Trung Nguyễn
Kỳ trước chúng tôi gởi đến quư vị bài viết về Khoảng Cách Giữa Hai Thế Hệ. Kỳ này chúng tôi sẽ giới thiệu đến quư vị một bài viết về phương pháp Thu Ngắn Khoảng Cách Giữa Hai Thế Hệ.
Để Có Thể Thu Ngắn Khoảng Cách Giữa Hai Thế Hệ
A. Về Phía Cha Mẹ: Thế giới đă biến động mạnh mẽ và sâu rộng trong một vài thập kỷ qua đă đưa đến nhiều chuẩn mực xă hội, giáo dục, đạo đức thay đổi khiến không ít các bậc làm cha mẹ phải bở ngỡ. Phải thừa nhận con trẻ thời buổi nầy có nhiều điểm thuận lợi hơn cha mẹ. Con em ḿnh có kiến thức sâu rộng, suy luận thực tế, khoa học hơn, có nhiều dự tính cho tương lai, dám nghĩ dám làm việc khó việc lớn. Không nên xem những khác biệt đó là những mâu thuẫn gây ngăn trở cho sự hài ḥa trong gia đ́nh mà chấp nhận, thích nghi trong từng hoàn cảnh.
1. Để cho con tự do
Đến một độ tuổi nhất định, con em chúng ta đều muốn có “một khoảng trời riêng của ḿnh” như ở lứa tuổi 14 đến 17 được xem là đang ở giai đoạn khá đặc biệt, v́ bước qua “ngưỡng” dậy th́, với suy nghĩ “ḿnh đă lớn”, các em có xu hướng tách khỏi cha mẹ, không muốn “bị” quan tâm quá mức, muốn được chủ động giải quyết các vấn đề của riêng ḿnh. Có một em lộ vẻ bực dọc: “Làm thế nào để mẹ cháu không đọc những thứ riêng tư của cháu nữa? Cháu thực sự bực ḿnh về việc đó. Trước đây mẹ cháu đi làm, cháu cảm thấy rất thoải mái nhưng từ khi mẹ cháu nghỉ làm đến giờ, cháu phải nói thật là không thích tí nào, giống như nó cho cháu cảm giác là đời tư của con đang bị đe dọa vậy đó. Thật đúng vậy, ngày hôm nay khi cháu về nhà th́ thấy mẹ ở trong pḥng cháu, xem cái nầy cái kia.” Khi con cái c̣n bé hăy cho chúng cảm giác an toàn nương tựa, nhưng khi chúng lớn lên, tính độc lập cao dần, cha mẹ nên thay đổi tư thế uy nghiêm, gia chủ sang tôn trọng sự lựa chọn của con, không nên bắt ép con tuân theo ư riêng của ḿnh.
Thanh thiếu niên ngày nay càng muốn có cuộc sống riêng tư, không thích cha mẹ can thiệp, nếu cha mẹ thấy con cái luôn t́m cách lẫn tránh, thích ở một ḿnh, không chịu ở cùng và đi đâu cùng cha mẹ, th́ đó cũng là biểu hiện b́nh thường khi chúng bước sang tuổi trưởng thành.
“Tôi không thiếu bất cứ thứ ǵ về vật chất nhưng tôi lại thiếu về tinh thần. Bố mẹ tôi rất nghiêm khắc không cho tôi kết bạn với những người bạn mà họ cho là không tốt. Tại sao bố mẹ cứ xem tôi như một đứa trẻ không hơn không kém? Chẳng lẽ bố mẹ có quyền áp đặt con cái hay sao? Bao nhiêu lần tôi muốn hét lên: Mẹ đừng kỳ vọng ǵ vào con cả. Bao nhiêu lần tôi muốn buông xuôi… để mẹ biết rằng tôi đă lớn và có thể quyết định những thứ ngoài “ṿng kim cô” của mẹ. Nếu có một điều ước ǵ, tôi chỉ muốn ḿnh được tự do… Tôi cảm thấy không khí gia đ́nh lúc nào cũng ngột ngạt, khó thở.”
2. Nghe con cái nói
Càng khôn lớn theo tuổi tác, các em cần t́m hiểu, chia sẻ những suy tư, thắc mắc của ḿnh về các mặt sinh hoạt, đời sống như học hành, bạn bè, phim ảnh, sách báo, internet, hay những sự thay đổi về thể xác và tâm sinh lư, v.v. Thật ra, các em cũng có thể tâm sự với bạn bè cùng trang lứa nhưng phần v́ mắc cở, phần sợ bị chế nhạo, tốt nhất là nên đến cha mẹ ḿnh nhưng sao khó khăn quá. “Ḿnh đă rất nhiều lần thử nhưng không thể, cứ vừa mở miệng định tâm sự th́ nhận ngay sự phản đối mạnh mẽ. Bố mẹ nhiều lúc không biết tâm tư t́nh cảm của ḿnh luôn bị giữ chặt trong ḷng, không có cách nào giải thoát. Đó là lư do mà ḿnh trở thành người ngoài đời th́ sống rất khép kín, ít nói chuyện, và vô cùng nhút nhát. C̣n ở trên computer th́ lại là con người rất khác, cởi mở, tự tin và vui vẻ. Mọi người thích con người đó của ḿnh” (Vân Anh tâm sự).
Một câu hỏi được đặt ra với một số em là: “Các em giải quyết những rắc rối của bản thân như thế nào?” 70% tự giải quyết, 16% nhờ thầy cô giúp đỡ, chỉ 14% muốn nói cha mẹ. Con số thống kê cho thấy, con cái luôn xem cha mẹ là uy nghiêm, sợ sệt, có chuyện ǵ chúng không dám nói với cha mẹ. Chính cha mẹ phải giúp chúng xóa bỏ ranh giới, mặc cảm nầy là sẵn sàng lắng nghe con cái nói, và khi chúng thấy ḿnh được tôn trọng, tin tưởng, càng bộc lộ, không khí gia đ́nh cởi mở, chan ḥa. Bữa cơm tối, gia đ́nh đoàn tụ quanh mâm cơm là cơ hội tốt nhất để cả nhà tâm t́nh với nhau, nhưng con cái ngày nay thường không thích cùng ăn cơm với cha mẹ, v́ vậy cha mẹ phải tạo điều kiện để cùng con cái ăn cơm, để tâm nghe con nói.
3. Dành thời gian cho con
Có một em đă đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để giúp cha mẹ cháu giao tiếp tốt hơn với cháu? Cháu muốn học hỏi từ cha mẹ để giao tiếp tốt hơn v́ cha mẹ là người gần gũi cháu nhất? Cháu phải làm ǵ để khoảng cách giữa cha mẹ và cháu được rút ngắn?” Theo những nhà nghiên cứu th́ hầu hết các em, không phân biệt người nước nào, đều cần sự quan tâm của cha mẹ về mọi mặt kể cả những thắc mắc của tuổi mới lớn và t́nh dục. Các em trong cộng đồng người Việt chúng ta, dù lớn lên ở Mỹ hay có em nói tiếng Việt chưa rành, th́ cha mẹ vẫn là chỗ dựa tinh thần cho các em. Các em rất muốn được chính cha mẹ tṛ chuyện với các em về những thắc mắc không biết hỏi ai nầy, và cũng muốn biết cha mẹ ḿnh có trải qua những thay đổi về thể xác và tâm sinh lư như các em không? Cảm giác lúc đó như thế nào? Có giống như các em không? Các em cũng phân vân không biết ḿnh có phải là trường hợp ngoại lệ hay đặc biệt ǵ không, khi mà tự dưng cơ thể phát triển một cách quá nhanh chóng và tâm sinh lư cũng thay đổi nhiều vậy (Thu Nguyễn).
Nếu được chính cha mẹ giải thích th́ các em yên tâm hơn, các em sẽ cảm thấy thoải mái để nói lên những ǵ mà các em đang thắc mắc, lo lắng, nhưng v́ quá bận rộn với công ăn việc làm hay gặp thời làm ăn khấm khá nên say mê công việc, hoặc sa lầy công việc đoàn thể xă hội nên nhiều bậc cha mẹ không có th́ giờ dành cho con. V́ vậy, cha mẹ sắp xếp để quân b́nh hóa thời gian làm việc và th́ giờ gần gũi con cái như tṛ chuyện, dẫn con đi ăn, shopping, nghe nhạc, xem một trận bóng, thậm chí cùng làm vườn, cắt cỏ, clean up nhà cửa v.v. càng thường xuyên hơn th́ mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái càng thân thiết, và dĩ nhiên khoảng cách giữa hai thế hệ càng ngày được thu ngắn lại.
4. Xem con như là người bạn
Trong mắt cha mẹ, con cái lúc nào cũng c̣n bé nhỏ cần được chăm sóc, chỉ bảo, hướng dẫn; nhất là ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” chưa thể suy nghĩ mọi việc thấu đáo, dễ dẫn đến sai lầm. Các bậc cha mẹ hăy nhớ lại cái tuổi “dở dở ương ương” của ḿnh để mà thông cảm hơn với con cái, không nên mắng nhiếc con quá nhiều, sẽ làm cho chúng co ḿnh lại, ngại bộc lộ với cha mẹ và mất đi ḷng tự tin của chính nó. Muốn hướng dẫn, nâng đỡ tốt cho con, cha mẹ hăy cố gắng trở thành người “bạn” đáng tin cậy của con ḿnh, giúp chúng rút kinh nghiệm, phát triển các sở thích, năng khiếu, hướng con đến Chân, Thiện, Mỹ của cuộc sống. Kinh nghiệm từ một người mẹ cho biết: “Muốn hiểu con tuổi mới lớn, có khi cha mẹ phải hạ ḿnh xuống, đặt vào hoàn cảnh của con. Nếu muốn trao đổi với con cách thẳng thắn và mong được sự cảm thông của con, có lẽ không cách nào hay hơn là chúng ta phải trở nên như một người bạn của con.”
5. Thể hiện t́nh thương
Thật ra cha mẹ nào lại không thương con, hơn nữa c̣n sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời cho con nhưng nhiều khi thể hiện t́nh cảm không đúng. Như khi con cái vâng lời hay làm theo ư ḿnh hoặc làm cho ḿnh có tiếng khen, hănh diện th́ cha mẹ bày tỏ t́nh thương ra mặt, c̣n những lúc con thay đổi tính t́nh, bướng bỉnh hay khó chịu th́ cha mẹ bực bội, gắt gỏng, la mắng, xua đuổi. V́ thế, mỗi khi thấy con có hành động khác thường như trên th́ đó là lúc các em cần cha mẹ vỗ về, đáp ứng bằng t́nh thương và sự thông cảm. Các nhà tâm lư học cho biết các em ở tuổi thanh thiếu niên rất là trẻ con về mặt cảm xúc, thay đổi luôn, chợt vui chợt buồn rất là khó hiểu, hay suy tư, cảm thấy chán nản, chán đời, việc ǵ cũng có thể gây cho các em giận dữ. Những lúc đó cha mẹ cần tránh nổi nóng, b́nh tĩnh, dịu dàng th́ càng dễ cho con đến gần, kiên nhẫn, nhỏ nhẹ th́ con cái sẽ cảm nhận ngay t́nh thương của cha mẹ (Minh Nguyên).
Một khảo sát từ trên 1000 bản báo cáo của các bác sĩ do viện John Hopskins tập hợp lại cho thấy, nếu bạn thấy con ḿnh dễ tức giận, bạn phải cẩn thận, v́ các chuyên gia cho là nếu sự tức giận của con bạn đă trở thành một “sức mạnh” (force) tiềm ẩn th́ có thể sức mạnh này lâu ngày sẽ trở thành dạng bị trầm uất. Do đó, cha mẹ cần phải chú ư, chăm sóc, cố gắng giúp con em ḿnh vượt qua được những giai đoạn, lứa tuổi chuyển tiếp như vậy. Thiếu t́nh thương là thiếu hiểu biết và khi không t́m hiểu th́ khó chấp nhận những tính khí khác thường của con cái để rồi nảy sinh những bất đồng, đối nghịch. Chỉ có t́nh thương mới dẫn đến sự chấp nhận những khác biệt giữa cha mẹ và con cái, mới cảm thông và t́m mọi cách giải quyết những mâu thuẫn, xung đột với nhau, cũng là thu ngắn khoảng cách giữa hai thế hệ.
B. Về Phía Con Cái
Dù các em có kiến thức rộng, kỹ thuật cao, tính thực tế năng động, tầm nh́n thoáng rộng, thích khám phá những cái mới, nhưng trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm. Kinh nghiệm và bản lĩnh sống là hết sức quan trọng, thường cho đến khi nhận lănh hậu quả của những quyết định sai trái th́ các em mới học được những bài học tự kềm chế, mới nhận rơ những lời dạy bảo như sự quan tâm bảo bọc của cha mẹ. Trong xă hội cũng có rất nhiều người trưởng thành và thành đạt trong sự quan tâm bảo bọc của gia đ́nh ḿnh, và cũng có lắm kẻ trở nên sa đoạ trong lối sống tự lập, thiếu sự quan tâm của gia đ́nh.
1. Lắng nghe cha mẹ
Đừng luôn luôn có thành kiến cha mẹ là người hủ lậu, bảo thủ không thức thời, thích chứng tỏ uy quyền mà lắng nghe những lời khuyên bảo, nhắc nhở của cha mẹ v́ được đúc kết kinh nghiệm từ thành công cho đến thất bại trong cả cuộc đời. Đừng có thái độ, suy nghĩ “nghe rồi, nói măi, chán quá!” mà cách xa cha mẹ ngày càng hơn. Các em thử nghĩ, nh́n lại những việc mới làm năm qua mà nay cảm thấy buồn cười, ngớ ngẩn, thậm chí sợ giật ḿnh, nghĩa là ḿnh đang khôn lớn. Nhưng chính trong giai đoạn, lứa tuổi trưởng thành khôn lớn th́ lại là thời điểm các em cần đến sự hướng dẫn, chỉ bảo của cha mẹ v́ cuộc sống hiện đại ngày nay không đơn giản như trong gia đ́nh. Biết bao mặt trái của cuộc đời, phức tạp không rơ ràng đen trắng để rồi vô t́nh phạm tội h́nh sự, bị lừa đảo, dính vào đường dây ma túy công khai lẫn trá h́nh, v.v.
Hăy cảm thông với cha mẹ v́ cũng chịu biết bao áp lực từ xă hội, công việc làm, tài chính, trong đó có cả áp lực làm sao nuôi dạy con cái nên người để các em gần gũi tṛ chuyện, chia sẻ, lắng nghe cha mẹ. Không những ngày càng giúp giữa hai thế hệ nhận hiểu nhau hơn, không khí gia đ́nh cởi mở, êm ấm đồng thời kết hợp sự khôn ngoan thấu đáo, cùng kinh nghiệm của mẹ cha để kiến thức, bản lĩnh sống của ḿnh đạt nhiều kết quả tốt đẹp thành công.
2. Ghi nhớ công ơn cha mẹ
Do cuộc sống hiện đại ngày nay mà có em nghĩ rằng, con cái không cần phải nghe lời cha mẹ như trước nữa, không c̣n quá phụ thuộc vào cha mẹ như ngày xưa, từ đó, hay tranh căi lại cha mẹ, gặp nhau hàng ngày mà dường như “mất nhau”, thậm chí c̣n đe dọa bỏ nhà ra đi, nên giữa cha mẹ và các em ngày càng xa cách nhau. Các em có bao giờ nghĩ rằng sự hiện diện của ḿnh đến ngày hôm nay, không tính từ thuở lọt ḷng đến tuổi dậy th́, đă không kể hết bao công sức của cha mẹ, hơn nữa, cha mẹ c̣n phải trả giá bằng những năm tháng tù đày của chế độ Cộng Sản ở quê nhà, hay biết bao hiểm nguy, mất cả mạng sống trên con đường vượt rừng, vượt biển cùng những hậu chấn về tâm lư, để cho các em được sinh sống, học hành, tương lai tốt đẹp trong một đất nước tự do, văn minh, hiện đại. Ghi nhớ công ơn cha mẹ được thể hiện qua t́nh yêu thương, hiếu kính cha mẹ, sẽ giúp các em có thể chấp nhận những nét đặc trưng của cha mẹ trong tuổi già, trong nếp suy nghĩ cũ, và chịu đựng, vượt qua được những đối kháng, mâu thuẫn giữa hai thế hệ. Bởi t́nh yêu thương, hiếu kính cha mẹ mà các em có thể thay đổi chính ḿnh để phù hợp với những đ̣i hỏi, lo lắng, quan tâm chính đáng của cha mẹ, và mối tương quan nầy giúp cho san bằng khoảng cách giữa hai thế hệ.
Ngoài ra, dù đang sinh sống ở một đất nước phát triển mạnh, các em cũng đừng quên: “Tiên học lễ, hậu học văn.” Sự lễ độ của các em là điều kiện tiên quyết để cùng cha mẹ ngồi lại đối thoại với nhau. Lễ độ không phải là dấu hiệu của sự thua kém hay thấp hèn mà chính là biểu hiện cao nhất của ḷng biết ơn và hiếu nghĩa. Thiếu lễ độ là thiếu vắng sự trưởng thành. Ngay trước ngưỡng cửa vào đời các em mà tự biến ḿnh thành đối tượng gay gắt của gia đ́nh, có khoảng cách trong gia đ́nh là gián tiếp tự thú sự khó ḥa nhập của bản thân vào cộng đồng xă hội trong tương lai (Nguyễn văn Sa).
Tóm lại, ở bất cứ thời đại và xă hội nào cũng đều có khoảng cách giữa thế hệ già và trẻ, do vậy giữa cha mẹ và con cái luôn luôn có một khoảng cách nhất định. Tuy nhiên, khoảng cách nầy trong các gia đ́nh người Việt hải ngoại lại có tính chất mănh liệt hơn do sự va chạm giữa hai nền văn hóa là cổ truyền Á Đông và Tây Phương cùng những yếu tố khác như tuổi tác, môi trường sinh sống, và tâm sinh lư cũng ảnh hưởng không ít. Để có thể hóa giải, hàn gắn hay thu ngắn khoảng cách giữa hai thế hệ, thiết nghĩ cả cha mẹ lẫn con cái cố gắng t́m hiểu từng nguyên nhân tạo ra cùng học hỏi, kiên nhẫn giải quyết sao cho ngày càng dung ḥa hơn. Và yếu tố căn bản để cha mẹ và con cái, dù ǵ chăng nữa vẫn có thể gần nhau sống êm ấm hạnh phúc, đó là t́nh yêu thương. Chỉ có t́nh yêu thương mới chấp nhận, cảm thông, đối thoại, và tự thay đổi chính ḿnh để dần thích ứng, chan ḥa sống vui.
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]