Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816276
page views since June 01, 2005
Lao Động Ngoài Nước: Cấm Tình Yêu

Chống Buôn Người

Cấm tình yêu là xúc phạm đến con người

Vũ Quốc Dụng

 

LTS. Hợp đồng mà công nhân phải ký với công ty môi giới nhiều khi có những điều khoản vi phạm quyền con người, như không được tham gia hội đoàn, không được sinh hoạt tôn giáo, hoặc không được quan hệ tình cảm... trong thời gian lao động ngoài nước. Trong bài dưới đây, ông Vũ Quốc Dụng, Tổng Thư Ký Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế, phân tích về điều khoản cấm quan hệ tình cảm. Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế, có trụ sở trung ương ở Đức và chi nhánh ở nhiều quốc gia, là đồng sáng lập viên của Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA).

***

 

Trong một hợp đồng được ký kết giữa một công nhân và một công ty môi giới Việt Nam tôi rất ngạc nhiên khi đọc thấy điều sau đây: „Người lao động không được có quan hệ tình cảm/ hoặc kết hôn/ hoặc có ý định kết hôn với bất kỳ người Malaysia nào trong thời gian làm việc tại Malaysia.“  Tại sao lại cấm con người có quan hệ tình cảm? Làm như thế có phải là lạm dụng quyền lực và xúc phạm đến con người không?

 

 

Các công nhân kết tình thân hữu và tương trợ ở đất khách quê người (ảnh CAMSA)



Tình yêu là một cái gì cao quý, thiêng liêng, là một giá trị của con người. Tình yêu – dù là tình yêu nhân loại, tình yêu tổ quốc, tình láng giềng, tình cha mẹ, tình mẫu tử, tình anh em, tình bằng hữu, tình yêu nam nữ - luôn luôn mang nghĩa tốt. Tuyệt đối tốt. Tình yêu không thể mang nghĩa xấu, dù là ở Việt Nam hay ở trong các nền văn hoá khác. Ngoài ra tình yêu là một thuộc tính của con người mà có lẽ chỉ có loài người mới có. Cho nên không thể cấm tình yêu. Cấm tình yêu, dù đối với nam hay nữ, dù đối với người nhỏ hay lớn tuổi, đều xúc phạm đến bản chất người, đều xúc phạm đến nhân phẩm con người.

 

Có người giải thích với tôi rằng phải cấm công nhân có „quan hệ tình cảm“ để ngăn ngừa việc có thai và không đi làm việc được. Trước hết, những công nhân là những người trưởng thành và có đủ năng lực để chịu trách nhiệm về hành động của họ. Họ không cần ai dạy bảo họ về tình yêu cả. Tôi thấy nhóm từ „quan hệ tình cảm“ đã bị sử dụng một cách vô ý thức. Tình cảm là một cái gì trừu tượng nên không thể kiểm soát hoặc đo lường được và như thế không thể cấm nó được. Hơn nữa dù có cho rằng việc có thai sẽ ảnh hưởng đến sản xuất thì người ta cũng không thể đưa ra một lệnh cấm tình yêu một cách chung chung và tràn lan như vậy. Thứ nhất, không phải quan hệ tình cảm nào cũng dẫn đến việc có thai. Tương tự, không phải ai chạy xe gắn máy cũng đều gây ra tai nạn giao thông, cho nên không thể cấm đi xe gắn máy để phòng ngừa tai nạn. Thứ hai, phụ nữ có thai là việc bình thường đối với mọi quốc gia và mọi cơ sở sản xuất trên thế giới. Cho nên người ta chỉ cần đưa ra những thoả thuận hợp lý để giải quyết tình trạng không thể đi làm việc trong một khoảng thời gian nhất định nào đó trước, trong và sau giai đoạn sanh nở mà thôi. Vì luật pháp các nước đều có qui định về việc này nên mọi qui định khu biệt khác đều mang tính phân biệt đối xử.

 

Theo cách đọc của tôi thì lệnh cấm trên chỉ áp dụng cho những mối „quan hê tình cảm“ có dính dáng đến người Mã Lai mà thôi. Nhưng tại sao lại phải cấm yêu, cấm lấy hoặc cấm ngay cả „ý định“ lấy người Mã Lai? Lệnh cấm này có tiềm tàng ý tưởng kỳ thị chủng tộc không? Lệnh cấm này có nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chánh khi muốn xử phạt công dân Việt Nam không? Lệnh cấm này có nhằm cản trở những âm mưu lấy người Mã Lai để có cớ được cư trú lâu dài ở Mã Lai không? Đây chỉ là một số câu hỏi nghiêm túc đặt ra với lệnh cấm trên. Nếu quả thật chỉ muốn ngăn chặn tình trạng lấy người Mã Lai để được cư trú ở Mã Lai thì công ty môi giới không cần phải ghi lệnh cấm này trong hợp đồng. Vì luật xuất nhập cảnh và luật ngoại kiều của Mã Lai đã có qui định đầy đủ về việc này rồi. Ghi thêm vừa thừa và vừa dễ gây ra những nghi kỵ không tốt giữa hai dân tộc Mã và Việt.  

 

Lệnh cấm tình yêu không phải là sáng kiến của một công ty môi giới Việt Nam hoặc của một hãng xưởng Mã Lai mà là một chủ trương của chính quyền Việt Nam. Tôi tìm thấy điều khoản cấm tình yêu nói trên trong bản hợp đồng mẫu bằng tiếng Anh do Đại sứ quán Việt Nam ở Mã Lai phổ biến cho các công ty ở Mã Lai (*). Đọc thấy điều này tôi e sợ những sai lầm trong quá khứ có thể được lập lại. Hồi các quốc gia Đông Âu còn theo chủ nghĩa cộng sản thí cái điều khoản cấm tình yêu đã gây ra nhiều thảm cảnh cho những công nhân Việt Nam đang „lao động hợp tác“ ở các nước ấy. Nhiều người đã chịu đau khổ, nhiều mối tình bị dang dở, nhiều gia đình bị chia cắt. Hồi đó một công nhân Việt Nam đã có thể bị đưa về nước nếu có ai thấy họ đứng nói chuyện với một người dân bản xứ Đông Âu. Sau khi bức tường Bá Linh xụp đổ vào năm 1989, tôi đã gặp một người phụ nữ đi từ Việt Nam sang Đức để mong tìm lại đứa con trai mà bà đã phải bỏ lại Đức hồi 20 năm về trước. Hồi đó bà bị trục xuất về Việt Nam vì bà đã có con với một người Đức. Sau đó bà cũng không biết đứa con của bà được cha nó nuôi hay đã bị bỏ vào viện mồ côi. Không chịu nổi sự dằn vặt bà đã đánh liều đi tìm con. Tôi không biết sau này bà có tìm ra được đứa con hay không nhưng rõ ràng bà là nạn nhân của một chính sách vô nhân.

 

Nếu không xem con người như là món đồ vô tri vô giác hoặc một món hàng dùng để đổi chác,  mà biết tôn trọng con người thì người ta phải bỏ lệnh cấm tình yêu vô nhân đạo đó đi. Có thể các chính quyền sẽ phải mất công viết ra thật rõ những điều mà họ thực sự muốn cấm. Hoặc họ phải làm ra những qui định chi tiết hơn. Hoặc họ phải giải thích cho các công nhân nhiều hơn về vấn đề ngừa thai, về sự gián đoạn thu nhập trong thời gian sanh nở, về luật ngoại kiều, về qui định nhập cảnh, về phong tục và văn hoá Mã Lai, v.v… Nhưng nhất định chính quyền không thể chọn một cách đơn giản nhất cho họ là cấm tình yêu một cách chung chung. Bất cứ chính quyền nào cũng không được phép cấm tình yêu của công dân vì tình yêu thuộc về nhân phẩm con người.

 

Tôi thường khuyên mọi người nên giữ lời hứa và sống theo luật pháp. Nhưng nếu gặp trường hợp thật đặc biệt thì cũng cần dũng cảm bảo vệ niềm tin. Cấm tình yêu, xúc phạm đến nhân phẩm thuộc về trường hợp thật đặc biệt này. Trong trường hợp đặc biệt người ta không thể câu nệ vào việc đã lỡ ký vào hợp đồng và việc phải tôn trọng những qui định bất hợp lý của luật pháp. Dư luận sẽ ủng hộ việc làm này khi hiểu rằng cấm tình yêu là một trong những cách hành hạ độc ác đối với người nô lệ thời xưa trước.

 

---------------

(*) Điều 18.7 trong hợp đồng mẫu do Đại sứ quán Việt Nam ở Mã Lai phổ biến ghi như sau: “The Employee shall not engage in any romance relationship and/or marry and/or intent to marry any Malaysian in the period of this Contract.”

 

Posted on Saturday, November 29 @ 22:06:38 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang