Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27776728
page views since June 01, 2005
MS81 - 04/09: Lao Động Là Vinh Quang

Lịch Sử Qua Lời Ke

Hưng Yên

Thành phố Vũng Tàu bằng cái bàn tay, dưới thời “Mỹ Ngụy” chỉ có chừng vài chục cái xích lô. “Kách Mạng” vào, xích lô được thời nở rộ, đang từ vài chục cái lên tới 300 cái, rồi 500 cái, rồi gần 1000 cái. Cuối cùng thì nhan nhản chỗ nào cũng thấy xích lô, đặc nghẹt xích lô, thế là “kách mạng” bèn không cho ra thêm xe nữa, có nghĩa là không cấp thêm bảng số xích lô nữa mà chỉ những thành phần đặc biệt như: Sĩ quan bộ đội phục viên, Ðảng viên già về hưu hoặc những người đặc biệt có công với Cách Mạng mới được chiếu cố cấp bảng số xe xích lô! Thế là Vũng Tàu lại nẩy sinh ra một số xích lô lậu. Xích lô lậu là xích lô không có bảng số, phía sau xe không có viết tên và địa chỉ người chủ xe. Dĩ nhiên những xe xích lô lậu này không thể đậu tài ở bến được mà chỉ có thể “cảo” vòng vòng ở ngoài đường phố, thấy công an hay thuế vụ thì liệu mà né. Nếu né không được bị bắt, bị phạt, bị giữ xe, thì liệu lo lót, hối lộ mà lãnh xe về còn không những xe bị bắt sẽ được chở ra Bắc làm chiến lợi phẩm cho “bà con cách mạng ta” ở ngoài đó sử dụng làm phương tiện kiếm ăn! Thế đấy, ba mươi năm dân chủ cộng hòa, xã hội chủ nghĩa ưu việt gì mà ăn cướp của dân đến cả cái xích lô!



Ông Ba Cất sáng nào cũng thức dậy từ 5 giờ sáng, làm một tô cơm nguội với cá kho hay với mấy miếng thịt heo kho mặn (tài chánh nhà ông độ này đã khá hơn nên thỉnh thoảng bà cũng mua thịt về ăn) rồi sách xe đi cảo vòng vòng kiếm ít cuốc xe sớm, sau đó về đậu tài ở mấy ngã tư, ngã năm quen thuộc kiếm thêm được cuốc nào nữa thì kiếm, đến khoảng 10 giờ sáng ông đưa xe về chở mấy chục ký lô bắp đi Rạch Dừa. Bắp ông chở đến Rạch Dừa hôm nay là để nổ cho ngày mai. Ngày đó ở Rạch Dừa có một gia đình chuyên môn làm nghề nổ bắp, bà Ba Cất là khách hàng chính của nhà này vì bà nổ đều và nổ nhiều hơn những khách hàng khác, nên bao giờ cũng được ưu tiên nổ trước.
Vật liệu chính dùng để nổ bắp là một cái bình chữa lửa đã được biến chế và có gắn một cái đồng hồ đo áp xuất để biến cái bình chữa lửa này thành một cái bình áp xuất. Bắp muốn nổ được đổ vào trong bình mỗi lần độ một hoặc hai lon sữa bò tùy theo bình lớn hay nhỏ và phải là bắp thật khô. Sau đó đậy nắp bình lại, nắp phải thật kín và có then cài chắc chắn. Bình được đặt lên một bếp lửa đốt bằng củi rồi quay từ từ để bắp ở bên trong không bị cháy và được nóng đều. Cứ quay đều cho tới khi đồng hồ áp xuất chỉ tới một con số nào đó mà người làm nghề nổ bắp có kinh nghiệm cho là được. Lúc đó bình được lấy ra kê vào một khúc gỗ, quay nắp bình về phía một cái bao tải treo lủng lẳng ở phía trước cách khoảng 3, 4 mét. Dùng một đoạn gỗ như cái dùi đục nện mạnh vào cái then gài nắp bình một cái, then gài bật ra. Áp xuất trong bình đẩy cái nắp và những hạt bắp bay về phía cái bao tải phát ra một tiếng nổ như tiếng nổ của một cái pháo cối. Những hạt bắp bị nén dưới một áp xuất cao ở trong bình nay được giải phóng ra ngoài nở bung ra như những hạt Pop corn ta “nổ” bằng Microwave ở bên Mỹ này vậy. Cái nắp bình và những hạt bắp từ trong bình bay ra bị cái bao tải chặn lại. Sau đó hốt tất cả cho vào sàng, xẩy cho hết “mày” và những mảnh bắp vụn, rồi bỏ lên dàn xấy cho khô và dòn. Muốn cho hạt bắp có vị hơi ngòn ngọt và thơm mùi bơ thì dùng đường hóa học pha vào nước rồi “xịt” vào bắp đã nổ khi đang “xấy”. Còn bơ thì thoa vào miệng bình trước khi đậy nắp bình lại. Chỉ có thế thôi mà bắp nổ ăn hơi ngòn ngọt và thơm mùi bơ đến “điếc” mũi.

Ông Ba Cất chở bắp chưa nổ tới giao cho người chủ nhà rồi nhận những bao bắp đã nổ rồi còn nóng hổi để chở về. Bao đựng bắp đã nổ phải may bằng ny lông dầy và tốt – nếu được may bằng mấy cái bông xô cũ của Mỹ ngày xưa thì hết xẩy – vì như thế bắp sẽ giữ được hơi nóng lâu và dòn. Mỗi chuyến như thế ông Ba Cất chở 3, 4 bao mà mỗi bao lớn bằng ba, bằng bốn bao gạo 100 ký lô. Tuy bao lớn và cồng kềnh như vậy nhưng nhẹ hều, chỉ khó đạp khi trời nổi gió to và đi ngược chiều gió.

Bắp đã nổ chở về nhà lại cho vào những bao ny lông nhỏ cỡ 1 lon sữa bò một bao, rồi cột lại cứ 13 bao thành một chùm để bỏ mối cho những tiệm bán bánh kẹo và những gian hàng bán lẻ ở Vũng Tàu. Công việc bỏ bắp đã nổ vào bao nhỏ và cột lại thành chùm là công việc “chuyên môn” của mấy đứa nhỏ con nhà hàng xóm như: Bé Bình, bé Dung con bà Ðang, Bé Châu con bà Bường, bé Phương con ông Hồng và một vài “bé” khác nữa mà những “bé” này được bà Ba Cất nhận xét là hiền lành, thật thà. Buổi sáng mấy “bé” đi học, buổi chiều về các “bé” sang bỏ bắp vào bao cho bà Ba Cất. Sau mỗi buổi làm các bé lãnh công có đứa 5 đồng, có đứa 8 đồng tùy theo tốc độ làm nhanh hay chậm. Ngoài tiền công mỗi bé còn được đem về gần một bao cát “bắp vụn” cho cả nhà ăn chơi. Các bé làm lâu rồi hai tay cứ thăn thoắt, thoăn thoắt, một ngày bỏ cả mấy nghìn bao bắp, vừa làm vừa nói chuyện vừa nhai bắp, thật là một công việc thích thú và hấp dẫn. Thỉnh thoảng có một ngày, vì một lý do gì đó bà Ba Cất không nổ bắp, không có bắp bỏ vào bao thì các “bé” buồn lắm!

Ðộ này ông Ba Cất không còn đạp xích lô được nhiều và ham đạp như trước nữa, một phần vì công việc làm bắp nổ chiếm gần hết thì giờ của ông, phần khác ông cũng chán ngồi vạ ngồi vật hết ngã ba này đến ngã tư kia lắm rồi. Nhất là vào những ngày lễ ngày tết, khi mọi người tiệc tùng, vui thú với gia đình thì anh phu xích lô hoặc là lêu bêu ở ngoài đường, hoặc là đứng ôm xe chầu chực ở trước cửa khách sạn, trước cửa quán ăn! Với lại chẳng qua là “gặp thời thế, thế thời phải thế”, đói thì đầu gối phải bò thôi chứ có phải là dân xích lô chuyên nghiệp đâu mà ôm cái xích lô mãi được! Ngoài ra độ này xích lô cũng ế lắm rồi, ra đường chỗ nào cũng chỉ thấy nhan nhản những xích lô là xích lô nên kiếm được cuốc xe không phải là dễ. Một điều đặc biệt mà ông Ba Cất nhận thấy là người nào hành nghề xích lô càng lâu thì quần áo càng rách te tua! Cứ thấy anh nào quần áo còn lành lặn, mặt mũi còn sáng sủa là y như rằng mới ra nghề. Còn như là mặt mũi hốc hác, da dẻ xám xịt, quần áo vá dưới thủng trên là chắc chắn anh ấy đã “nhiều năm công vụ”. Cứ lấy ngay ông Ba Cất ra mà làm thí dụ, ngày mới ra nghề, cái áo cái quần ông còn tương đối, đến nay cái quần đã rách một mảng bằng bàn tay ở đầu gồi mà vẫn chưa vá lại được. Thì giờ đâu mà vá, suốt ngày lêu bêu ở ngoài đường, mưa ướt, nắng khô, hết khô lại ướt, rồi bồ hôi bồ kê... vải vóc nào mà chịu cho thấu! Dân xích lô chuyên nghiệp người ta chỉ vận cái quần xà lỏn với cái áo cánh cụt tay, còn những người như ông Ba Cất, chẳng thà là cái quần rách nhưng nó là quần dài chứ mặc quần xà lỏn đi đạp xích lô sao ông vẫn chưa quen!

Sở dĩ mà ông Ba Cất không còn đạp xe đi sớm về khuya như trước nữa vì bắp nổ bán đang được, có thể nói được là hầu hết các cửa hàng bánh kẹo ở Vũng Tàu đều lấy bắp nổ của bà Ba Cất, thế cho nên bà Ba Cất phải thuê nổ nhiều bắp hơn. Mà bà Ba Cất nổ nhiều bắp hơn thì ông Ba Cất bận rộn nhiều hơn. Ông chở bắp sống từ chợ về nhà, lo phơi phóng cho thật khô, “rê” cho thật sạch rồi mới đem đi nổ được chứ có phải bắp sống mua về là đem nổ được ngay đâu.

Bây giờ mỗi sáng ông Ba Cất vẫn phải dậy sớm, nhưng không phải để sách xe ra đậu ở những ngã ba, ngã tư quen thuộc kiếm cái tài nhất, tài nhì hay đi “cảo” vòng vòng để kiếm cuốc xe sớm nữa mà là dậy sớm để chở bắp ra chợ cho bà xã. Bắp nổ bỏ vào bao rồi xâu lại thành từng xâu. Nếu bán lẻ từng bao một thì mỗi bao 1 đồng, nhưng nếu mua luôn cả xâu thì một xâu 13 bao 10 đồng. Ông Ba Cất chở bắp đi trước, bà Ba Cất đạp xe theo sau. Ðến chỗ bà vẫn thường ngồi bán hàng ngày ở chợ ông bỏ xuống cho bà một số còn bao nhiêu ông đem bỏ vòng vòng cho mấy cửa hàng bán bánh kẹo quen thuộc rồi ông đạp xe về. Trên đường về nếu gặp khách đi gần gần thì ông cũng tranh thủ kiếm vài cuốc đợi cho mặt trời lên cao rồi về nhà lo việc phơi phóng. Ðổ bắp ra phơi rồi lại phải trông coi để trẻ con khỏi phá phách, rồi cịn gà vịt, dê chó của bà con lối xóm chạy nhẩy lung tung nữa… một trăm thứ tội! Nhất là phải canh chừng trời mưa. Trời đang nắng chang chang đấy mà mây đen kéo đến ùn ùn lúc nào không biết. Thế là lại phải ba chân bốn cẳng, tay năm tay mười hốt bắp vào bao, đưa bắp vào nhà cho gấp. Nếu để bị mưa ướt bắp sẽ nẩy mầm lúc đó thì chỉ còn có nước bán lại cho người ta nuôi heo. Ngày còn ở trong tù cải tạo, đã có một dạo đám người được gọi là cải tạo viên như ông Ba Cất chỉ được cho ăn bằng khoai lang khô, khoai mì khô hay bắp mọt! Những hạt bắp chỉ còn có cái vỏ bên ngoài còn bên trong rỗng tuếch với ít con mọt! Mỗi bữa mỗi người được lưng cái chén ăn cơm bắp mọt cộng thêm mấy miếng canh bí đỏ nấu với muối, nhưng đói quá cũng cứ phải ăn, ăn để mà sống! Ðến nay, những năm 1981- 82-83 Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất rồi, dưới chế độ XHCN ưu việt, đất nước ta phồn vinh rồi không phải ăn độn nữa, trong gạo chỉ còn có sạn, có thóc hoặc có bông cỏ mà thôi, nhưng những thứ ấy thì đâu có sao, ăn có chết thằng Tây nào đâu mà sợ, chỉ có ăn bắp nẩy mầm là không ai ăn thôi!

Chán đạp xích lô lắm rồi, nhưng sáng sáng vẫn thức dậy sớm chở bắp đã nổ rồi ra chợ cho bà xã, rồi đi bỏ bắp vòng vòng cho các cửa hang bánh kẹo hoặc mấy chỗ bán lẻ, rồi chở bắp sống mới mua từ chợ về nhà, rồi phơi bắp, rồi hốt bắp, rồi chở bắp sống đi Rạch Dừa, rồi chở bắp đã nổ từ Rạch Dừa về, sau đó là phụ bỏ bắp vào bao, một trăm thứ chuyện khiến ông Ba Cất không còn đạp xe được nhiều như trước nữa. May mà bắp nổ bán đang chạy chứ nếu nó lại ế nữa thì không biết sẽ như thế nào. Cũng nhờ mấy tháng bắp nổ bán chạy, bà Ba Cất cũng đã dành dụm được chút đỉnh nên bóp bụng mua được cho chồng một cái radio để đêm đêm ông ôm vào giường áp sát vào tai nghe được tiếng nói tự do từ đài VOA, đài BBC, đài Úc Đại Lợi đặng mà tưởng tượng đến một tương lai tươi sáng hơn!

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Thursday, March 26 @ 15:59:12 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by ngochuynh


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang