Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811935
page views since June 01, 2005
MS83 - 06/09: Sưng Nhiếp Hộ Tuyến

Sức Khoẻ

Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức

Nhiếp Tuyến, Tuyến Tiền Liệt hoặc Nhiếp Hộ Tuyến là một tuyến sinh dục phụ của nam giới.

Mang danh là Tuyến nhưng nó không tiết ra kích thích tố như các tuyến khác, không trực tiếp khích lệ sự giao hoan, nhưng góp phần quan trọng vào sự nối dõi tông đường và tột đỉnh của cảm khoái tình dục.

Tuyến cung cấp một ít chất lỏng kiềm tính để cùng Túi Tinh sản xuất tinh dịch. Mà tinh dịch lại rất cần thiết cho sự sinh tồn và di chuyển của cả dăm ba trăm triệu chú tinh trùng trong mỗi lần giao hợp, xuất tinh. Tinh trùng do ngọc hành sản xuất.



Tinh dịch có đường fructose để cung cấp năng lượng cho tinh trùng; có prostaglandins kích thích tử cung co bóp, giúp tinh trùng di chuyển tìm kiếm Noãn Tiên Nữ; trung hòa acid tính nước âm hộ để bảo vệ tinh tử. Chức năng này lại chịu sự chi phối của kích thích tố testosteron và kích thước lớn nhỏ của nhiếp tuyến cũng lại do kích thích tố này quyết định một phần nào.

Trong trạng thái lành mạnh, bình thường, nhiếp tuyến to bằng trái hạt dẻ, sờ vào thấy mềm mềm. Tuyến nằm dưới bàng quang, bao quanh niệu quản dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể. Tuyến cũng nằm ở mặt trước của trực tràng, nên khi lang y cho ngón tay vào hậu môn ngoáy ngoáy khám khám thì cũng biết được tình trạng to nhỏ, cứng mềm, nhẵn nhụi hoặc sần sùi của tuyến. Ở tuổi trẻ, tuyến này là môi trường mầu mỡ cho sự nhiễm trùng, viêm, có sạn mà khi về già lại hay sưng và đưa tới u bướu lành hoặc ung thư.

Phì Đại Nhiếp Tuyến

Thực ra đây không hẵn là một bệnh mà trong nhiều trường hợp là một thay đổi hầu như tự nhiên của tuyến với sự gia tăng tuổi đời của người nam.

Các tế bào bình thường trong tuyến sẽ tăng sinh sản và tăng trưởng (Hyperplasia) nhưng tuyến vẫn có hình dạng nguyên thủy và khác với sự tăng sinh bất thường của tế bào mới trong ung thư. Hiện tượng này cũng giống như sự lớn lên của nhũ hoa khi người nữ mang thai.

Ở tuổi thiếu niên, nhiếp tuyến bé tý xíu, rồi dưới ảnh hưởng của kích thích tố nam, nó lớn dần lên bằng đầu ngón tay.

Từ tuổi 20 đến 40, tuyến giữ nguyên kích thước, nhưng đến tuổi ngoài 45 thì 15% tuyến to lên. Khi đạt tới tuổi 65 trở lên thì 60% người cao tuổi phe ta đều có nhiếp tuyến lớn bằng trái quýt.

Nguyên Nhân

Lý do mà nhiếp tuyến tăng sinh trưởng chưa được xác định rõ ràng. Có nhiều ý kiến cho là tuổi càng cao thì các tế bào nối tiếp ở giữa tuyến tăng trưởng mạnh, như là mới được bón phân mầu mỡ.

Ý kiến khác cho là do tác dụng của kích thích tố đàn ông vì quan sát cho thấy tuyến của những người bị thiến (hoạn quan) không sưng.

Ngoài ra sự cắt ống dẫn tinh trùng, xơ cứng gan, cao huyết áp, hút thuốc lá cũng được nêu ra như có thể là nguy cơ sưng nhiếp tuyến.

Triệu chứng

Vì bao bọc chung quanh ống dẫn tiểu, nên khi sưng to, tuyến sẽ đè vào tiết niệu khiến cho sự tiểu tiện bị tắc nghẽn. Trong đa số các trường hợp, nhất là ở người trên 45 tuổi, sự nghẽn tiểu tiện xẩy ra từ từ: nạn nhân thấy vòi nước tiểu không vọt ra xa, yếu dần, nhỏ giọt, phải rặn mới đái ra hết nước. Nhiều khi nạn nhân phải ngồi trên bàn cầu để cơ bắp dưới xương chậu thư giãn, giúp cho sự đái được dễ dàng.

Các triệu chứng thường thấy gồm có:

- Bất chợt có một thôi thúc cấp bách muốn đi tiểu mà ta không kiểm soát, kiềm chế được. Lý do là bàng quang bị căng đầy nước tiểu;

- Mót đái là vậy mà khi vào nhà cầu thì nước chẳng chịu ra ngay, phải gồng bụng rặn, vì ống dẫn bị nhiếp tuyến đè nghẹt;

- Nếu có ra thì vòi nước cũng yếu sìu, ngắt quãng vì “giao thông hào” quá hẹp;

- Tiểu xong mà thấy như bọng đái vẫn như còn tưng tức có nước, muốn “pi” thêm;

- Nước tiểu sót lại trong bàng quan kích thích nên ta hay đi đái rắt, nhất là vào đêm khuya đang mơ màng giấc điệp;

- Nước tiểu đôi khi có máu vì huyết quản dãn nở đứt vỡ;

- Nhiều khi vì nằm lâu trong bọng đái nên nước tiểu cũng bị nhiễm vi khuẩn, đưa tới bệnh đường niệu.

Trắc nghiệm sưng nhiếp tuyến

Hiệp Hội Niệu Khoa Hoa Kỳ đã đề nghị một số câu hỏi để phe ta ước lượng sự rối loạn của nhiếp tuyến.

Đó là trong tháng vừa qua:

1. Có bao giờ ta thấy có cảm giác như vẫn còn nước tiểu trong bọng đái sau khi tiểu xong?
2. Có khi nào ta phải đi tiểu lại vài giờ sau khi vừa mới tiểu?
3. Bao nhiêu lần trong khi tiểu ta phải ngưng rồi lại tiếp tục tiểu?
4. Bao nhiêu lần ta thấy rất khó khăn để nín tè?
5. Bao nhiêu lần ta thấy vòi nước tiểu yếu đi?
6. Bao nhiêu lần ta phải rặn để bắt đầu tiểu tiện ?
7. Bao nhiêu lần ta phải thức dậy để đi tiểu từ lúc chập tối tới sáng?

Nếu dăm câu trả lời đều là “có” thì nghĩa là nhiếp tuyến của ta bắt đầu có vấn đề rồi đấy.

Chẩn đoán bệnh

Để định bệnh, bác sĩ căn cứ vào lời khai những triệu chứng kể trên rồi xác định bằng cách khám hậu môn coi nhiếp tuyến lớn tới mức nào.

Nước tiểu được phân tích coi có lẫn máu hoặc bị nhiễm khuẩn.

Thử nghiệm máu Prostate-Specific Antigen (PSA) xem có bị ung thư không.

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào hai điểm chính. Đó là mức trầm trọng của các triệu chứng và các triệu chứng này ảnh hưởng tới đời sống như thế nào.

Đa số bệnh nhân muốn điều trị vì những trở ngại trong việc tiểu tiện. Đó cũng là mục tiêu của các phương thức trị liệu hiện có.

Sưng nhiếp tuyến có thể được điều trị bằng dược phẩm, giải phẫu hoặc các phương pháp ít gây hại (less invasive) mới được áp dụng trong hơn 10 năm vừa qua.

Tháng 6 năm 2003, The American Urological Association đã đưa ra một hướng dẫn mới để điều trị Sưng Nhiếp Tuyến Lành. Khi các dấu hiệu nhẹ thì bệnh nhân được theo dõi; khi trầm trọng thì vừa được theo dõi vừa trị liệu.

1. Chờ đợi, theo dõi

Trong theo dõi chờ đợi, cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều không dùng các phương pháp trị liệu sẵn có nhưng bác sĩ vẫn theo dõi diến tiến tốt xấu các dấu hiệu bệnh.

Biện pháp này được áp dụng khi các dấu hiệu từ nhẹ tới trung bình mà không có biến chứng như bí tiểu tiện hoặc đái rắt. Trong thời gian này, bệnh nhân nên làm một số việc để bệnh khỏi trở nên trầm trọng:

a. Giảm uống nước vài giờ trước khi đi ngủ để khỏi phải thức giấc nhiều lần đi tiểu.
b. Giới hạn tiêu thụ quá nhiều cà phê vì caffeine là chất lợi tiểu, có thể làm triệu chứng xấu hơn.
c. Cẩn thận với thuốc lợi tiểu (diuretic)
d. Giới hạn các loại thuốc chống dị ứng, nghẹt mũi vì thuốc gây co thắt cơ vòng quanh ống tiết niệu, cản trở sự phóng tiểu.
e. Khi mót tiểu, tiểu ngay để tránh nước tiểu ứ đọng làm cho bàng quan quá dãn, yếu.
f. Đừng để bị quá lạnh vì khí hậu lạnh khiến cho nước tiểu tích tụ trong bàng quan, kích thích tiểu tiện liên tục.
g. Vận động giảm triệu chứng bệnh gây ra do nhiếp tuyên phì đại.

2. Dược phẩm

Có nhiều dược phẩm làm nhiếp tuyến teo (Proscar) hoặc làm thư dãn cơ thịt ở vùng xương chậu (Hytrin), khiến tiểu tiện được thông. Thảo mộc Saw Palmetto cũng được y giới mang ra áp dụng với nhiều hứa hẹn tốt.

Y giới cũng khuyên không nên ăn thực phẩm có nhiều gia vị cay, cữ uống rượu, giảm tiêu thụ cholesterol, e rằng những chất này kích thích khiến tuyến sưng to hơn.

 Ngoài ra nên ăn nhiều rau trái, vận động cơ thể, đừng ngồi quá lâu cũng như xuất tinh thường hơn để ống dẫn tinh khỏi nghẹt.

3. Giải phẫu

a. Giải phẫu qua tiết niệu

Nếu tuyến quá lớn, khiến người bệnh thấy khó chịu thì cần giải phẫu để gọt nhỏ hoặc cắt bỏ tuyến sưng. Giải phẫu là trị liệu hữu hiệu nhất được áp dụng khi dược phẩm không thành công. Phẫu thuật có thể là mổ lớn (open prostatectomy) hoặc thực hiện qua niệu đạo (transurethral resection of the prostate TURP), không có vết sẹo.

Theo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa, nếu đang có các bệnh mãn tính trầm trọng thì phẫu thuật không là lựa chọn đúng và sự hồi phục sau giải phẫu có thể lâu hơn. Đó là các bệnh tiểu đường không được kiểm soát, xơ cứng gan, bệnh tim, thận, phổi và vài tâm bệnh trầm trọng.

Sau giải phẫu, một số khó khăn thường xảy ra, như là:

- Khó khăn tiểu tiện: Ngay sau khi giải phẫu, dòng nước tiểu mạnh hơn nhưng đôi khi cần vài tháng tiểu tiện mới trở lại bình thường.
- Đái són: Đó là do không kiểm soát được sự tiểu tiện, nhưng may mắn là rối loạn này chỉ tạm thời chứ không kéo dài.
- Chảy máu: Trong mấy tuần lễ đầu sau giải phẫu, sẹo mổ ở bọng đái có thể hé mở, máu chảy vào nước tiểu. Điều này gây ra lo sợ nhưng chấm dứt sau thời gian ngắn nằm nghỉ và uống nhiều nước.
- Một số người bị loạn cương dương tạm thời, đôi khi tinh khí chạy ngược lên bọng đái, nhưng không gây trở ngại gì tới việc giao hoan.
b. Ngoài TURP, tia laser cũng được dùng để tiêu hủy các mô bào tăng trưởng của nhiếp tuyến mà không gây tổn thương cho tế bào ở xung quanh. Lợi điểm của laser là ít xuất huyết, mau lành hơn mổ xẻ.

Chăm sóc sau khi giải phẫu

Sau giải phẫu, bệnh nhân nằm lại từ 3-10 ngày tùy theo loại phẫu thuật và khả năng lành bệnh của mỗi người. Một ống dẫn nước tiểu được đưa vào bọng đái vài ba ngày để lấy nước tiểu ra ngoài.

Trong vài tuần lễ sau giải phẫu, về nhà nên tránh công việc nặng hoặc căng thẳng để vết mổ không bị rách.

- Uống nhiều nước để rửa sạch bọng đái.
- Tránh rặn khi đi cầu.
- Dinh dưỡng cân bằng để tránh táo bón. Nếu bị bón, xin bác sĩ biên toa mua thuốc chữa.
- Đừng nâng nhấc vật nặng.
- Đừng lái xe hoặc điều khiển máy tự đông.

4. Phương pháp ít gây hại

Các phương pháp này có mục đích hủy hoại các tế bào nhiếp tuyến sưng đè lên niệu đạo, nhờ đó tiểu tiện được hạnh thông và giảm số lượng nước tiều còn lại trong bọng đái. Phương pháp không tiêu hủy hoàn toàn tuyến sưng.
 Các phương pháp đang được áp dụng là: dùng sức nóng của tia vi ba (microwave), radio wave để làm teo tế bào tuyến sưng, đua một stent vào niệu đạo để mở rộng nơi bị tắc nghẽn.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các phương pháp mới như dùng nước nóng trong balloon áp lên vùng tiết niệu bị nghẹt, bơm rượu nguyên chất hoặc độc tố Botox vào nhiếp tuyến để tiêu hủy tế bào phì đại…

Kết luận

Phì đại tuyến lành tính nhiếp không phải là ung thư nhiếp tuyến. Phì đại không chuyển sang ung thư và cũng không là rủi ro gây ung thư cho tuyến này.

Khó khăn chính của phì đại là rối loạn tiểu tiện. Có nhiều phương thức trị liệu khác nhau, mỗi bệnh nhân đáp ứng với mỗi phương pháp một cáh riêng. Lựa chọn điều trị tùy thuộc vào các dấu hiệu bệnh và các trở ngại do dấu hiệu gây ra. May mắn là hiện nay có nhiều phương thức để người bệnh chọn lựa. Chỉ cần thảo luận kỹ càng và hợp tác với bác sĩ.

Rồi chờ “Phúc Chủ, Lộc Thầy”, đôi bên đều hân hoan ăn mừng.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Thursday, May 28 @ 11:01:52 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Sức Khoẻ
· News by ngochuynh


Most read story about Sức Khoẻ:
Huyết Trắng và Viêm Âm Đạo

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Sức Khoẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang