Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27812010
page views since June 01, 2005
MS80 - 03/09: Một Cuộc Tình Đã Qua

Bạo Hành Gia Đình

Michelle Võ
Phụ Trách Chương Trình CADV

Cũng vào ngày này 40 mươi năm về trước, một người con gái với đôi mắt còn trong vắt, bờ môi chưa một lần vẩn đục tình yêu, với mái tóc dài hứa hẹn với gió mây, gởi niềm hy vọng trong mối tình ngây thơ với một sĩ quan phi công mà có lần tôi đã trao cho anh chiếc khăn hồng tự tay tôi thêu lấy. Thời đó không ai không yêu lính, nhất là lính phi công trong bộ đồ bay lả lướt trên sân khi rời xa phi đạo, như oai hùng, kiêu hãnh.

Tôi được Việt yêu và chiều chuộng. Mỗi lần được nghỉ phép anh đều ghé đón tôi trong mỗi lúc tan trường. Rồi chúng tôi cùng nhau đi dạo phố, uống nước. Anh kể tôi nghe về những chuyến bay của anh, còn tôi chỉ ngồi nhìn anh, lắng nghe, rồi đôi lúc lại mĩm cười. Anh nói gì tôi cũng mĩm cười. Anh bảo tôi hiền quá, cái hiền mà anh bảo sẽ không bao giờ quên được.



Có một lần anh xin tôi một tấm hình làm kỷ niệm; rồi khi ở một nơi xa xâm nào đó, anh có thể ngắm nhìn tôi. Tôi cảm động lắm. Về nhà tôi chọn ra một tắm ảnh ưng ý nhất của mình rồi viết thêm một câu sau tấm ảnh: “Xin đừng xé bỏ đau lòng bạn thân”. Khi đọc được dòng chữ này, anh cười chọc tôi: “Sao văn chúng em trẻ con vậy”.

Mà thật ra tôi trẻ con thật, chỉ biết mình được đi với chàng phi công cũng như là được cái huy chương để hãnh diện trước lũ bạn, thế thôi. Còn anh thì khác. Anh viết thư cho tôi trong từng khu lửa đạn; anh viết giữa những cơn mưa nửa đêm hay trong những đêm rừng tờ mờ sáng. Anh bảo anh đếm từng ngày từng giờ để được phép về thăm tôi. Chúng tôi yêu nhau lắm dù biết chiến tranh cứ mãi đe dọa chúng tôi. Mỗi lần nhớ tôi anh đem tấm hình tôi ra ngắm, để cho lòng anh thêm ấm áp, để anh còn sống thêm một ngày có ý nghĩa.

Cũng đúng ngày này 40 năm về trước, tôi đã lìa xa sách vở bạn bè, xếp đi trang nhật ký, những lưu bút của đời con gái, đánh rơi tình yêu đầu đời, để rồi đành đoạn trao thân gởi phận một người đàn ông mà tôi chưa từng quen biết, chưa từng nhìn vào ánh mắt anh dù chỉ một lần. Tôi chỉ biết cha mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đó. Các anh chị tôi đã vậy, rồi tôi cũng vậy. Bố mẹ tôi quen biết bố mẹ Nam đã lâu vì họ hay đi nhà nguyện, và gia đình Nam có tiếng là đạo đức, hiền lành nhất trong làng.

Có lần Nam đi dọc bên kia bờ sông thấy tôi đang ngồi phía sau nhà sàng gạo nấu cơm. Anh trộm nhìn tôi, yêu thầm, rồi xin bố mẹ cưới tôi. Tôi còn nhớ anh đã quỳ xuống trước chân của bố mẹ tôi xin cưới tôi. Anh nói lớn một câu “Chẳng thà con cưới được Nga một ngày rồi chết con cũng chịu, còn hơn sống cả đời mà không có cô ấy”.

Ba mẹ tôi cảm động trước tấm lòng thành của Nam và thế là quyết định gả tôi cho Nam. Thế rồi tôi phải bắt đầu quên đi dĩ vãng với khung trời thơ mộng, chấp nhận lấy một người chồng mà tôi chưa từng yêu thích.

Chúng tôi lấy nhau không bao lâu thì có con và phải dọn ra riêng, không còn ở chung với gia đình bên chồng vì chật chội. Từ lúc ấy, Nam bắt đầu đổi tánh, thường hay lăng nhăng bên ngoài, đi làm nhưng không bao giờ đem tiền về để lo cho gia đình. Tôi vừa sanh xong là phải đi lãnh đồ về may, vừa may đồ vừa trông con, vừa lo việc nội trợ. Tôi tuổi phận, nhưng tự an ủi mình và bằng lòng với số phận như vậy. Ít ra tôi đã làm tròn chữ hiếu, làm tròn bổn phận của người vợ và người mẹ.

Tôi nghĩ nếu mình biết an phận chì sự việc sẽ không đến nỗi nào, nhưng Nam thì càng ngày càng quá đáng. Mỗi lần anh đi chơi về là kiếm chuyện gây gỗ, dùng những lời thô tục để nhục mạ tôi, đập đổ đồ đạc trong nhà, tệ hơn nữa là anh lấy hết tiền dành dụm của tôi đi ăn chơi. Nếu tôi không đưa thì anh sẽ phá nhà và đánh đập tôi. Nếu có thứ gì trước mặt, anh sẽ lấy quăng vào tôi. Còn tôi thì chỉ biết tránh né. Nhìn lại con thơ vừa la vừa khóc, tôi phải tiếp tục ngặm đắng nuốt cay, hy vọng sẽ có một ngày tươi đẹp hơn.

Nhưng chẳng may, sóng này chưa lặng thì sóng tới đã nổi lên. Có một lần chúng tôi đi dự lễ cưới, tôi tình cờ gặp lại Chương, người bạn thân của Việt trong thời chinh chiến. Chương báo tin cho tôi là Việt đã chết trong trận chiến năm Mậu Thân. Trước khi anh trút hơi thở cuối cùng, anh còn trăn trối lại: “Hãy trao cho Nga thẻ bài này... nói với Nga là tôi rất yêu cô ấy...”.

Một cuộc tình mấy mươi năm giờ chợt hiện về trong trí óc. Tôi nghẹn ngào cầm lấy thẻ bài trong tay Chương, rồi như không cầm lòng được, những giọt nước mắt vô tình đã lăn dài trên má.

Sau chuyện đó, chồng tôi lấy cớ ấy ghen với tôi, rồi càng ngày càng hành hạ đánh đập tôi tệ hại hơn nữa. Hình như tôi đã quen với cuộc sống như vậy. Đối với tôi bị đánh đập là chuyện bình thường. Mỗi lần bị đòn nặng quá tôi không thể ngồi dậy nấu cơm nổi, nhưng khi nhìn vào ánh mắt các con như trìu mến, ấp ủ vỗ về thì tôi lại phải cố gắng hơn, chịu đựng hơn, mạnh dạng hơn để chống chỏi với cơn đau, từ từ bò dậy sửa soạn buổi cơm chiều. Cho dù sống trong ấm ức, tức tưởi thì tôi cũng phải sống.

Rồi năm ấy, gia đình tôi được sang Mỹ định cư. Tôi tưởng rằng chồng tôi sẽ bỏ đi những mối tình vụng trộm, nhưng không, anh chứng nào tật nấy. Anh lại tiếp tục gởi tiền mồ hôi nước mắt của tôi về cho người yêu của anh ở Việt Nam. Tôi đã nhiều lần khuyên anh là mình đã lớn tuổi rồi, khi sang được xứ này là mình đã may mắn hơn những người khác rất nhiều, mình phải cố gắng để tạo tương lai cho các con. Nhưng vô ích, mỗi lần như thế anh lại đánh tôi.
Vào một đêm nọ, trong khi cải vã đòi tôi đưa tiền cho anh thì tôi cương quyết không đưa. Anh giận dữ phóng con dao vào người tôi. Tôi vội né người sang bên tránh nhưng không kịp. Mũi dao vô tình cấm vào đùi tôi. Nếu cây dao nghiệt ngã kia không cắm vào đùi mà vào ngực thì tôi sẽ ra sao?

Thế rồi cuối cùng chuyện gì đến cũng đã đến. Tôi quyết định xin toà án lệnh bảo vệ và dọn về ở chung với đứa con trai lớn. Tôi tìm đến văn phòng luật sư Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển để giúp tôi xin lệnh bảo vệ qua chương trình Chống Bạo Hành Trong Gia Đình. Giờ tôi bắt đầu làm lại cuộc đời mới sau 40 mươi năm sống trong nước mắt, sống trong sự hy sinh, sống trong nghiệt ngã của đời mình, sống trong định mệnh đã an bài, và sống trong một linh hồn đã chết tự bao giờ.

Chương Trình Chống Nạn Bạo Hành Trong Gia Đình của UBCNVB được sự tài trợ của Door of Hope, Fairfax County Consolidated Funding Pool (FY08) và U.S. Department of Justice, Office on Violence Against Women, Legal Assistance for Victims Grant Program (2006-WL-AX-0036).

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Thursday, February 26 @ 14:51:40 EST by ngochuynh
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang