Thiên Thơ
Phụ trách chương tŕnh CADV
Dựa theo một câu chuyện thật của một nạn nhân bạo hành trong gia đ́nh.
Tôi đến Hoa Kỳ để đoàn tụ với chồng sau nhiều năm tháng chờ đợi. Chồng tôi, một công dân Mỹ, trong thời gian về Việt Nam thăm quê nhà đă gặp gỡ, thương yêu và ngỏ lời cưới tôi và bảo lănh tôi sang Mỹ để sống chung với anh ấy.
Tôi đă có một đứa con trai riêng bảy tuổi trong cuộc hôn nhân đầu tiên. Sau đó chúng tôi chia tay v́ không hiểu nhau, và cũng không thể sống chung với nhau. Điều này làm buồn ḷng ba mẹ tôi rất nhiều và cả các em tôi nữa. Tôi nuôi con và sống với ba mẹ tôi tại Mỹ Tho, Việt Nam cho đến khi tôi gặp gỡ Khanh, người chồng thứ hai của tôi sau này. Ba mẹ tôi rất vui mừng khi Khanh ngỏ lời cưới tôi và hứa sẽ bảo lănh hai mẹ con tôi sang Mỹ sống chung với anh ấy.
Đám cưới thật linh đ́nh. Tôi và con sống chung với Khanh một thời gian tuyệt vời, hạnh phúc vỏn vẹn chỉ có một tháng, rồi Khanh phải trở về Mỹ để tiếp tục làm việc, và chờ đợi ngày đón tôi sang Mỹ sống chung. Năm tháng trôi qua, cuối cùng mẹ con tôi cũng được lên phi cơ sang Hoa Kỳ để thực hiện giấc mộng đời. Trên máy bay, ḷng tôi hồi hộp và rộn ràng khó tả. Những nỗi nhớ nhung, ẩn ức, đè nặng tâm tư tôi. Những ước mơ cho con đến trường Mỹ ăn học đỗ đạt, thành tài cũng luôn ám ảnh tâm trí tôi. Tôi sẽ là một người vợ hiền, luôn thương yêu lo lắng cho chồng để đền bù lại những năm tháng cách xa, những vất vả, tốn kém mà anh ấy phải lo bảo lănh cho mẹ con tôi.
Máy bay đă đáp xuống phi trựng tại Hoa Kỳ gần một tiếng đồng hồ, mẹ con tôi vẫn không thấy Khanh ra đón chúng tôi về nhà. Tôi lo lắng và khổ sở vô cùng, không biết phải làm sao, và làm ǵ đây khi chung quanh tôi hoàn toàn xa lạ, không biết ai, và tôi cũng không nói ǵ được với ai v́ tôi không biết tiếng Anh. Bao nhiêu câu hỏi bấn loạn trong đầu óc tôi, không biết chồng tôi có việc ǵ xảy ra hay không? Cuối cùng, chồng tôi đă đến và thoạt nh́n qua gương mặt anh ấy tôi linh cảm được là dường như có một việc ǵ đang hăm he chờ đợi tôi. Khanh đưa mẹ con tôi đến ở một pḥng trọ trong nhà một người bạn, bảo là hai mẹ con tạm sống nơi đây một thời gian. Tôi có hỏi qua v́ sao Khanh không ở chung th́ Khanh bảo là hiện thời công việc làm ăn và tiền bạc đang khó khăn, căng thẳng…
Thế là hai mẹ con tôi bắt đầu một kiếp sống tha hương đầy gian lao, khổ nhọc. Khanh trả được tiền nhà cho mẹ con tôi một tháng đầu. Sau đó, tôi phải dọn ra v́ không có tiền trả tiền nhà cho người chủ. May nhờ mẹ con tôi đi nhà thờ, gặp được gia đ́nh hai vợ chồng làm nail cần người ở nhà trông nom, chăm sóc hai đứa con nhỏ của họ và lo nấu nướng, chăm sóc việc nhà cho gia đ́nh họ. Trong hoạn nạn mới biết được những tấm ḷng vàng, thương người và chia xẻ những khó khăn vất vả của hai mẹ con tôi nơi xứ lạ quê người. Con tôi được đi học nhờ Khanh bằng ḷng làm giấy tờ cho nó. Nhưng cá nhân tôi th́ không xin được giấy tờ ǵ cả v́ tôi bị t́nh nghi làm đám cưới giả để đem con sang Mỹ. Khanh không muốn sống chung với mẹ con tôi, lấy cớ là anh ấy đang quá bận rộn công việc làm ăn xa và có thể bị mất việc. Tôi không tiện hỏi nhiều thêm v́ thật ra cũng không hiểu ǵ về đời sống mới lạ nơi xứ người. Hơn nữa, tôi rất yêu chồng, không muốn v́ bất cứ lư do ǵ làm cản trở cuộc t́nh của chúng tôi. Nhưng hoàn cảnh túng thiếu và khó khăn quá độ buộc tôi phải t́m đến BPSOS, một cơ quan vô vụ lợi tại Virginia theo lời chỉ dẫn của hai vợ chồng chủ ngôi nhà mà mẹ con tôi đang tá túc, để được giúp đỡ.
Quản lư viên và Luật Sư trong Chương Tŕnh Cộng Đồng Chống Nạn Bạo Hành Trong Gia Đ́nh đă hướng dẫn mẹ con tôi về nhiều phương diện để chúng tôi bắt đầu tập tành một nếp sống tự lập. Tôi được chỉ dẫn cách thức đi xe buưt và metro để đi học lớp Anh ngữ miễn phí. Hai vợ chồng chủ nhà cho phép và khuyến khích tôi đi học để tập thích nghi dần với cuộc sống mới tại Hoa Kỳ. Tôi không hiểu “bạo hành” là ǵ, chỉ biết là tôi và con tôi cần được giúp đỡ để sống c̣n. Tôi không tin là Khanh bỏ tôi ngay khi hai mẹ con tôi vừa bước chân đến đất Mỹ. Nhưng sự thực là như vậy. Anh ấy đă say mê một người t́nh trẻ và hờ hững với tôi. Anh ấy chỉ đến với tôi để thỏa măn t́nh dục, chứ hoàn toàn không có t́nh người, nói chi đến t́nh chồng vợ. Mỗi lần tôi nhắc đến chuyện đón mẹ con tôi về ở chung với ông ấy th́ Khanh bảo: “Anh yêu em, em cho anh thêm thời gian để trả bớt nợ nần anh đă vay mượn để bảo lănh hai mẹ con em sang đây”. Rồi ông ấy đi mất biệt một hai tuần hay một tháng... Đến khi nào ông ấy muốn t́nh tự với tôi, sẽ gọi tôi trở lại để dỗ ngọt, năn nỉ cho đến khi nào tôi xiêu ḷng chịu ăn nằm với ông ấy mới thôi. Tôi c̣n nhớ khi quản lư viên BPSOS đưa tôi đến một bác sĩ tâm lư, lúc nào tôi cũng khóc, không hiểu v́ sao Khanh bỏ tôi ngay lúc mà tôi cần anh ấy nhất, với bao nhiêu khó khăn, gian khổ mà bản thân tôi không đủ sức lo liệu và chịu đựng. Tôi không xin được một giấy tờ tùy thân nào v́ tôi không có đủ giấy tờ cần thiết để chứng minh đây là một hôn nhân thật sự. V́ đâu có người chồng nào bỏ vợ từ ngày đầu tiên lúc người vợ vừa đặt chân lên xứ lạ quê người? Tôi không hiểu bạo hành là ǵ? Khanh đâu bao giờ đánh chửi tôi đâu? Ông ấy chỉ nhẫn tâm bỏ rơi mẹ con tôi không nhà ở, không tiền bạc, không biết nói tiếng Anh, không biết lái xe, không có một giấy tờ ǵ để sống hợp pháp nơi xứ người. Sau nhiều lần tiếp xúc với luật sư và quản lư viên, tôi mới hiểu được “bạo hành” là hai từ ngắn gọn, không chỉ bao gồm đánh đập, mắng chửi nhau mà c̣n bao hàm sâu xa nhiều trường hợp khác nữa như đối xử tệ bạc, ngược đăi, bỏ bê hay lạm dụng nhau về phương diện t́nh dục, tài chánh… Tôi mới hiểu thêm về nhân quyền, quyền b́nh đẳng giữa con người với nhau, về những chương tŕnh phúc lợi dành cho phụ nữ và trẻ em bị đối xử hung bạo.
Mặc dù các bác sĩ tâm lư trị liệu đă cho tôi biết tôi bị lạm dụng về t́nh dục và về nhiều
phương diện khác, tôi vẫn c̣n yêu Khanh tha thiết, mong chồng tôi có ngày hồi tâm quay trở về với tôi để lo lắng, săn sóc và đùm bọc mẹ con tôi. Nhưng một hôm, Khanh bảo với tôi “Anh có thể sống chung với em nếu như em không có đứa con trai riêng…”. Tôi mới chợt hiểu ra là Khanh đă dối gạt tôi khi hứa trước mặt cha mẹ và chị em tôi tại Việt nam, rằng Khanh sẽ lo lắng cho con tôi và tôi được ấm no, hạnh phúc nơi xứ người. V́ nếu không có lời hứa này, ba mẹ tôi đă không đồng ư tổ chức đám cưới trọng thể, “danh gia, vọng tộc” cho Khanh và tôi với đầy đủ bà con, cḥm xóm, bè bạn nơi quê nhà. Nhưng tôi cũng tự hỏi nếu không yêu tôi, sao Khanh lại bảo lănh cho mẹ con tôi sang Mỹ? Có thể là anh ấy có những khó khăn riêng chăng, và không muốn cho tôi biết? Đă hơn một năm qua, tôi có thai với Khanh, nghĩ rằng với đứa con này, Khanh sẽ thay đổi ư định và đón mẹ con tôi về ở chung với anh ấy. Nhưng Khanh nói rằng có lẽ không phải là con của Khanh. Sau đó, tôi khám phá ra được h́nh ảnh và địa chỉ của cô gái đang cặp với chồng tôi. Tôi tức giận, gọi ngay cô ấy và cho cô ấy biết rơ tôi là vợ của Khanh được Khanh bảo lănh từ Việt Nam sang. Cô ấy con trẻ, đă từ bỏ Khanh, nhưng Khanh vẫn không quay trở về với mẹ con tôi. Tại sao? Tại sao số phận tôi hẩm hiu, luôn bị t́nh phụ? Tại sao tôi không được sống đường hoàng, hạnh phúc như bao nhiêu người khác? Tôi có tội t́nh ǵ?
Luật sư BPSOS vẫn tiếp tục giúp đỡ tôi tự đứng đơn xin thẻ xanh mặc dù biết rằng tôi đang có mang với Khanh. Tôi muốn chứng minh với mọi người là tôi là vợ thực sự của anh ấy, đám cưới chúng tôi là đám cưới thực sự, không giả mạo, không đánh lừa ai cả. Nhưng rủi thay, tôi đă bị hư thai hai tháng sau đó. Quản lư viên lại tiếp tục đi thông dịch cho tôi mỗi khi tôi đi khám bác sĩ tâm lư và sau đó lại chở tôi đến trạm xe buưt để tôi tự đi xe buưt về nhà. Tôi vừa đau đớn mất con, sau đó lại nhận thêm một hung tin khác là hồ sơ xin thẻ xanh của tôi bị Sở Di Trú bác bỏ v́ không đủ giấy tờ chứng minh có sự sống chung với nhau như vợ chồng sau khi tôi đến Mỹ. Tôi sẽ bị trục xuất về Việt Nam chăng? Làm sao chịu đựng nỗi sự nhục nhă này khi bị trả trở về quê cũ? Tôi phải trả lời làm sao với ba mẹ tôi, hai người đă hết sức âu lo khuyên răn tôi rất kỹ trong cuộc hôn nhân lần thứ hai này của tôi? Ba mẹ tôi phải trả lời như thế nào nếu như hàng xóm hỏi về Khanh, người chồng quốc tịch Mỹ của tôi?
Nhưng luật sư và quản lư viên - luôn miễn phí - của tôi vẫn trầm tĩnh tiếp tục làm việc, lo bổ túc hồ sơ để kháng cáo xin xét lại hồ sơ tự đứng đơn xin thẻ xanh của tôi vừa bị Sở Di Trú bác bỏ. Tôi chống trả mănh liệt với quyết định của USCIS bác bỏ hồ sơ xin thẻ xanh của tôi với lư do “đây không phải là một đám cưới thực sự v́ không có sự sống chung b́nh thường tại Việt Nam và tại Mỹ như bao nhiêu gia đ́nh khác”. Dưới sự hướng dẫn của luật sư, chúng tôi đă phiên dịch toàn bộ giấy tờ và hoàn thành một bộ hồ sơ thứ hai với đầy đủ h́nh ảnh, chứng từ từ Việt Nam và Mỹ chứng minh đây là một đám cưới thực sự, không hề có man trá, v.v. Ba tháng sau, tôi nhận đươc tin tức từ chị quản lư cho biết hồ sơ thẻ xanh của tôi đă được USCIS chấp thuận. Tôi gọi lại chị quản lư hỏi chị ấy đă nói ǵ trong điện thoại cầm tay của tôi mà tôi không thể nghe rơ. Quản lư viên cho biết là USCIS đă gởi thư chấp thuận hồ sơ của tôi đến luật sư BPSOS. Tôi mừng rỡ quá khóc oà lên trong điện thoại và cám ơn mọi người ríu rít. Luật sư và quản lư viên chúc mừng tôi đă thành công toại nguyện, mọi giấy tờ dần dần sẽ được cấp phát đầy đủ. Thật vậy sao? Gần ba năm rồi, bao nhiêu gian truân, khổ sờ, tôi mới xin được giấy tờ tùy thân để trở thành thường trú nhân, sống hợp pháp ở Hoa Kỳ. Ai đưa đẩy mẹ con tôi sang Mỹ để phải trải qua biết bao nhiêu điều oan trái? Và trong oan trái này, ai đă cứu vớt cuộc đời mẹ con tôi? Tôi thầm cảm ơn hai vợ chồng chủ nhà trong hơn hai năm trời đă cho mẹ con tôi tá túc, sống qua ngày trong khi tôi không giấy tờ, không biết một chút ǵ về cuộc sống văn minh nơi xứ người, và coi tôi như người thân trong nhà… Sao họ quá tốt với tôi trong khi chính người chồng của tôi lại ruồng bỏ, gạt gẫm tôi? Sao cộng đồng Việt Nam có những người quá tốt đối với những người đồng hương bạc phúc như tôi?
Tôi không cầm được nước mắt khi chuyện tṛ cùng quản lư viên của tôi. Dường như lúc nào tôi cũng khóc trước mặt chị ấy: khóc khi bị chồng bỏ, khóc khi có thai, khóc khi hư thai, khóc khi bị USCIS bác bỏ hồ sơ… Nay tôi lại khóc v́ quá mừng khi nghe được tin USCIS đă gởi thư chấp thuận đơn xin thường trú nhân hợp pháp của tôi. Tôi tự thấy xấu hổ và thầm nhủ từ nay không nên khóc nữa v́ gian truân đă đi qua rồi.
Tôi muốn mượn câu chuyện đời chua xót này của tôi để nói lên lời cảm tạ chân thành của tôi đối với BPSOS và các nhân viên trong chương tŕnh Cộng Đồng Chống Nạn Bạo Hành Trong Gia Đ́nh của BPSOS. Họ đă làm những công việc hữu ích và thiết thực để cứu giúp đồng bào trong cảnh ngặt nghèo, điêu đứng. Họ đă đưa mẹ con tôi từ những ngày gian khổ, không hiểu biết ǵ về bạo hành, luật pháp, nhân quyền, công lư, v.v. sang những ngày hạnh phúc, tự tin, luôn biết phấn đấu và dấn thân cho cuộc đời như họ. Tôi ước mong được hiện diện trước vị Chủ Tịch và toàn thể nhân viên trong Chương Tŕnh Cộng Đồng Chống Nạn Bạo Hành Trong Gia Đ́nh của BPSOS để nói lên lời tri ân chân thành của hai mẹ con tôi, của ba mẹ và các em tôi tại Việt Nam, và của bạn bè tôi tại Hoa Kỳ. Cảm ơn BPSOS trong ba năm qua đă kiên tŕ giúp đỡ mẹ con tôi vượt qua được bao nhiêu khó khăn gian khổ để có được ngày nay, ngày mà hai mẹ con tôi hằng khát khao chờ đợi. Tôi đă bắt đầu được làm việc công khai, hợp pháp, thu nhập hàng tháng gia tăng hơn. Anh ngữ của tôi cũng đă tiến bộ hơn nhiều, có thể nói chuyện khá hơn với luật sư và bác sĩ của tôi. Thật là trong cái rủi cũng có cái may. Sau cơn mưa, trời lại sáng. Tôi cũng ước mong nói lên với mọi người, với các bác, các anh chị trong cộng đồng Việt Nam: tôi là một nạn nhân thật gian truân v́ nạn bạo hành trong gia đ́nh. Tôi đă đến với BPSOS trong ba năm qua và luôn luôn được hướng dẫn tận t́nh.
Bản thân tôi không hiểu làm sao các nhân viên ở đây có thể giúp đỡ được cộng đồng Việt Nam về nhiều phương diện: học Anh ngữ, đi khám bệnh, xin thẻ xanh, xin phúc lợi và c̣n xin vay vốn làm ăn, v.v. BPSOS là gia đ́nh của tôi từ khi tôi đặt chân lên xứ Mỹ này, khi tôi không có một thân nhân bên cạnh. Hoàn cảnh bị bạo hành của tôi khó khăn và bi đát vô cùng, bị đặt vào diện có thể bị trục xuất từ lúc đầu v́ không được sống chung với chồng khi đến đất Mỹ, không đủ giấy tờ chứng minh một hôn nhân thực sự. Với sự hướng dẫn và giúp đỡ của luật sư, y sĩ, quản lư viên, v.v. tại BPSOS, cuối cùng hồ sơ xin thẻ xanh thường trú của mẹ con tôi đă được chấp thuận. Tiếng Anh của tôi đă khá hơn nhiều nhờ gặp gỡ luật sư, bác sĩ, chuyên viên về tâm bệnh và cũng nhờ v́ phải ra ṭa nhiều lần. Tôi nay đă được làm việc “full time”, chỉ c̣n chờ mua xe hơi và dọn ra một căn hộ khác. Tôi mong những ai lâm vào hoàn cảnh gian truân, điêu đứng như tôi hăy đến với BPSOS để được hướng dẫn và giúp đỡ đến nơi đến chốn. Tôi ước mong có thế trở thành t́nh nguyện viên của BPSOS để góp sức giúp đỡ cộng đồng ḿnh vượt qua được những khó khăn gian khổ để sống vui, sống mạnh, sống tự lập trong tự do và nhân phẩm của ḿnh.
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]