Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811310
page views since June 01, 2005
MS74 - 09/08: Tìm Hiểu về Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung

Sức Khoẻ

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Trong bài trước, chúng tôi đã gửi tới quý vị những hiểu biết chung về bệnh ung thư cổ tử cung. Hôm nay, chúng tôi xin nhắc lại một số kiến thức căn bản về bệnh này, vì ung thư cổ tử cung vẫn là mối quan tâm lớn của phụ nữ.

Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung
Trong đa số các trường hợp, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung đều không rõ rệt và có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Nhiều phụ nữ tưởng những dấu hiệu đó là do hội chứng tiền mãn kinh gây ra. Ngoài ra, đôi khi ung thư cổ tử cung không có dấu hiệu báo trước. Khi có dấu hiệu, bệnh đã tiến triển khá xa. Sau đây là những dấu hiệu thường thấy:



a. Xuất huyết bất thường từ cơ quan sinh dục như là có kinh quá lâu, quá nhiều; có kinh ở giữa hai chu kỳ, xuất huyết trong hoặc sau khi quan hệ tình dục hoặc khi làm vệ sinh âm hộ.

b. Chất tiết bất thường từ cơ quan sinh dục. Các chất này có thể có mùi hôi, ở trạng thái lỏng hoặc có nhiều chất nhờn.

c. Đau nơi cơ quan sinh dục. Khi không ở chu kỳ kinh nguyệt mà có cảm giác đau ở âm hộ đều nên nghĩ tới ung thư tử cung. Cơn đau có thể trầm trọng và kéo dài cả mấy giờ.

d. Đau bụng dưới khi tiểu tiện, đặc biệt là khi ung thư đã lan ra bàng quang.
Cũng nên lưu ý rằng các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong nhiểu bệnh khác. Do đó, mỗi khi thấy dấu hiệu bất thường, nên đi bác sĩ để được khám nghiệm. Bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số thử nghiệm để xác định bệnh.

Truy tầm ung thư cổ tử cung

Pap-Xmears là một thử nghiệm để tìm kiếm ung thư cổ tử cung trước khi dấu hiệu xuất hiện. Mặc dù diễn tiến âm thầm, nhưng 90% bệnh có thể được khám phá trước khi có dấu hiệu nhờ phương pháp này. Làm Pap smear đôi khi mang lại một chút do dự cho nhiều thiếu nữ nên mới đây các nhà chuyên môn đã xét lại việc khi nào thì cần làm, bao lâu một lần và phải làm cho tới tuổi nào. Sau đây là hướng dẫn của Hội Ung Thư Hoa Kỳ:

- Bắt đầu làm Pap smear ba năm sau khi khởi sự giao hợp với người nam hoặc khi tới tuổi 21.

- Nên làm Pap hàng năm hoặc hai năm mộ lần cho tới tuổi 30. Trên 30 tuổi, làm mỗi hai hoặc ba năm sau khi có ba thử nghiệm liên tiếp với kết quả bình thường;

- Phụ nữ từ 70 tuổi trở lên không cần thử sau khi họ đã có ba Pap bình thường;

- Phụ nữ đã được cắt bỏ toàn bộ tử cung không cần Pap, ngoại trừ khi giải phẫu vì ung thư hoặc tiền ung thư;

- Phụ nữ ở tuổi có nguy cơ cao sẽ được làm Pap tùy theo quyết định của bác sĩ.

Từ khi áp dụng phương pháp này, số phụ nữ tử vong vì bệnh giảm tới 70%. Mức độ chính xác của phương pháp lên tới tỷ lệ 95% vì Pap có thể tìm ra bệnh rất sớm, ở giai đoạn mà mắt thường không nhìn thấy. Nhờ đó việc điều trị có hiệu quả hơn, đôi khi bệnh chữa khỏi hẳn được.

Pap rất dễ thực hiện: một mỏ vịt được đưa vào để mở rộng âm hộ; dùng một que nhỏ và bàn chải nhỏ quệt vào cổ tử cung để lấy một ít mẫu tế bào, trải ra trên miếng kính nhỏ, mang vào phòng thí nghiệm nhuộm mầu rồi tìm tế bào ung thư qua kính hiển vi. Pap smears được làm vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, từ 10 tới 20 ngày sau ngày thứ nhất ra kinh, tại phòng mạch bác sĩ gia đình, phụ khoa hoặc tại các trung tâm kế hoạch sinh đẻ cùng lúc với việc khám pelvic.

Lưu ý: không rửa cửa mình, không giao hợp và không dùng thuốc nhét âm hộ 48 giờ trước khi thử nghiệm để tránh sai lạc kết quả. Tránh Pap khi đang có kinh.

Kết quả âm là niềm vui vì ta không mang bệnh. Kết quả dương không hoàn toàn có nghĩa là ung thư đã xâm nhập cổ tử cung, vì có thể có kết quả nhầm và cần được thử nghiệm thêm để xác định bệnh.

Chẩn đoán ung thư

Nếu người nữ có các dấu hiệu bệnh hoặc thử nghiệm Pap bất bình thường, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số thử nghiệm khác để xác định bệnh. Ðó là làm sinh thiết tế bào và nhìn khám cổ tử cung.

Trong sinh thiết, một chút tế bào cổ tử cung được lấy, nhuộm mầu và nhìn qua kính hiển vi để phát hiện tế bào bất thường. Thử nghiệm này được thực hiện tại phóng mạch bác sĩ sau khi chích một chút thuốc tê nơi cơ quan sinh dục. Sau thử nghiệm, sẽ hơi chẩy máu hoặc ra chất nhờn nhưng rất nhẹ và vết thương rất mau lành.

Khám cổ tử cung với một loại “ống nhòm” đặc biệt giúp bác sĩ thấy rõ các thay đổi nơi đây, giúp cho sự chẩn đoán bệnh thêm phần chính xác.

Hỗ Trợ

Ung thư cổ tử cung là một bệnh khá trầm trọng, thường đưa tới lo âu cho người bệnh. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, có nhiều tổ chức tự nguyện hỗ trợ tinh thần cho người bị ung thư. Nhờ đó, nhiều bệnh nhân cảm thấy bớt cô đơn trên con đường chữa trị. Các cơ quan này là:

a. Hội Ung Thư Hoa Kỳ. Hội có văn phòng chi nhánh khắp nước Mỹ. Bệnh nhân có thể tiếp xúc với nhân viên của hội để được hỗ trợ nhiều mặt như điều trị, kiến thức căn bản về bệnh…

b. Nhóm hỗ trợ của bệnh viện. Đa số bệnh viện chuyên trị ung thư đều cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư cũng như gia đình, người chăm sóc bệnh nhân. Nơi đây, có các buổi gặp gỡ giữa nhân viên y tế chuyên môn về ung thư với bệnh nhân và thân nhân để hướng dẫn cách thức đối phó với ung thư.

Hỗ trợ qua mạng lưới internet

Bệnh nhân cũng có thể tham dự các nhóm hỗ trợ qua internet, đặc biệt là đối với bệnh nhân không rời khỏi nhà để đi nhóm họp tại bệnh viện. Ngoài ra, cộng đồng người Việt cũng có tồ chức chuyên môn gọi là “Hội Ung Thư Việt Mỹ”. Quý vị có thể liên lạc với hội này để được sự hỗ trợ hữu hiệu bằng tiếng Việt, qua số điện thoại 714- 751-5805.

Bài viết trong mục này được sự tài trợ của CareFirst BlueCross BlueShields.

Posted on Wednesday, February 10 @ 13:32:10 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Sức Khoẻ
· News by ngochuynh


Most read story about Sức Khoẻ:
Huyết Trắng và Viêm Âm Đạo

Article Rating
Average Score: 4
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang