Hưng Yên
- Ông viết lách làm sao mà ai nh́n tôi cũng tủm tỉm cười, lại có người c̣n hỏi con gái ḿnh “bộ… mẹ cô dữ lắm à”? Ông viết những cái ǵ thế?
Bà xă tôi cười cười hỏi tôi như thế làm tôi chưng hửng; “viết lách” th́ tôi có viết lách, nhưng có viết ǵ xấu về bà ấy đâu? Chuyện ở trong nhà, có ǵ đóng cửa bảo nhau, chứ nói cho người ngoài biết làm ǵ? Hơn nữa bà xă tôi hiền khô, nếu không bằng ḷng chồng con điều ǵ th́ bà ấy cũng chỉ “càm ràm” thôi chứ có to tiếng bao giờ đâu, c̣n to tiếng với hàng xóm láng giềng th́ lại tuyệt đối không bao giờ có, thế th́ bảo bà ấy dữ thế nào được?!
Tôi thích viết từ ngày c̣n rất trẻ. Hồi đó đọc tờ Văn Nghệ Tiền Phong sao tôi “mê” ông Hoàng Hải Thuỷ thế không biết, cảm thấy những truyện ngắn ông ấy viết thật dễ dàng mà lại rất dí dỏm, có duyên. Nghĩ bụng ḿnh chỉ cần viết được bằng một góc ông ấy thôi th́ đă là ngon lành lắm rồi. Cũng thấy cần phải nhấn mạnh là tôi “mê” ông Hoàng Hải Thuỷ trẻ cơ, chứ Công Tử Hà Đông viết ở Rừng Phong bây giờ th́ không mê. Có lẽ bởi “cụ” già rồi, nên viết không c̣n có duyên nữa.
Năm ấy như là mới đang học Đệ Lục hay Đệ Ngũ ǵ đó (lớp 7 hay lớp 8 bây giờ) th́ tôi có bài đăng báo đầu tiên. Một truyện ngắn với nhan đề là “Tiếng Chuông Nhà Thờ”, đại khái nói về sự xúc động của tôi mỗi khi nghe thấy tiếng chuông Nhà Thờ đổ. Bài gửi đi rồi tôi mong ngóng, trông chờ, măi đến khoảng 2, 3 tháng sau th́ tôi nhận được cuốn báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của Ḍng Chúa Cứu Thế ở Sài G̣n gửi cho. Mở cuốn báo ra, thấy bài của ḿnh được đăng rơ ràng, mừng đến không lớn lên được nữa. Tôi cầm cuốn báo đi khoe hết mọi người, làm như ḿnh đă trở thành một nhà văn lớn rồi không bằng! Đó là truyện ngắn đầu tiên và duy nhất của tôi được đăng báo kể từ ngày đó. Măi đến khoảng 1993 hay 1994 tôi không nhớ chính xác lắm và ngày đó gia đ́nh tôi đang ở thành phố New Orleans tiểu bang Louisiana Mỹ quốc, tôi mới lại có truyện ngắn đăng báo lần thứ hai. Đúng ra th́ sau khi bài “Tiếng Chuông Nhà Thờ” được báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đăng rồi, tôi có viết thêm vài truyện ngắn nữa gửi cho cả báo Đạo lẫn báo Đời, nhưng cứ như vứt ḥn đá xuống sông, chả báo nào thèm hồi âm cho cả, thế là tôi nản không viết nữa. Ngay cả cuốn báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có đăng truyện ngắn đầu tiên của tôi được tôi cất kỹ lắm coi như một báu vật, nhưng ít lâu sau đọc lại, lại thấy truyện ḿnh viết dở ẹc, thế là tôi bỏ tờ báo đâu đó không để ư ǵ tới nữa!
Thời gian đi mau như bóng câu qua cửa sổ, mấy chục năm trời, phần v́ bận lo miếng cơm manh áo cho vợ cho con, phần v́… “thân đă hiến cho đời gió bụi” (tức là đi lính, “nổ” một tí cho nó hách thế) nên tôi quên luôn cái mộng trở thành “văn sĩ” của ḿnh đi. Măi cho đến khi sống ở New Orleans, gia nhập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị mới có cơ hội viết lại v́ mỗi cuối năm Hội có ra một tờ Đặc San.
Viết văn mà mỗi năm chỉ có một, hai bài cho tờ Đặc San của hội ḿnh thôi th́ chừng nào mới trở thành “nhà dzăng” được? Thế là tôi lại mon men viết lách, đến nay thời gian viết lách tính ra cũng đă được đến gần hai chục năm, có được 2 cuốn truyện ngắn, 4 cuốn truyện dài và vài chục truyện ngắn lẻ nữa không in thành sách mà chỉ gửi đăng trên 4, 5 tờ báo chợ, và 1, 2 tờ báo bán. Có điều báo bán hay báo chợ ǵ th́ truyện chỉ đăng “chùa” thôi chứ không có nhuận bút, nhuận biếc ǵ cả.
Cứ phải công nhận nhà văn, nhà thơ, nhà báo ở hải ngoại này càng ngày càng nở rộ, nhất là các bạn trẻ độ này tham gia viết văn, viết báo đông lắm. Đó là một điều đáng mừng, bởi lẽ “tre già măng mọc”, nếu giới trẻ không hăng hái tham gia vào mặt này th́ sợ chỉ vài chục năm nữa “tiếng Việt” ở hải ngoại sẽ đi vào mai một mất! Chứng minh rơ nét nhất là mới chỉ cho tới ngày nay thôi mà đă có rất nhiều trẻ em Việt Nam mới sinh ra ở bên Mỹ này không nói được tiếng Việt, hoặc nói tiếng Việt một cách rất khó khăn chứ đừng nói chi tới viết chữ Việt nữa!
Tuy giới trẻ tham gia vào mặt trận văn hoá nhiều là một điều đáng mừng, nhưng nếu viết những câu như thế này th́ lại cần phải xem lại:
“Tổng Tư Lệnh Bộ Tham Mưu quân đội Hoa Kỳ nói lệnh cấm quân nhân đồng tính nên bị băi bỏ.” Trần Vũ theo AP và NPR, Feb 03, 2010 12:34:00.
“Cali Today News - Đề Đốc Mike Mullen, Tổng Tư Lệnh Bộ Tham Mưu của quân đội Mỹ thứ ba 2/2 tuyên bố là người đồng tính luyến ái (ĐTLA) nên được cho phép phục vụ trong quân đội Mỹ. (Sic)”
“Hàng ngàn giới trẻ tưng bừng đón Tết Canh Dần tại chùa Đức Viên.” Cali Today News - Nguyễn Dương, Feb 14, 2010 02:19:00
Theo chúng tôi biết th́ làm ǵ có “Tổng Tư Lệnh Bộ Tham Mưu” mà chỉ có “Tổng Tư Lệnh Quân Đội”, c̣n Tham Mưu th́ có “Tham Mưu Trưởng” hoặc “Tổng Tham Mưu Trưởng”. Thí dụ như: Đại Tướng Cao Văn Viên là Tổng Tham Mưu Trưởng, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là Tổng Tư Lệnh QLVNCH, Tổng Thống Obama là Tổng Tư Lệnh quân đội Mỹ… Đặt một vị Đề Đốc làm Tổng Tư Lệnh Bộ Tham Mưu quân đội Hoa Kỳ dứt khoát là không đúng. Hoặc nếu câu này dịch từ báo Mỹ th́ lại cần phải xem lại: Ḿnh dịch sai hay báo Mỹ viết sai?
Người ta nói “giới trẻ, giới già” hoặc “nam giới, nữ giới” hoặc “giới giàu, giới nghèo, giới trung lưu”… chứ không nói “hàng ngàn giới trẻ” bởi v́ chữ “giới” đă có nghĩa một tập thể rồi. Vậy chỉ có thể nói “hàng ngàn người trẻ” hay “hàng ngàn bạn trẻ” thôi các bạn ạ.
Có người bảo viết lách là một cái nghiệp, cũng như: “Đă mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa” (Kiều). Nhưng với cá nhân tôi đó chỉ là một sự đam mê thôi, chứ tôi có sống bằng nghề “viết lách” đâu mà bảo là “nghiệp” được? Tôi mà sống bằng “nghề viết lách” th́ chắc là đói ră họng ra chết từ lâu rồi. Cái này cũng chỉ tại tôi dở thôi, dở ẹc! Người ta viết truyện hay bởi đầu óc người ta phong phú, tưởng tượng giỏi, không cần dựa vào một cái ǵ hết cũng có thể phịa ra được một câu chuyện hay thật là hay. C̣n tôi, dù truyện ngắn, hay truyện dài, hay viết về bất cứ một vấn đề ǵ cũng đều phải dựa vào một sự kiện có thật. Dù nhỏ, dù to cũng phải có thật rồi từ đó mới “thêm mắm, dặm muối”, phịa cho nó dài thêm ra được. Thế cho nên có nhiều đêm trằn trọc không ngủ được v́ nghĩ măi không kiếm ra được một đề tài dựa trên một sự kiện có thật để mà viết.
Cái truyện ngắn “Lé Đi Phớt” tôi viết có người cho là hay là do tôi ngồi coi TV, thấy cảnh hai anh chị nói qua nói lại to tiếng. Nào tôi có hiểu là họ nói cái quái ǵ đâu, chỉ trông bộ điệu mà đoán là họ đang căi nhau thôi. Thế rồi bất th́nh ĺnh chị đàn bà dang thẳng cánh xáng vào mặt anh đàn ông một cái bốp. Cái tát mạnh lắm, muốn lệch hẳn một bên mặt đi, má anh đỏ ửng lên, thế mà anh chẳng nổi cáu một tí nào, chỉ đưa tay xoa xoa lên má mấy cái rồi thôi. Tôi nghĩ cảnh này mà xảy ra ở Việt Nam ấy à? Nó mà không đục cho gẫy không c̣n một cái răng mới là chuyện lạ. Đọc báo trong nước đă chẳng thấy đăng những tin như là chồng nhốt vợ vào cũi chó hay chồng đánh vợ đến ḅ lê ḅ càng đấy hay sao? Ấy là mới chỉ nghi vợ ngoại t́nh thôi mà đă thế đấy! Trái lại bên Mỹ này, biết “bả” có bồ nhí mười mươi mà chỉ cần đánh nhẹ bả một bạt tai thôi là cũng có thể bị c̣ng tay thẩy vô nhà đá như thường. “Lé Đi Phớt” mà, không biết sao?
Cũng thế, cái truyện ngắn “Bà Cô Bên Chồng” tôi viết cũng phải dựa trên một sự thật chứ chẳng phải chỉ “nghe hơi nồi chơ” rồi tán nhăng tán cuội đâu! Dĩ nhiên câu nói “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” có lẽ ai cũng đă nghe và cũng hiểu “giặc bên Ngô” tức là giặc Tầu th́ thời nào nó cũng gây phiền nhiễu cho ta cả. Sử sách cũng đă ghi rơ ràng: Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán kết thúc 1000 Bắc thuộc, Trần Hưng Đạo phá tan quân Nguyên, Lê Lợi tống cổ bọn giặc Minh ra khỏi bờ cơi nước ta, và Quang Trung Nguyễn Huệ tiêu diệt quân Măn Thanh.
Ngày nay bọn Tầu đỏ đang lấn đất, chiếm biển, chiếm đảo của ta, vậy người anh hùng nào sẽ lănh đạo toàn dân ta giáng cho chúng những đ̣n sấm sét để chúng nhớ đời đây? Mong lắm thay!
Trở lại với câu nói “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” cũng chỉ là ví von thế thôi chứ “Bà Cô Bên Chồng” bất quá cũng chỉ làm cho người chị dâu phiền năo trong một giai đoạn nào đó, chứ làm sao mà nguy hiểm cho bằng thằng giặc Tầu được?!
Cái sự thật mà tôi dựa vào để viết truyện “Bà Cô Bên Chồng” chính là Cô tôi. Cô tôi nước da ngăm ngăm đen, mặt tṛn, tiếng nói khao khao, quả thật ngày c̣n trẻ Cô không hiền và cô cũng đă gây ra cho Bu tôi, tức là chị dâu của Cô không ít điều phiền năo, thế nhưng khi về già Cô lại trở nên rất hiền lành dễ mến.
Khi biết tôi đem chính Cô ḿnh làm thí dụ điển h́nh cho những bà cô bên chồng, bà xă tôi đă cằn nhằn: Ông chỉ đem chuyện người nhà ḿnh ra mà viết! Tôi bảo: Th́ anh cũng chỉ đưa ra một thí dụ điển h́nh thôi, chứ có nói xấu nói tốt ǵ đâu?!
Cách đây khoảng 7, 8 năm, không nhớ chính xác lắm, tôi có viết một bài với cái tựa là: “Quư ông càng có tuổi càng ít nói, trái lại quư bà càng già càng lắm lời” và cũng đem chính bà xă tôi ra làm thí dụ điển h́nh. Ngày c̣n trẻ bà ấy hiền lắm, đúng là “Em hiền như ma sơ”. Tôi uống rượu, hút thuốc lá tha hồ, có đêm đi chơi về khuya, say bí tỉ, có thấy bà ấy nói ǵ đâu? Thế mà bây giờ, ngày lễ, ngày tết, con nó chỉ biếu bố có 1 chai rượu ngon thôi mà bà ấy cứ “càm ràm” cả ngày là cho bố uống thuốc độc, c̣n thuốc lá th́… cấm chỉ. Khi bài viết của tôi được báo đăng lên rồi, các bà viết bài phản đối quá chừng chừng, cho là tôi nói xấu các bà. Có bà c̣n viết mấy bài dài ngoằng ngoằng cố lư luận là những điều phải nói th́ các bà nói thôi, chứ không phải là lắm điều, lắm lời ǵ. Dĩ nhiên là tôi chịu thua, nhưng nghĩ bụng: Bà càng viết dài, càng lư luận bao nhiêu, th́ lại càng chứng tỏ là bà nói nhiều bấy nhiêu.
Có lẽ trong số truyện ngắn tôi viết th́ truyện “Con Cọp Yêu Quư Của Tôi” là gây ồn ào hơn cả. Thực ra truyện này chính thức nó có tên là “Tứ Hành Xung” và trong đó có câu: “Cuối năm đó tôi rước được con cọp yêu quư của tôi về nhà”, thế rồi một tờ báo nào đó khi đăng lại đă đổi tên “Tứ Hành Xung” thành tên “Con Cọp Yêu Quư Của Tôi”. Thú thật, khi thấy được sự đổi tên một cách “tuỳ tiện” này tôi cũng hơi ngỡ ngàng, nhưng sau nghĩ lại th́ thấy cái tên “Con Cọp Yêu Quư Của Tôi” có khi lại kích thích óc ṭ ṃ hay là hấp dẫn người đọc hơn, miễn là đừng “đổi tên” tác giả sang tên một người khác là được.
Như đă thưa, óc tưởng tượng của tôi không được phong phú cho lắm, nên muốn viết thành một truyện thường phải dựa vào một sự thật nào đó rồi mới vừa “thêm mắm dặm muối” vừa phịa cho câu chuyện có đầu có đuôi được. Thế th́ truyện “Tứ Hành Xung” này cũng vậy, nếu không có cái “Dần Thân Tị Hợi tứ hành xung” của mấy vị Lốc cốc Tử và cảnh mấy cô nàng tuổi Dần khó lấy chồng th́ lấy ǵ cho tôi dựa vào để mà viết?
Đại ư của câu truyện là người yêu nhỏ bé của tôi tên Hương và tôi đă yêu nàng quá cỡ thợ mộc, yêu khủng khiếp luôn, yêu hơn tất cả mọi thứ trên đời. Tôi đă năn nỉ Bu tôi hết sức, thậm chí dọa bảo nếu không cưới Hương cho tôi th́ tôi sẽ đi theo Việt Minh cho Tây nó bắn tôi ḷi phèo ra, nhưng Bu tôi vẫn cứ không là không. Bu tôi lại c̣n bảo: “Chẳng thà Tây nó bắn mày chứ Bu giết mày không được con ạ, mày tuổi con Lợn mà Bu lại cưới con vợ tuổi Cọp về cho mày th́ có khác ǵ Bu giết mày không?” Giữa lúc đang gay go hết sức không biết phải làm sao th́ may quá có Cậu Út tôi tới chơi. Cậu Út là em ruột của Bu tôi; Cậu có bằng Đíp Lôm lại đang làm Nhật Tŕnh ở trên Hà Nội. Cậu có uy tín lắm, nói ǵ người lớn hay con nít cũng đều tin cả và nhờ sự dẫn giải của Cậu mà Bu tôi nghe ra nên cuối năm đó tôi rước được “con Cọp cưng” của tôi về nhà. Thế rồi con Heo và con Cọp, hai con ôm nhau ngủ đă mấy chục năm, sinh con đẻ cái lu bù mà có sao đâu? Như thế chứng tỏ là câu “Tứ Hành Xung” của các vị thày bói là sai rồi.
Cốt truyện đại khái chỉ có thế và hoàn toàn là phịa chứ chẳng có chút nào là thật. Ngay cả chữ “Tôi” ở trong truyện cũng không phải là “tôi” tác giả. Thế nhưng khổ lắm, hầu như đa số người đọc cứ tưởng “tác giả” đem chính chuyện của ḿnh ra mà viết. Một hôm có người bạn trẻ khá thân đă hỏi nhỏ tôi: “Bác tuổi Hợi c̣n bác gái tuổi Dần thật à, thế thật sự th́ bác gái có dữ như cọp không”? Tôi cười trả lời: “Thật sự th́ tôi không tuổi Hợi mà bà nhà tôi cũng chẳng tuổi Dần, nhưng nếu giả thử bà ấy tuổi Dần thật th́ tôi vẫn cứ lấy bởi v́ thứ nhất tôi không tin cái ‘Tứ Hành Xung’ của mấy ông thầy bói. Thứ hai là ngày c̣n trẻ tôi rất yêu bà xă tôi, yêu khủng khiếp luôn, thật đấy”! Anh bạn trẻ lại thắc mắc: “Ngày c̣n trẻ th́ yêu khủng khiếp, thế bây giờ già rồi th́ sao, không c̣n yêu nữa à”? Tôi ú ớ: “Ơ, ơ… vẫn c̣n yêu chứ, nhưng hồi c̣n trẻ yêu khác, bây giờ già rồi yêu khác”.
Lại một lần khác, tôi và bà xă đến pḥng làm việc của một người đàn ông sồn sồn. Ông này biết thôi chứ không quen thân lắm bởi v́ một năm chúng tôi mới đến làm khách hàng của ông ta 1, 2 lần, có nhiều lắm cũng chỉ tới 3 lần là cùng. Hôm ấy vừa mới ngồi vào bàn th́ ông ta kéo một người đàn bà đến chỉ chúng tôi giới thiệu: “Đây là tác giả bài Con Cọp Yêu Quư Của Tôi cùng với con cọp cưng của ông ấy”! Người đàn bà nh́n tôi cười: “thấy bác mấy lần ở nhà thờ, nhưng không ngờ bác là… truyện bác viết hay lắm”! Nghe chị ta khen vậy, tôi chỉ biết cười. Điều tôi thắc mắc nhất là làm sao ông này lại biết tôi là tác giả truyện ngắn đó, có khi nào tôi nói với ông ta là tôi viết lách ǵ đâu? Khi ra ngoài, bà xă tôi mới nh́n tôi cằn nhằn: “Ông thấy chưa, bây giờ th́ ai cũng tưởng tôi là con cọp cái rồi đấy”!
Thật là oan ơi Ông Địa, bởi v́ cứ giả sử bà xă tôi đúng là Hương, “con cọp cưng của tôi” ở trong truyện th́ có lẽ các vàng tôi cũng chẳng dám đem ra mà viết dù là viết chỉ để mà khen. Ai lại chả biết cái “tam hạp” với “tứ hành xung” của mấy vị Lốc Cốc Tử có mấy khi đúng đâu nhưng người ta vẫn cứ “tin”, bởi v́ cái ḷng tin lỗi thời ấy nó vẫn c̣n ảnh hưởng nặng nề cho tới ngày hôm nay, và ngay cả với những người đang sống ở bên Mỹ này. Xin đơn cử một sự thật, chúng tôi có quen một đôi vợ chồng trẻ, hai người đều giỏi và thật đẹp đôi. Họ sống với nhau rất hạnh phúc và mặc dù lấy nhau đă hơn mười năm rồi mà mới chỉ có một đứa con gái. Một hôm nói chuyện tôi đùa hỏi sao không sanh thêm một đứa nữa cho con Liên nó có bạn (Liên là tên đứa con gái họ), chứ để con nhỏ cứ thui thủi một ḿnh, nó buồn tội nghiệp! Nghe tôi nói vậy, chị vợ cười trả lời nho nhỏ: “Sang năm không biết thế nào, chứ năm nay th́ không, dứt khoát không bác ạ”! Tôi thắc mắc hỏi tiếp: “Sao không năm nay mà lại phải đợi tới sang năm”? Chị vợ lại trả lời nho nhỏ: “V́ năm nay là năm Dần”!
À, thế ra chị ta sợ lỡ lại sinh ra một đứa con gái tuổi Dần. Một điều tôi biết chắc chắn chị vợ trẻ này tuổi Dần, nhưng anh chồng không “ke”, cứ lấy, thế nhưng chị ta lại vẫn sợ sinh ra đứa con gái tuổi Dần. Tôi cũng vậy, thực sự th́ bà xă tôi không tuổi Dần, nhưng giả thử bà ấy có tuổi Dần thật đi nữa th́ tôi vẫn cứ lấy, bởi tôi vừa yêu bà ấy quá xá cỡ vừa không tin cái “Tứ Hành Xung” lỗi thời ấy nên cũng không “ke”. Có điều là tôi sẽ không hô hoán ầm lên cho cả làng biết là bà xă tôi tuổi con cọp đâu. Truyện tôi viết là “phịa” đấy, cả tôi lẫn bà xă tôi đều bị oan như oan Thị Kính đấy các vị ơi!
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]