Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27809817
page views since June 01, 2005
Việt Nam Chưa Tôn Trọng Tự Do Tôn Giáo

Tin Sinh Hoạt

Việt Nam Chưa Thực Sự Tôn Trọng Tự Do Tôn Giáo

Phát biểu của TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển và Uỷ Viên Đồng Sáng Lập Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam, tại buổi điều trần về “Những Điều Quan Tâm Về Nhân Quyền Ở Việt Nam” do Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện tổ chức ngày 6 tháng 11, 2007.

Dân biểu Ed Royce phát biểu trước hình LM Nguyễn Văn Lý tại buổi điều trần do DB Delahunt chủ toạ.



Thưa Ông Chủ Tịch và Quý Thành Viên của Tiểu Ban,

Chúng ta đang chứng kiến Việt Nam trở về thời Trung Cổ về thái độ dung dị về chính trị. Sau khi Việt Nam vào WTO, thoát khỏi danh sách CPC, và đạt được quy chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thường Thường Trực với Hoa Kỳ, chính phủ của họ đã đẩy mạnh cuộc càn quét nhắm vào các nhà vận động dân chủ, các lãnh đạo tôn giáo bất tuân phục, các người tổ chức công đoàn, và thậm chí các luật sư bênh vực cho nạn nhân của sự đàn áp và dân oan. Chúng tôi phối kiểm được 42 trường hợp bắt bớ trong thời gian gần đây. Trong 6 tuần lễ từ ngày 30 tháng 3 đến 15 tháng 5 cả thẩy 20 nhân vật bị tuyên án trên 80 năm tù. Hình ảnh LM Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng ngay trong phiên toà xử của Ông là triệu chứng biểu hiện của cuộc đàn áp khốc liệt nhất trong 20 năm qua.

Trong Bản Phúc Trình Tình Hình Việt Nam vừa phát hành, chúng tôi ghi lại sự leo thang vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, trấn áp dân chủ. Tại buổi điều trần hôm nay tôi tập trung vào sự tiếp tục từ khước tự do tôn giáo đối với giáo dân Công Giáo, tín hữu Tin Lành, và Phật tử.

Năm ngoái, Bộ Ngoại Giao rút Việt Nam ra khỏi danh sách các Quốc Gia Đáng Quan Tâm Đặc Biệt (CPC), dẫn chứng việc trả tự do cho tất cả các tù nhân cần lưu tâm, sự cải thiện về khung pháp lý, và việc ghi danh cho hàng trăm hội thánh tư gia.

Để đặt vấn đề trong bối cảnh đúng đắn, chúng ta cần nhớ rằng trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2004 chính quyền Việt Nam đóng cửa hơn bốn ngàn hội thánh tư gia. Đến nay chỉ 3% số hội thánh này được “đăng ký”.

Mà thực ra sự đăng ký này cũng không nằm trong khung pháp lý như chúng ta nghĩ. Khung pháp lý này được định hình bởi ba văn kiện: Pháp Lệnh Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo do Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành và bắt đầu hiệu lực ngày 15 tháng 11, 2004; Nghị Định Số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp Lệnh, ban hành ngày 1 tháng 3, 2005; và xen giữa là Chỉ Thị của Thủ Tướng về Một Số Công Tác Đối Với Đạo Tin Lành ban hành ngày 4 tháng 2, 2005. Pháp Lệnh và Nghị Định ấn định điều kiện, điều lệ, và thể thức để xin quy chế pháp nhân và đăng ký hoạt động. Chỉ Thị của Thủ Tướng, trên nguyên tắc, nới rộng việc đăng ký này cho cả những hội thánh Tin Lành dù chưa đủ điều kiện chiếu theo Pháp Lệnh. Họ này có thể đăng ký sinh hoạt. Khác với đăng ký hoạt động tương đối rộng rãi về hình thái và địa bàn, đăng ký sinh hoạt mang tính cách rất hạn chế: chỉ một số ít sinh hoạt tôn giáo được cho phép, với sự tham gia của những cá nhân được phép và tại một địa điểm do chính quyền địa phương chỉ định.

Tuy nhiên khi áp dụng thì Chỉ Thị của Thủ Tướng đã lấn áp Pháp Lệnh. Tính đến nay Pháp Lệnh chỉ áp dụng cho chưa đến 10 tổ chức tôn giáo hay hội thánh. Phần lớn những hội thánh mà Việt Nam báo cáo đã được đăng ký thì đó là đăng ký sinh hoạt chiếu theo Chỉ Thị Thủ Tướng chứ không phải chiếu theo Pháp Lệnh. Chẳng hạn, chiếu theo Pháp Lệnh thì các hội thánh trực thuộc Tổng Hội Tin Lành Miền Bắc, vốn đã được công nhận quy chế pháp nhân, không phải “đăng ký” mà chỉ phải thông tin cho chính quyền địa phương về hoạt động hàng năm của mình. Trong thực tế, chính quyền bắt họ đăng ký. Trong số 671 hội thánh ở vùng Tây Bắc của Tổng Hội đã nộp đơn đăng ký, đến nay chỉ có 50 hồ sơ được chấp thuận, và đó là chấp thuận cho sinh hoạt chiếu theo Chỉ Thị của Thủ Tướng. Tháng 4 năm nay Việt Nam tuyên bố đình chỉ việc cứu xét số đơn còn lại.   

Tình trạng của nhiều giáo hội khác còn tệ hơn nữa. Chẳng hạn như Hội Thánh Tin Lành Báptít Liên Hiệp ở miền Nam có 77 hội nhánh; 55 đã nộp đơn đăng ký hoạt động; chỉ có 3 được chấp thuận cho đăng ký sinh hoạt, chứ không phải hoạt động. Mười hội nhánh bị từ chối không được đăng ký hoặc bị cấm chỉ hoạt động: trong một trường hợp, chính quyền đập phá cơ sở nơi hội nhánh sinh hoạt; trong hai trường hợp; chính quyền cấm tín hữu tham gia các sinh hoạt tôn giáo; trong một trường hợp, chính quyền bắt giam người trưởng nhóm. Đó là chưa kể trong số 3 trường hợp đã được chấp thuận cho đăng ký sinh hoạt, một hội nhánh đã mất quy chế vì đơn xin gia hạn việc đăng ký hàng năm vẫn chưa được giải quyết.

Chúng tôi rất quan tâm về sự khẳng định của Bộ Ngoại Giao rằng mọi nhân vật đáng quan tâm đều được trả tự do. Chúng tôi có chứng cớ rõ ràng về ít nhất 50 nhân vật còn ở trong tù vì lý do tôn giáo, kể cả trên một chục người Phật Giáo Hoà Hảo-nổi bật nhất là tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, bị bắt tháng 8 205 sau khi nộp bản tường trình cho một buổi điều trần tương tự như hôm nay do DB Christopher Smith triệu tập vào tháng 5 năm ấy. Cũng đáng quan tâm không kém là việc bắt bớ và xử 5 vị sư người Khmer Krom từ 2 đến 4 năm tù gần đây và việc áp giải và tống giam Sư Tim Sakhorn, một công dân Cambốt.

Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao cũng khẳng định rằng “không được biết bất kỳ trường hợp nào về kỳ thị xã hội hay bạo lực vì lý do tôn giáo”. Chúng tôi xác định được nhiều trường hợp đàn áp tôn giáo bởi chính quyền địa phuơng, cho thấy các biện pháp tinh vi hơn để ngăn cản sinh hoạt tôn giáo của các nhóm Tin Lành thuộc dân tộc thiểu số. Ngày 10 tháng 6, nhà của Truyền Đạo Đinh Văn Xeo ở Làng Sơn Bao, Quận Sơn Hoà, Tỉnh Quảng Ngãi, bị đốt rụi. Ngày 11 tháng 7, khoảng 140 gia đình người Stiêng ở Bù Đốp, Tỉnh Bình Phước trở thành vô gia cư sau khi chính quyền tước đoạt đất đai và nhà cửa, và phá hoại hoa mầu của họ. Chính quyền tiếp tục cắt đường dây điện đến nhà của các tín đồ Hoà Hảo liên quan đến Tu Sĩ Võ Văn Thanh Liêm hiện đang ở tù.

Bản Phúc Trình Tình Hình Việt Nam của chúng tôi ghi lại nhiều trường hợp khác về sự kỳ thị, hăm doạ, và bạo hành đối với người theo đạo.

Để kết luận, tôi xin đưa ra các khuyến cáo sau:

(1) Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ của chúng ta phải thiết định các chuẩn mực cụ thể để đo lường quyết tâm của Việt Nam đối với tự do tôn giáo, như là:

a. Công nhận toàn bộ 671 hội nhánh ở Vùng Cao Nguyên Tây Bắc của Tổng Hội Tin Lành Miền Bắc;

b. Nhanh chóng giải quyết tất cả các đơn xin công nhận hay đăng ký đúng với Pháp Lệnh và Nghị Định;

c. Trả tự do cho tất cả các “nhân vật đáng quan tâm” hiện đang ở tù hay bị “quản chế tại chùa”. Chúng tôi đã cung cấp cho Bộ Ngoại Giao một danh sách trên dưới 50 nhân vật như vậy.

(2) Toà Đại Sứ của chúng ta ở Hà Nội phải duy trì một danh sách cập nhật của các tu sĩ Phật Giáo Khmer Krom, Phất Giáo Hoà Hảo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Công Giáo; các tín hữu Tin Lành tư gia đang bị đàn áp; và triệu tập những buổi họp định kỳ với các lãnh đạo của các giáo hội bị đàn áp nhằm theo dõi thực trạng về tự do tôn giáo;

(3) Quốc Hội của chúng ta cần chuẩn chi và thông qua ngân sách nhằm giúp xây dựng thực lực cho các giáo hội độc lập ở Việt Nam để họ tự bảo vệ quyền của họ trong khung sườn pháp luật mới.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Saturday, December 01 @ 18:30:40 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tin Sinh Hoạt
· News by ngochuynh


Most read story about Tin Sinh Hoạt:
Thành Phố Houston vinh danh BPSOS

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Sinh HoạtTin Tức Thời Sự


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang