng tiếng Việt. Họ đã tìm cách liên lạc với công ty xuất khẩu, toà đại sứ Việt Nam và Phòng Quản lý Lao Động Việt Nam ở Kuala Lumpur để xin giúp đỡ. Toà đại sứ Việt Nam ở Kuala Lumpur đã không trả lời cho các công nhân mà cũng từ chối tiếp cả vị luật sư người Mã Lai đến để bàn cách cứu các công nhân. Một điểm lạ lùng khác là Phòng Quản lý Lao Động Việt Nam ở Mã Lai lại muốn các công nhân phải nhận tội để bị trục xuất về nước cho nhanh chóng. Người đại diện cho cục này là ông Nguyễn Quốc Khánh đã nhiều lần tìm cách thuyết phục các công nhân nên nhận tội. Luật sư trưởng của CAMSA đã hết lời giải thích cho ông ta rằng trước hết, các công nhân không có tội nên không thể nhận tội, thứ 2, nếu nhận tội và bị trục xuất thì họ sẽ rất khó trở lại Mã lai để kiện đòi trả lại số tiền bồi thường rất lớn. Tệ hại hơn nữa là Phòng Quản lý Lao Động Việt Nam ở Mã Lai đã hợp tác với công ty môi giới Việt Nam và công ty Spektra Alucast Mã Lai để gây sức ép với công nhân ngay tại các phiên xử. Họ đã mướn một luật sư khác để thay thế luật sư của các công nhân. Rất may trước toà, các công nhân đã dũng cảm và đồng thanh chỉ định vị luật sư của CAMSA là người đại diện hợp pháp cho họ.

Trong bản phúc trình về buôn người do bộ ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 14 tháng 6 vừa qua, Việt Nam bị đưa xuống danh sách các quốc gia cần bị theo dõi vì chính phủ Việt Nam đã không có ý định chống buôn người một cách tích cực. Thí dụ về 8 công nhân Spektra Alucast là một bằng chứng mới. CAMSA hiện tiếp tục ghi nhận những hành vi gây áp lực với gia đình của 8 công nhân nói trên ở Việt Nam với mục đích bắt các công nhân phải xin tự nguyện hồi hương. Nếu có những viên chức chính quyền tham gia vào những hành vi này thì chính phủ Việt Nam sẽ khó biện bạch về việc cho xoá vết tích của các trường hợp buôn người.

Việc Mã Lai cho mở hồ sơ điều tra về vụ buôn người của Spektra Alucast được xem là một chuyển biến về ý thức chống nạn buôn người để bóc lột sức lao động của chính quyền Mã Lai. Buôn người là một tội phạm hình sự nên nếu bị kết án thì thủ phạm sẽ phải bị tù chứ không phải trả tiền bồi thường mà thôi. Cho nên vụ này sẽ có tác dụng răn đe rất lớn đối với những công ty sử dụng lao động Mã Lai và công ty môi giới Việt Nam.

==============

Đọc thêm

Làm Sao Để Bài Trừ Nạn Buôn Người Ở Việt Nam?

http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1920

 

CAMSA làm thay đổi cách nhìn của Mã Lai

http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1919

 

 

CAMSA Phát Triển Đến Thủ Đô Malaysia

http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1781

 

 

CAMSA Giải Quyết Cho Trên 50 Lao Động Việt Ở Mã Lai

http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1640

Posted on Thursday, June 24 @ 16:25:26 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang