Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815913
page views since June 01, 2005
MS24 - 06/04: Lễ Trao Giải Nhân Quyền Shalom 2004 Cho Linh Mục

Tin Trang Nhất

Nguyễn Văn Lý

Buổi lễ trao Giải Nhân quyền Shalom 2004 cho Linh mục Nguyễn Văn Lý đã long trọng diễn ra trong khuôn viên Viện Đại học Thiên chúa giáo Eichstaett-Ingolstadt vào chiều ngày 26-6-2004.  Khoảng 120 khách Đức và Việt đã tham dự buổi lễ này. Trong hội trường cổ kính Holzersaal, một chiếc ghế được để trống để dành cho linh mục Nguyễn Văn Lý, người đang bị biệt giam trong lao tù CSVN.



Sau phần chào mừng và một bản hợp ca của ban Einklang, Ban tổ chức đã lần
lượt mời những vị khách danh dự như Gs Ts Ruprecht Wimmer (Viện trưởng
Viện Đại học Thiên chúa giáo Eichstaett- Ingolstadt), ông Arnulf Neumayer (Tổng Thị trưởng Thành phố Eichstaett) và Gs Ts Bernhard Mayer (Trưởng ban Giáo hội Hoàn vũ của Toà Giám mục Eichstaett) lên đọc lời chúc mừng. Lời vinh danh linh mục Lý do Ts Bernhard Ertl, phát ngôn viên của Ban Điều hợp Hoạt động về Việt nam của Hội Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đảm trách đọc.

Sau đó toàn thể Uỷ ban Shalom đã tiến lên khán đài và đứng vây quanh một chiếc ghế phủ khăn. Ban tổ chức đã mở khăn phủ Bằng vinh danh linh mục Nguyễn Văn Lý, một người dù bị truy bức nặng nề từ 25 năm nay nhưng vẫn dấn thân cho quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo và do đó đã trở thành niềm hy vọng cho tất cả những người bị  đàn áp trên thế giới. Bằng vinh danh mang chữ kí của Tổng thị trưởng Neumayer và của Uỷ ban Shalom. Bằng mọi người cùng chung sức đóng góp đấu tranh cho linh mục Lý thoát khỏi cảnh tù đầy dã man ở Việt Nam. Nhiều tờ báo địa phương ở Đức đã bày tỏ sự ủng hộ bằng cách cho đăng thông báo, hình ảnh, lời kêu gọi hay bài tường thuật. Một sự đồng lòng hiếm có.

Một nét son khác là hai buổi cầu nguyện cho linh mục Lý. Vào buổi sáng ngày 26-6, khi trời còn mờ sương, các thành viên của Uỷ ban Shalom đã tụ tập về nguyện đường “Sư huynh K laus” nằm giữa núi rừng Eichstaett. Khách lạ sẽ  không dễ tìm thấy lối đi đến nguyện đường xinh xắn này nếu không được vinh danh này sẽ được trao cho Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (IGFM) để nhờ trao  lại cho linh mục Lý. Ban tổ chức đã yêu cầu các khách tham dự đứng lên để cùng nhau suy niệm đến Linh mục Lý. Do yêu cầu của báo chí, Ban tổ chức đã dành năm phút để các phóng viên đứng chụp ảnh bằng vinh danh trước khi tiếp tục chương trình.

Ông Vũ Quốc Dụng, Trưởng ban Á Châu của IGFM, đã thay mặt linh mục Lý để đọc lời cám ơn Ban tổ chức. Ông bày tỏ tin tưởng rằng - với những hoạt động đấu tranh sôi nổi cho linh mục Lý mà ông đã chứng kiến trong suốt tuần lễ qua - linh mục Lý sẽ sớm được trả tự do.

Điều cần thiết là thế giới cần phải gia tăng thêm áp lực lên chính quyền Việt
nam để buộc họ phải chấm dứt ngay biện pháp biệt giam linh mục Lý, nếu không
thì sức khoẻ của ông sẽ bị di hại. Ông Dụng cũng đã đọc “Thư thay mặt cha Nguyễn Văn Lý về Giải Shalom” của hai linh mục Petrus Nguyễn Hữu Giải và
Petrus Phan Văn Lợi ở Huế.

 Cuối cùng ông Dụng đã trình bày về việc sử dụng số tiền thưởng.  Số tiền thưởng - tối thiểu là 5.000 Euro, thường là trên 10.000 Euro tuỳ theo sự đóng góp của các nhà hảo tâm Đức - sẽ được giao cho IGFM quản lí  và phân chia. Theo ý muốn của Ban tổ chức số tiền thưởng sẽ được chia thành  hai. Một phần sẽ được gửi tặng thân nhân  của những tu sĩ còn đang bị cầm tù tại Việt Nam. Một phần khác sẽ được dùng để hỗ trợ các dự án giúp đỡ những người thiểu số theo đạo Cơ đốc đang bị đàn áp tại Việt Nam. Đây là những dự án được IGFM hỗ trợ bằng Quĩ Tu sĩ từ nhiều năm qua.

Kết thúc buổi lễ, Ban tổ chức đã mời khách tham dự dùng tiệc trà thân mật.
Buổi tiệc kéo dài đến khuya. Trong dịp này các quan khách Đức đã vây quanh
hỏi chuyện những khách tham dự Việt nam đặc biệt là các phụ nữ Việt Nam
trong tà áo dài duyên dáng.

Buổi lễ trao giải là một cao điểm của tuần lễ Shalom cho nhân quyền Việt Nam. Trong suốt một tuần, Uỷ ban Shalom đã phối hợp với IGFM để tiếp xúc với báo chí, với chính giới, với giới chức tôn giáo, mở các buổi thuyết trình, thông tin, chiếu phim, triển lãm về vi phạm nhân quyền Việt Nam và về hoàn cảnh của linh mục Lý.

Các tổ công tác của AI, của hội ATTAC tại các địa phương và các trụ sở của Ban Giáo dục Tráng niên của Nhà thờ đã tiếp tay tích cực trong việc tổ chức, việc xin hàng ngàn chữ kí và gửi khoảng 2.000 bưu thiếp. Biên giới giữa các tổ chức hầu như không còn khi thì sức khoẻ của ông sẽ bị di hại. Ông  Dụng cũng đã đọc “Thư thay mặt cha Nguyễn Văn Lý về Giải Shalom” của hai linh mục Petrus Nguyễn Hữu Giải và Petrus Phan Văn Lợi ở Huế.

Cuối cùng ông Dụng đã trình bày về việc sử dụng số tiền thưởng. Số tiền thưởng - tối thiểu là 5.000 Euro, thường là trên 10.000 Euro tuỳ theo sự đóng góp của các nhà hảo tâm Đức - sẽ được giao cho IGFM quản lí và phân chia. Theo ý muốn của Ban tổ chức số tiền thưởng sẽ được chia thành hai. Một phần sẽ được gửi tặng thân nhân của những tu sĩ còn đang bị cầm tù tại Việt Nam. Một phần khác sẽ được dùng để hỗ trợ các dự án giúp đỡ những người thiểu số theo đạo Cơ đốc đang bị đàn áp tại Việt Nam. Đây là những dự án được IGFM hỗ trợ bằng Quĩ Tu sĩ từ nhiều năm qua.

Kết thúc buổi lễ, Ban tổ chức đã mời khách tham dự dùng tiệc trà thân mật.
Buổi tiệc kéo dài đến khuya. Trong dịp này các quan khách Đức đã vây quanh
hỏi chuyện những khách tham dự Việt nam đặc biệt là các phụ nữ Việt Nam
trong tà áo dài duyên dáng.

Buổi lễ trao giải là một cao điểm của tuần lễ Shalom cho nhân quyền Việt
Nam. Trong suốt một tuần, Uỷ ban Shalom đã phối hợp với IGFM để tiếp xúc
với báo chí, với chính giới, với giới chức tôn giáo, mở các buổi thuyết trình, thông tin, chiếu phim, triển lãm về vi phạm nhân quyền Việt Nam và về hoàn cảnh của linh mục Lý.

Các tổ công tác của AI, của hội ATTAC tại các địa phương và các trụ sở của Ban Giáo dục Tráng niên của Nhà thờ đã tiếp tay tích cực trong việc tổ chức, việc xin hàng ngàn chữ kí và gửi khoảng 2.000 bưu thiếp. Biên giới giữa các tổ chức hầu như không còn khi người địa phương hướng dẫn.

Trong khung cảnh tĩnh mịch, trong bầu không khí trong lành của sớm mai, người tham dự đã tĩnh tâm cầu nguyện cho linh mục Lý. Hôm trước đó, một điêu khắc gia đã khắc hai chữ -Bình an“ - với đầy đủ dấu Việt Nam chính xác và sắc xảo - lên một viên đá tường của nguyện đường, nằm chen với những chữ Paix, Peace, Shalom, Frieden, & Chữ Bình An cũng là chủ đề cho buổi lễ cầu nguyện tại nhà thờ Salesianum cho Linh mục Lý để kết thúc Tuần lễ Shalom vào ngày chủ nhật 27-6.


Khách đến dự đứng chật nhà thờ để nghe cha Haas đọc bài giảng về linh mục Lý.

Trong bài giảng, cha Haas chẳng những dùng nhiều lần chữ Bình an mà còn dùng nhiều câu ngạn ngữ Việt Nam nữa, và có nhiều ý tưởng trùng hợp với thư cám ơn của linh mục Giải và linh mục Lợi. Phần nhạc đệm trẻ trung do ban Rock Soul đảm trách miễn phí.

Tuần lễ Shalom đã kết thúc, buổi lễ phát giải cũng đã qua, nhưng những thành viên Shalom vẫn chưa chấm dứt công việc đấu tranh cho linh mục Lý. Họ tiếp tục đến khi linh mục Lý được tự do, họ thầm nhủ. Họ phải làm gì với cảm tình, với những mối quan hệ, với những chờ đợi của người ủng hộ cuộc vận động này.

Đó là những công tác cho một người bạn mà họ chưa từng thấy mặt. Nhân quyền đã làm cho trái đất này nhỏ bé lại, khi những người khác màu da, khác tôn giáo, khác chính kiến, khác ngôn ngữ, ở khác lục địa đồng cảm với nhau trên những giá trị chung. Không chỉ ở Đức mà ở khắp nơi trên thế giới, nơi nào linh mục cũng có những người bạn như vậy.

 

Posted on Monday, June 13 @ 14:28:19 EDT by admin
 
Related Links
· More about Tin Trang Nhất
· News by admin


Most read story about Tin Trang Nhất:
Vận Động Quốc Tịch Cho Con Lai Bắt ĐN

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Trang Nhất


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang