Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27812461
page views since June 01, 2005
Anh Nhớ Mua Cho Em Ít Lụa Thượng Hải

Mái Ấm Gia Đình

Nguyễn Quốc Khải

Để câu chuyện được linh hoạt hơn và dễ theo dõi, tôi xin giới thiệu một cặp vợ chồng. Tên người vợ là Hằng và tên chồng là Hải. Một hôm họ tranh luận với nhau về việc cho phép đứa con gái 20 tuôi tiếp bạn trai tại nhà vào chiều tối. Cả hai đồng ý cho bạn trai đến thăm con gái, nhưng không đồng ý với nhau về giờ giấc thăm viếng.

Hằng bằng lòng cho con tiếp bạn cho tới khoảng 12 giờ đêm – 1 giờ sáng vì cho rằng con gái đã lớn. Hải chỉ muốn con tiếp bạn đến 10 giờ tối vì nghĩ rằng mọi người trong gia đình vào giờ đó thường tắm rửa, xem tin tức một chút rồi chuẩn bị đi ngủ để ngày mai 7 giờ sáng đã phải dậy chuẩn bị đi làm. Người nào xem ra cũng có lý cả.



Khi tôi là chú của Hằng có dịp đến thăm Vợ Chồng Hải, cả hai đều cho là tôi "khùng" khi tôi đề nghị hai bên nên nhượng bộ nhau một chút. Hải còn nhớ rằng, ngày xưa mới quen biết Hằng, đến thăm nàng là cứ đến 10 giờ khuya là bị tống ra khỏi nhà. Hai đứa ngồi thủ thỉ ở hiên nhà, ngoài phòng khách. Cứ đến chín mười giờ tối là ông bố vợ tương lai hắng dọng hỏi con gái mấy giờ rồi. Thế là hai đứa đành phải chia tay. Hẹn ngày mai trời lại sáng.

Bây giờ thì khác. Đấu trí với nhau từng chút. Cả hai đều nghĩ nhượng bộ làm mất thể diện, là đầu hàng. Tại sao phải thối lui khi có lẽ phải. Mới quen thân với nhau Hải và Hằng suốt ngày bá vai bá cổ nhau, sẵn sàng cho người yêu của mình chèo lên đầu lên cổ. Bây giờ một đàn con, ai lại còn dại dột như thế.

Nhượng bộ không phải là hạ mình xuống cho người bạn đời của mình leo lên đầu lên cổ của mình, nhưng là cố gắng hết sức để hiểu ý muốn hay ưu tư của bạn đời và tìm kiếm những điểm tương đồng, những mẫu số chung. Những cặp vợ chồng biết nhường nhịn nhau là những cặp vợ chồng có hạnh phúc. Những cặp vợ chồng nào không biết cách nhượng bộ nhau thường không có hạnh phúc. Khi đã không có hạnh phúc rồi, những cặp vợ chồng này lại càng khó nhượng bộ nhau, y như kinh tế thị trường vào giai đoạn suy hóa.

Điều huyền diệu của nhượng bộ

Những nghiên cứu khoa học cho thấy rằng phụ nữ thường vui lòng nhượng bộ hơn đàn ông. Tuy nhiên, nhượng bộ là một con đường hai chiều. Nếu chỉ có một người luôn luôn phải nhượng bộ và người kia luôn luôn được làm theo ý muốn, hạnh phúc sẽ bị chà đạp. Trong một gia đình nếu người chồng biết thỏa hiệp và nhượng bộ cho ước vọng của vợ thường xuyên, đó là một dấu hiệu của hạnh phúc. Vì vậy, người chồng không nên nghĩ nhượng bộ đồng nghĩa với yếu kém. Trái lại, nhượng bộ thật sự là một cố gắng, một thiện chí hợp tác để tìm kiếm giá trị của quan điểm khác biệt của người bạn đời. Nhượng bộ thường đòi hỏi một sự thỏa hiệp và bắt nguồn từ sự tương kính.

Hải và Hằng sau cùng biết nhượng bộ nhau. Cả hai đồng ý cho con gái tiếp bạn đến 11 giờ đêm sau khi Hằng được chồng trao cho nhiệm vụ dò hỏi ý con. Hằng không phải vừa. Nàng luôn luôn chỉ muốn đóng vai hiền trong gia đình. Bao nhiêu tội đổ lên đầu Hải. Hằng đem chồng dọa con gái rằng: "Ba con khó tính lắm, giống hệt như ông ngoại. Đừng có làm mất lòng Ba."

Vấn đề quan trọng ở đây không phải là quyết định về giờ giấc mà là cách Hải và Hằng đã đi đến một thỏa hiệp. Sự thật là gia đình mất hạnh phúc không phải là vì những vấn đề lớn lao mà chính là những chuyện nhỏ.

Một người chồng lâu quá không được đi xa nghỉ mát với gia đình kể từ ngày đi Cancun đến nay đã trên 3 năm rồi, đề nghị với vợ là trong năm nay nên xin nghỉ đi chơi một tuần. Người vợ trả lời cụt lủn "Tiền đâu mà đi!" biểu hiện một thái độ bất hợp tác. Sự bất đồng ý kiến này có thể leo thang thành một sự tranh cãi khó chịu và không đưa tới một giải pháp nào cả. Người vợ có thể nói "Anh muốn đi thì cứ việc đi một mình," hoặc người chồng có thể quay lưng và bỏ đi chỗ khác. Một sự nhượng bộ và hiểu biết chút ít có thể tạo ra một thay đổi lớn lao và gia tăng hạnh phúc gia đình.

Nhiều khi nhượng bộ phải đến tận cùng. Điều này có nghĩa là thỉnh thoảng một trong hai người phải hi sinh điều ước muốn của mình nếu thấy có sự xung đột với ước muốn của người bạn đời. Hi sinh làm cho mối liên hệ giữa hai người bạn đời tốt đẹp hơn. Tuy nhiên nếu hi sinh một cách miễn cưỡng, trong thâm tâm không được vui, sự hi sinh này sẽ không hữu ích. Chúng ta cần phải tìm thấy niềm vui một phần nào khi nhượng bộ người bạn đời qua hạnh phúc vị tha. Chúng ta sẽ có hạnh phúc khi tạo hạnh phúc cho người khác.

Thỏa hiệp không luôn luôn giải quyết mọi vấn đề

Văn bàn với Vân rằng sau một tuần lễ làm việc mệt nhọc, vào ngày thứ Bảy vợ chồng đi mua ít hoa pansies để trồng trước nhà vào giữa mùa thu rồi đi ăn cơm tại nhà hàng Four Sisters Restaurant mới dời về địa điểm mới ở khu Merrifield. Vân yêu cầu chồng dời bữa ăn vào ngày Chủ Nhật vì nàng có hẹn làm giấy tờ vay tiền mua nhà cho một thân chủ. Văn đồng ý với vợ dù phải bỏ một buổi học đánh gôn vào chiều Chủ Nhật.

Đến chiều tối thứ Bảy trở về, Vân than với chồng rằng, ngày mai nàng lại phải tiếp tục giúp người thân chủ tìm một công ty tài trợ khác. Thị trường tín dụng hiện nay đang bị khủng hoảng nên điều kiện vay tiền khó khăn hơn trước. Văn hoàn toàn thất vọng vì bận bịu làm việc, đã lâu vợ chồng không có lúc nào rảnh rỗi vui sống với nhau. Văn lộ vẻ mặt khó chịu. Nhưng Vân không hiểu gì cả.

Đời sống vợ chồng với nhiều nhường nhịn sẽ có nhiều hạnh phúc?

Không nhất thiết là như vậy. Câu chuyện trên đây chứng minh điều này.

Văn hi sinh hủy bỏ buổi học gôn để đi ăn ngoài với Vân nhưng cuối cùng Văn vẫn không thực hiện được ý muốn. Suốt ngày thứ Bảy, Văn ở nhà xới đất để chuẩn bị trồng pansies, một loại hoa mà Văn hay tặng Vân lúc hai người chưa cưới nhau. Hoa này đặc biệt sống từ tháng 10 đến qua hết mùa đông. Chàng mơ tưởng sẽ ăn cơm với Vân ở tiệm ăn sang trọng dưới ánh đèn ấm cúng trong không khí lãng mạn của mùa thu. Nay thì mộng tan tành ra mây khói. Văn nghĩ rằng mình đã hi sinh rất nhiều khi đồng ý hủy bỏ buổi học gôn và dời bữa cơm tối vào ngày Chủ Nhật. Do đó, Vân mang một món nợ với Văn, nhưng nếu phải lo cho thân chủ Vân sẽ không có khả năng trả món nợ này vào ngày mai.

Thông thường nếu một người phải âm thầm nhượng bộ quá nhiều trong quá khứ một cách vô tư, không biểu lộ cho bạn đời biết sự tử tế của mình, đến một lúc sức chịu đựng đến mức tối đa, người này sẽ phản ứng một cách bướng bỉnh và ích kỷ.

Tiến Sĩ John Gottman nghiên cứu một số vợ chồng trong ba năm. Lúc đầu ông nhận thấy rằng cặp nào hạnh phúc nhất trong ngắn hạn là cặp với người vợ nhượng bộ nhiều. Nhưng qua sau ba năm, cũng những cặp vợ chồng này cảm thấy mất hạnh phúc khá nhiều. Do đó, thỉnh thoảng vợ chồng cũng phải "giữ vững lập trường" để tránh sự bùng nổ trong tương lai do sức ép chồng chất lâu ngày.

Trong hoàn cảnh nào, chúng ta không thể nhượng bộ được? Trước hết chúng ta không thể nhượng bộ về danh dự, giá trị đạo đức, tinh thần, và sức khoẻ. Chúng ta cũng không nên nhượng bộ, nếu biết rằng chúng ta cảm thấy sẽ bất mãn sau này. Tốt nhất là chúng ta nhượng bộ khi cảm nhận rằng sự hi sinh của chúng ta sẽ làm cho tình nghĩa vợ chồng tốt đẹp hơn.

Một vài điểm đáng ghi nhớ:

1. Khi không đồng ý phải làm gì, vợ chồng nên tìm hiểu kỹ lưỡng xem lý do đằng sau quan điểm của người bạn đời.

2. Xem người bạn đời là một người đồng hội đồng thuyền, không phải là một kẻ đối lập. Cả hai phải làm thế nào cho cái thuyền đi nhanh một cách êm ả cho mọi người trên chiếc thuyền, chứ không phải riêng cho một cá nhân nào.

3. Không nên có thái độ "Ta là nhất. Một là theo cách của ta, hai là dẹp bỏ tất cả."

4. Nếu không thể đồng ý với nhau, hãy tìm một giải pháp thứ ba an toàn dựa vào may rủi để thử thời vận như rút thăm, ném một đồng tiền hoặc con xúc xắc lên trên mặt bàn. Biến không khí căng thẳng thành một trò chơi.

5. Không nên chịu đựng những nhượng bộ bất đắc dĩ. Nếu vợ hoặc chồng càng cởi mở bao nhiêu, người bạn đời càng bầy tỏ sự biết ơn bấy nhiêu.

6. Nếu vợ hoặc chồng rất muốn làm một việc gì theo ý mình, hãy cho người bạn đời biết sự say mê của mình về việc sắp làm. Một lần Hải muốn thực hiện chuyến đi thăm Trung Quốc đầu tiên trong đời sau khi tham dự một hội nghị tại Singapore. Hằng có vẻ khó chịu vì lại phải chi thêm một vài ngàn để cho chồng "đi chơi" một mình. Nhưng sau khi Hải đọc bài diễn văn ngắn: "Trung Quốc là một nước láng giềng to lớn của Việt Nam, một nước gây quá nhiều tai họa cho Việt Nam, đã đô hộ Việt Nam gần một ngàn năm, nay lại nuôi mộng lấn đất lấn biển của Việt Nam. Anh phải đi để nhìn thấy tận mắt cái bọn ‘mất dậy’ này," Hằng không còn cách nào chống đối nữa. Nàng đổi giọng và đặt điều kiện "Anh nhớ mua cho em ít lụa Thượng Hải."

Giám định cá nhân

Một số câu hỏi sau đây sẽ giúp chúng ta biết mình thuộc loại người dễ nhượng bộ hay "kiên định lập trường." Câu trả lời là "phần lớn đúng" hoặc "phần lớn sai".

1. Nếu tôi đúng về điều gì, tôi sẽ có thể không nhượng bộ.

2. Người bạn đời của tôi thường có ý kiến hay.

3. Tôi cảm thấy khó chịu khi người bạn đời của tôi không nghĩ như tôi.

4. Hòa thuận quan trọng hơn là đúng hay sai.

5. Nếu tôi không thay đổi ý kiến, ý kiến của tôi thường được tôn trọng.

6. Tôi thông thường tin cậy vào sự suy xét của người bạn đời.

7. Tôi rất khó giữ được kiên nhẫn, khi người bạn đời của tôi nói điều gì tôi không đồng ý.

8. Chúng tôi tôn trọng nhau mặc dù chúng tôi bất đồng ý kiến.

9. Nếu không làm theo ý mình được, tôi sẽ cảm thấy người bạn đời có một món nợ với tôi.

10. Ngay cả khi bất đồng ý kiến với nhau, chúng tôi vẫn còn thấy ý kiến của người bạn đời có giá trị phần nào.

Chúng ta sẽ có một đời sống vợ chồng hạnh phúc, nếu câu trả lời là "phần lớn đúng" cho những câu hỏi mang số chẵn và "phần lớn sai" cho những câu hỏi mang số lẻ. Nếu có 8 câu trả lời như thế trở lên, chúng ta có hi vọng duy trì được hạnh phúc. Nếu dưới 8, mối liên hệ vợ chồng của chúng ta có thể gập rủi ro.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Wednesday, December 03 @ 10:58:12 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang