Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27776804
page views since June 01, 2005
MS81 - 04/09: Các Loại Chung Cư Dành Cho Người Cao Niên (Phần I)

Phát Triển CĐ

Định Nguyên

 

Trong cộng đồng người Việt hiện nay tại Hoa Kỳ, số người cao niên càng ngày càng đông. Khá nhiều vị cao niên đã ở với con cái của mình cho đến khi các cụ quá yếu, cần phải có người chăm sóc bán thời hoặc toàn thời gian. Nhiều con cái có hiếu rất muốn chăm lo cho cha mẹ lúc về già. Tuy nhiên, nếu họ phải đi làm để kiếm kế sinh nhai thì không thể chăm lo cho cha mẹ mình một cách chu đáo được nên đành phải chọn cho cha mẹ mình một viện dưỡng lão vừa ý và thích hợp. Làm thế nào để chọn cho cha mẹ mình một chung cư cao niên hay viện dưỡng lão thích hợp? Chúng tôi mời quý vi hãy theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây để hiểu rõ hơn vể đề tài này.



Hỏi: Xin cho biết hiện nay có bao nhiêu loại chung cư và viện dưỡng lão cho người già?

 

Đáp: Chúng ta thường hay nghiên cứu về đề tài này để có thể góp ý cho cha me khi họ hỏi ý kiến mình. Hơn nữa, chúng ta cũng cần có đầy đủ kiến thức để lựa chọn cho chính mình sau này, một khi mình không còn khả năng để sống tự túc nữa. Nói chung, có 3 loại chung cư cho người cao niên: loại 1 là chung cư cho người hoàn toàn tự túc được; loại 2 là chung cư cho người “tự túc bán phần” cần được trợ giúp một vài giờ mỗi ngày (thí dụ, khi tắm rửa và thay quần áo); và loại 3 là chung cư cho người không còn tự túc được, cần có y tá và nhân viên chăm sóc gần như toàn thời. Danh từ “viện dưỡng lão” (tiếng Anh là “nursing home”) có lẽ dùng cho chung cư loại 3 thì đúng nhất. Khi chúng ta già yếu, phải di chuyển giữa 3 loại chung cư vì sức khoẻ của chúng ta sẽ suy yếu dần dần từng giai đoạn, chứ ít có người đang khoẻ bỗng nhiên lâm vào tình trạng suy yếu tột độ, trừ khi có gì thay đổi rất đột ngột như bị tai biến mạch máu não hoặc bị té rất nặng đến độ bị bán thân bất toại. Tôi xin phép dùng một danh từ mới nghĩ ra đó là chung cư lão để bao gồm cả 3 loại kể trên.

 

Hỏi: Vậy khi mình lớn tuổi, có thể phải dọn từ loại chung cư lão loại này đến chung cư lão loại khác theo tình trạng sức khoẻ của mình hay không? Tuổi đã cao và sức thì yếu mà phải “dọn nhà” mấy đợt như vậy thì cũng cực đấy nhỉ.

 

Đáp: Đúng thế, mất công lắm, trừ khi cụ cao niên có đủ tiền để ở một trung tâm có cả 3 khu: khu cho người còn tự lo được, khu cho người cần được trợ giúp có giới hạn, và khu cho người cần trợ giúp nhiều. Loại trung tâm này có tên là “continuing care facility”, tức là chung cư lão đa dạng. Các chung cư lão đa dạng đòi mình phải nộp tiền đặt cọc khoảng một vài trăm ngàn trước khi vào. Tuy đắt tiền lúc đầu, nhưng họ bảo đảm sẽ không tăng nguyệt phí sau này khi mình cần được săn sóc nhiều hơn giai đoạn đầu. Có thêm một cái lợi nữa là không phải dọn đi đâu xa khi mình rời khu “được chăm sóc có giới hạn” đến khu “được chăm sóc toàn thời”. Nếu được ở trong một chung cư đa dạng như vậy, người cao niên sẽ có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu xem ban quản trị, nhân viên, y tá và bác sĩ ở đó có tận tâm, lịch sự và nhân ái hay không.

 

Hỏi: Các công ty mở chung cư lão thường phải tính toán để tránh không bị lỗ lã, do đó họ biết cách tự quảng cáo một cách rất khéo léo. Làm sao mình có thể biết được là bên trong họ đối xử với khách hàng tốt ra sao? Khi đã dọn vô rồi, nếu không hợp ý lại phải dọn ra. Như vậy chắc chắn làm phiền cho người lớn tuổi lắm phải không?

 

Đáp: Con cái của các cụ nên dành thời giờ để tìm hiểu kỹ lưỡng về các chung cư lão trong địa phương trước khi lựa chọn. Trước hết, thân nhân của người cao niên cần phải quyết định là cụ nên xin vào chung cư lão loại dành cho người cần được chăm sóc nhiều hoặc chút ít thôi. Ở bên Mỹ này thân nhân thường phải bắt đầu lo về vấn đề này ngay trong lúc vị cao niên bị bệnh khá nặng phải vào bệnh viện. Sau khi xuất viện, tình trạng sức khoẻ của cụ là một yếu tố để con cái cụ tìm giải pháp thích hợp. Một số bệnh viện bên Mỹ có văn phòng xã hội ngay trong bệnh viện, trong đó nhân viên xã hội (“social workers”) có khả năng cố vấn cho thân nhân người cao niên. Nhưng có nhiều bệnh viện không có văn phòng xã hội hoặc nhân viên xã hội của họ không thông thạo lắm. Đôi khi vị bác sĩ chuyên trị cho người cao niên cảm thấy khó chịu nếu gia đình hỏi ý kiến người khác thay vì hỏi ý kiến của bác sĩ.

 

Hỏi: Vậy thì khá rắc rối đấy nếu không có cố vấn hoặc nếu cố vấn của bệnh viện có lập trường một chiều là người cao niên nào mà bị suy yếu cũng phải vào ở loại chung cư có chăm sóc tối đa. Chắc là sẽ có một số vị cao niên chưa cần phải vào loại chung cư đó mặc dù họ yếu hơn xưa đúng không?

 

Đáp: Đúng thế. Khi một cụ suy yếu hơn xưa, chưa chắc phải vô chung cư có chăm sóc toàn thời. Con cái của người cao niên nên chịu khó tìm hiểu tường tận để tìm giải pháp thích hợp nhất cho mẹ hoặc cha già của mình. Trong quyển sách “Khi Cha Mẹ Già Yếu”  (You and Your Aging Parents), bà Barbara Silverstone và bà Helen Kandel Hyman cho thí dụ sau đây. “Cô Jenny Franklin có một người cha già yếu sống riêng một mình. Cụ không đi lại được, phải ngồi xe lăn vì bị tai nạn xe hơi 10 năm trước. Cụ bà mới qua đời. Cụ ông đã yếu sẵn lại càng yếu hơn sau khi cụ bà mất. Cụ không còn sức để tự mình leo từ xe lăn xuống để lên giường ngủ, phải có người dìu cụ. Cụ không mở miệng nói chuyện với bất cứ ai, và không chú ý nổi để nghe người khác nói gì với mình. Cô Jenny băn khoăn, không biết có nên mời cụ về ở chung với gia đình cô, hoặc tìm viện dưỡng lão để cụ được chăm sóc sớm tối. Nếu cụ ở với gia đình của cô, thì cô phải thôi việc để ở nhà chăm sóc cho cụ. Thật là nan giải. May mắn cho cô là cô không quyết định được gì cả. Cô chỉ xin sở làm cho nghỉ một thời gian ngắn để chăm sóc và an ủi cụ trong lúc cụ đau buồn. Dần dần, cụ ăn được hơn, chú tâm được lâu hơn, và tự di chuyển trong nhà mình được nhiều hơn. Sau vài ba tháng, sức khoẻ và tinh thần của cụ được phục hồi đủ để cụ có thể gần như tự túc được, chỉ cần có người chăm sóc hàng ngày một cách giới hạn thôi. Sau đó mấy năm, cụ làm bạn với một cụ bà tâm đầu ý hợp. Lúc đó, cô Jenny thấy là mình đã lo âu hơn nhiều khi cha cô mới goá vợ mấy năm trước.”

 

Hỏi: Vậy chắc cũng có những cụ không hồi phục được như cha của cô Jenny và phải rời tư gia để vào chung cư lão hoặc ở với con cái phải không?

 

Đáp: Dĩ nhiên là có trường hợp mà người cao niên phải dọn vô với con cái mình hoặc vô chung cư lão. Trong lúc một cụ lâm trọng bệnh, bệnh viện điều trị cụ theo diện “intensive care”, tức là tối đa. Sau khi cụ qua được giai đoạn hiểm nghèo, con cái nên lo sao cho cụ được chăm sóc theo nhu cầu của cụ. Chăm sóc không đủ thì cụ bị lo âu và cảm thấy bất lực vì có một số nhu cầu không được đáp ứng. Chăm sóc quá độ thì cụ sẽ lâm vào tình trạng bị lệ thuộc vì cụ không có cơ hội tự lo trong phạm vi khả năng của mình.

 

Hỏi: Tình trạng sức khoẻ của người lớn tuổi sẽ thay đổi theo thời gian, tức là mỗi năm lại yếu thêm. Vậy chương trình chăm sóc cũng phải thay đổi theo nhu cầu chăng?

 

Đáp: Đúng vậy. Khi nhu cầu thay đổi thì cách chăm sóc cũng nên thay đổi. Sức khỏe càng ngày càng suy giảm theo tuổi nhưng đôi khi sức khỏe lại khả quan hơn sau một vài năm thật là sa sút. Tóm lại, vấn đề khá phức tạp. Con cái nên tìm câu trả lời cho hai câu hỏi sau đây: trong địa phương có mấy loại dịch vụ chăm sóc người lớn tuổi, và làm cách nào để biết trong địa phương mình có những tổ chức nào có thể giúp mình được?

 

Hỏi: Vậy có tất cả mấy loại dịch vụ hả ông?

 

Đáp: Loại thứ nhất là trợ giúp không liên tục, tùy theo nhu cầu. Nếu một người cao niên tương đối mạnh khỏe, cụ chỉ cần có người giúp khi cụ mệt vì bị bệnh, tuy bệnh không nặng lắm, hoặc khi tâm thần bị giao động vì lý do nào đó (ví dụ, một người thân của cụ mới mất). Dịch vụ này thì ít khi phải thuê người ngoài vì thân nhân có thể cung cấp cho ông bà, cha mẹ, hoặc chú thím mình. Nếu người cao niên không quá yếu thì không cần đưa cụ vô một chung cư lão hoặc mang cụ về nhà của người thân nhân trẻ. Vả lại, khi con cháu đến nhà của người thân lớn tuổi một tuần vài ba lần để giúp đỡ, cũng là dịp đem lại niềm vui cho người đó.  Trong quyển sách của hai bà Silverstone và Hyman có trường hợp của một cụ 80 tuổi như sau:

“Cụ Maude Evans bị áp huyết cao và yếu tim, nhưng vẫn sống được một mình 10 năm nay trong chung cư riêng của cụ. Khi khỏe, cụ tự nấu ăn và đi thăm bạn bè. Thỉnh thoảng, khi bệnh tim phát ra, cụ cần có bác sĩ và y tá theo dõi đều đặn, và cụ cần nghỉ ngơi nhiều. Đôi khi bệnh tim phát ra vì cụ có chuyện buồn bực nào đó. Cụ cảm thấy lo âu mỗi khi cơn bệnh hành cụ. Khi cụ bất an, một người con gái của cụ đến nhà cụ mỗi ngày để nấu ăn và dọn dẹp cho cụ. Đôi khi cụ cần có một người trợ y tại gia trông cụ 24 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, khi cụ khoẻ lại, cụ không cần người trợ y nữa và cụ trở lại cuộc sống thường nhật lúc trước. Tuy sống một mình, cụ cảm thấy vững bụng vì biết là sẽ có người đến giúp cụ khi cần.”

 

Hỏi: Cụ Evans may mắn có con gái ở cùng tỉnh đế chăm sóc cụ. Tuy nhiên, có những cụ khác phải dùng người ngoài vì thân nhân không có đủ để đáp ứng nhu cầu của cụ 100%. Những gia đình nào mà không có đủ khả năng để chăm nom mỗi ngày nhiều giờ cho thân nhân cao niên chắc cũng nên tìm hiểu xem là tỉnh của mình có những phương tiện và dịch vụ gì có thể phụ trợ cho gia đình phải không?

 

Đáp: Đúng vậy, người cao niên và con cái của họ an tâm hơn nếu có được danh sách những dịch vụ chăm nom người lớn tuổi. Ngoài ra, nhu cầu của người cao niên thường thay đổi chứ không cố định. Nếu một người con xin nghỉ việc để chăm sóc cho cha hoặc mẹ mình mà người cao niên chỉ cần sự chăm sóc trong vài ba tháng, thì cũng không phải là giải pháp thích hợp nhất. Trường hợp của cô Jenny Franklin là một thí dụ điển hình.

 

Hỏi: Có khoảng mấy phần trăm cha mẹ cao niên dọn vô ở chung với con cái mình?

 

Đáp: Khá nhiều người cao niên không muốn rời bỏ căn nhà của mình để dọn về ở chung với con cái vì họ quen sống trong căn nhà của họ, và không muốn rời xa khu chợ búa quen thuộc và những bạn bè gần nhà. Có một thiểu số không hợp với con rể hoặc con dâu, hoặc không thích ở chung nhà với cháu chắt còn là học sinh bởi vì mấy cụ không chịu được ồn ào. Hồi nãy đã nói về trợ giúp không liên tục cho người cao niên; bây giờ nên nói về chăm sóc liên tục, loại trợ giúp kéo dài trong nhiều năm tháng chứ không ngắn hạn như loại trợ giúp kể trên. Thí dụ, có cụ khá yếu hoặc bị phong thấp khá nặng hoặc mắt rất kém, nhưng nếu có người lại nấu ăn, đi chợ và làm các việc nhà hơi nặng cho cụ mỗi ngày, thì cụ vẫn sống trong nhà riêng được nhiều năm. Trợ giúp này tuy liên tục, nhưng chưa phải là chăm sóc toàn thời tối đa theo nhu cầu của những cụ quá yếu hoặc bị lẫn quá nặng.

 

Hỏi: Nếu cụ cần được chăm sóc liên tục, tuy chưa toàn thời, chưa chắc con cháu có đầy đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu. Vậy phải làm sao đây?

 

Đáp: Vâng. Mỗi gia đình có một hoàn cảnh riêng. Khi cụ được chăm sóc liên tục chưa toàn thời và còn ở riêng, cụ cần có một thân nhân mà cụ có thể liên lạc bằng điện thoại khi cần. Thí dụ: hôm đó người trợ y hoặc y tá bị kẹt xe, không tới nhà của cụ được; hoặc mấy ngày sau, cụ gọi điện thoại cho bác sĩ thì không gặp. Thân nhân được cụ chọn làm “đệ nhất liên lạc viên” sẽ giúp giải quyết các khó khăn đó. Người thân nhân này phải am hiểu tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cụ, và có danh sách những dịch vụ chăm sóc người cao niên trong vùng. Bây giờ xin nói về loại trợ giúp thứ ba. Khi sức khỏe của cụ suy yếu nhiều hơn nữa, nhất là sau khi bị tai biến mạch máu não hoặc đứng tim hoặc té nặng hoặc bị lẫn quá nặng, trợ giúp liên tục bình thường không đủ để chăm sóc cụ vào lúc này. Đây là lúc mà cụ cần được chăm sóc liên tục tối đa.

 

Hỏi: Có phải khi cụ cần người theo dõi ngày đêm thì phải đưa vô viện dưỡng lão không?

 

Đáp: Giải pháp để cụ vào viện dưỡng lão, hoặc giải pháp để cụ ở nhà và thuê y tá, trợ y đến nhà đều được cả, tùy theo ý thích của cụ và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Thí dụ, một cụ có 2 con trai và 1 con gái đã lập gia đình. Ba người con đó sẽ bàn bạc và giúp cụ quyết định là cụ sẽ dọn vào nhà của ai hoặc viện dưỡng lão nào. Nếu 3 người con không ở cùng một tỉnh thì vấn đề hơi phức tạp hơn vì nếu cụ muốn theo người con ở xa, cụ sẽ ít có cơ hội gặp 2 người con kia, kể cả bạn bè và người thân trong địa phương của cụ.

 

Hỏi: Nếu người con ở xa là người có hoàn cảnh thích hợp nhất để mời cụ về thì khó chọn lựa hơn nữa. Phải làm sao trong trường hợp này?

 

Đáp: Đúng vậy. Ngoài ra, nếu con rể và 2 con dâu của cụ đều muốn có được cơ hội gần gũi cụ, thì khó mà giải quyết giữa 3 gia đình đó. Gia đình người con nào sẽ được dịp báo hiếu với đấng sinh thành của mình đây? Đó là câu hỏi mà chỉ có những thành viên trong gia đình có thể trả lời mà thôi. 

 

Hỏi: Có cụ thích ở với con gái hơn là con trai của mình. Trái lại, có cụ thích ở với con trai hơn con gái. Nhưng nếu con rể hoặc con dâu không hợp với cụ thì phải quyết định làm sao đây?

 

Đáp: Có người coi trọng chữ hiếu hơn là hạnh phúc lứa đôi. Có người coi trọng hạnh phúc lứa đôi hơn là chữ hiếu. Tuy nhiên, có người coi hai thứ đều quan trọng ngang nhau. Vấn đề này hơi phức tạp nên phải tế nhị để mọi việc ôn hòa trong gia đình.

 

Xin xem tiếp phần 2 và 3 của những  số báo tới.

Posted on Tuesday, March 10 @ 12:07:31 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Phát Triển CĐ
· News by ngochuynh


Most read story about Phát Triển CĐ:
Dùng sở trường và ưu thế

Article Rating
Average Score: 4
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Phát Triển CĐ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang