Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27814594
page views since June 01, 2005
Diễn Từ Của Cô Kelly Ryan

Định Cư Nhân Đ̐

Diễn Từ Của Cô Kelly Ryan, Phụ Tá Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ Đặc Trách Về Dân Số, Tị Nạn Và Lao Động

 

đoc tại dạ tiệc gây quỹ của UBCNVB vào ngày 24-05-2007

Phiên dịch: Nguyễn Quốc Khải, 16-08-2007

 

“Bất cứ ở nơi nào tự do và nhân phẩm của con người được tôn trọng, nơi đó không có ai phải chạy trốn cả. Bất cứ nơi nào nhân quyền được thừa nhận, nơi đó có nơi trú ẩn cho những nạn nhân bị đàn áp, và công lý dành cho những người bị bóc lột.”

 

Kelly Ryan

 

oo0oo

 

Thật là một vinh dự cho tôi đến đây với quý vị tối hôm nay. Đây cũng là một vinh dự được có mặt với Dân Biểu Chris Smith, người đã bỏ rất nhiều công sức để làm nổi bật những vấn đề nhân quyền khắp nơi trên thế giới.



Tôi rất cảm động về những câu chuyện của những cựu tù nhân cải tạo và những nạn nhân của sự tra tấn còn sống sót. Tôi ca ngợi Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đang tổ chức hội nghị toàn quốc và những cố gắng để phát triển sự tiếp cận các dịch vụ y tế kể cả bệnh tâm thần, và những dịch vụ yểm trợ khác. Đây là một cố gắng đáng giá để tập họp những người sống sót sự tra tấn và những người cao tuổi hầu nhận biết nhu cầu của họ và, với sự yểm trợ của các học giả, chuyên viên và những tổ chức cung cấp dịch vụ, phát triển một kế hoạch hầu đáp ứng những nhu cầu này.

 

Thật là một vinh dự được cung cấp dịch vụ cho những người có cuộc sống oai hùng và chịu thiệt hại lớn lao.

 

Sự đóng góp của tôi vào việc định cư những cựu tù nhân cải tạo trong Chương Trình Định Cư Nhân Đạo (Humanitarian Resettlement Program - HR) được thừa nhận một cách rộng lượng làm tôi cảm kích.

 

Như quý vị đã biết, Chương Trình Định Cư Nhân Đạo nhận đơn của những công dân Việt-Nam xin được cứu xét cho định cư tại Hoa-Kỳ. Những người này có thể có đủ tiêu chuẩn trong ba loại của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (Orderly Departure Program – ODP) trước đây.

 

Chương Trình Định Cư Nhân Đạo một lần nữa dành cơ hội định cư tại Hoa-Kỳ cho những người bị giam giữ trong trại tập trung cải tạo vì lý do họ đã có liên hệ mật thiết với cơ quan hay tổ chức của Hoa-Kỳ trước 30-04-1975 cũng như cựu nhân viên của chính phủ Mỹ, các tổ chức và công ty Hoa Kỳ.

 

Chương trình được tái lập này nói lên sự tôn trọng lời hứa đối với những người đã sát cánh với Hoa-Kỳ.

 

Kết quả cho đến nay.

 

Chúng tôi rất khích lệ đối với kết quả của chương trình. Hiển nhiên là tin tức về chương trình này đã được phổ biến. Chúng tôi đã nhận được hơn 80,000 đơn.  Tôi hi vọng rằng tất cả những ai đủ tiêu chuẩn sẽ được thông tin. Chương trình sẽ tiếp tục cho đến 25-06-2008, như vậy chúng tôi muốn chắc chắn rằng bất cứ ai hội đủ tiêu chuẩn sẽ có cơ hội. Đây là một cách để giữ sự cam kết với những người đã sát cánh với Hoa-Kỳ.

 

Cho đến nay đã có 372 người đã đến Hoa-Kỳ qua chương trình HR. Sở Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ đã chấp thuận 120 người khác. Nhóm người này đang chuẩn bị lên đường.

 

Vào năm 2005, Phòng Dân Số, Tị Nạn và Di Trú (Population, Refugees, and Migration - PRM) đã làm việc với Tổ Chức Di Trú Quốc Tế (International Organization of Migration – IOM) để soạn thảo Chương Trình Hồi Hương, Hội Nhập, và Đoàn Tụ Gia Đình ngõ hầu giúp cho những nạn nhân của nạn buôn người tại Hoa-Kỳ. Chương trình này hỗ trợ những điều khoản về đoàn tụ gia đình của Đạo Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người và cho phép nạn nhân ngoại quốc được mang những thành viên trong gia đình vào Mỹ.

 

IOM làm việc với những tổ chức phi chính phủ, những cơ quan thi hành pháp luật, cộng đồng tôn giáo, và những cơ quan Hoa-Kỳ để trợ giúp những nạn nhân đã được nhận biết. Trong một vài trường hợp, IOM trợ giúp những thành viên gia đình trước khi lên đường bao gồm giấy tờ di chuyển, phương tiện chuyên chở, trợ giúp ở phi trường, và bảo vệ trẻ em đơn hành. Dự án này cũng giúp đỡ những nạn nhân trở về quê quán an toàn nếu họ không muốn ở lại Hoa-Kỳ. Quỹ của PRM đã giúp 62 người được đoàn tụ gia đình ở Hoa-Kỳ và năm nạn nhân tình nguyện về nước trong chương trình này. Một số gia đình được đoàn tụ sau khi đã trải qua những kinh nghiệm đau lòng là người Việt-Nam.   

 

Những vấn đề tị nạn và cưỡng bách di trú – nạn buôn người – là môt bộ phận gắn liền của nỗ lực phát triển nhân quyền. Bất cứ ở nơi nào tự do và nhân phẩm của con người được tôn trọng, nơi đó không có ai phải chạy trốn cả. Bất cứ nơi nào nhân quyền được thừa nhận, nơi đó có nơi trú ẩn cho những nạn nhân bị đàn áp, và công lý dành cho những người bị bóc lột.

 

Tôi sẽ có một vài lời nhận định về tình trạng nhân quyền tại Việt-Nam, và phản ứng của chính phủ Hoa-Kỳ. Tiếp theo tôi sẽ đề cập đến vấn đề tị nạn và tai họa của nạn buôn người.

 

Gần đây báo chí có phổ biến một bức hình làm mọi người phải kinh hoàng. Nó cho thấy sự đối sử đáng khinh bỉ đối với Cha Nguyễn Văn Lý tại phiên tòa xét xử ngài. Cha Lý bị kết án tám năm tù vì “tuyên truyền chống lại nhà nước.” Tội của Ngài là thực thi quyền tự do phát biểu ý kiến một cách ôn hoà.

 

Hoa-Kỳ và những quốc gia khác trong cộng đồng thế giới đã bầy tỏ một cách mạnh mẽ mối quan ngại về trường hợp của Cha Lý với những viên chức cấp cao nhất của chính phủ Việt-Nam và đã đòi hỏi chính phủ Việt-Nam trả tự do cho Cha Lý và những trường hợp tương tự.

 

Gần đây, tại Bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ, Phụ Tá Bộ Trưởng về Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động đã chủ toạ cuộc đối thoại 2007 về Nhân Quyền giữa Việt-Nam và Hoa-Kỳ. Chúng tôi đã nhấn mạnh quan tâm của chúng tôi về cách Việt-Nam đối sử đối với những cá nhân bầy tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa, đặc biệt sự gia tăng hành động gần đây của nhà nước nhằm chống những cá nhân này.

 

Chúng tôi thừa nhận rằng chính phủ Việt-Nam đã thi hành một số biện pháp cụ thể để cải thiện tự do tôn giáo ở Việt-Nam. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng nhân quyền và tự do tôn giáo là những lãnh vực hợp tác có ảnh hưởng rộng lớn đối với quan hệ song phương tổng quát giữa hai nước.

 

Chúng tôi cũng nêu lên trường hợp của một số cá nhân đã bị xách nhiễu, giam giữ, bắt bớ, kết án, hoặc bị cưỡng bức đưa vào bệnh viện tâm thần vì phát biểu quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa.

 

Tham dự đối thoại có thể hữu ích – nếu Việt-Nam muốn hội nhập vào cộng đồng thế giới, chính phủ sẽ phải tiếp tục tiến bộ.

 

Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ chữ tín đối với những người đã sát cánh với chúng tôi, bằng cách cung cấp nơi lánh nạn và sự yểm trợ, và bằng cách tiếp tục tạo áp lực để đòi hỏi những quyền tự do mà dân tộc Việt-Nam đáng được hưởng.

 

oo0oo

 

 

Ms. Kelly Ryan’s Remarks

Boat People SOS

Luck Three Restaurant

Falls Church, VA

May 24, 2007

 

Thank you, it’s an honor to be here with you tonight.  It is also an honor to be present with Representative Chris Smith, who has done so much to highlight human rights issues around the world.

 

I have been deeply moved by the stories of Vietnamese torture survivors and re-education camp survivors.  I commend Boat People SOS for organizing the current national conference and the effort to promote access to health, mental health, and support services.   It is a worthy effort to bring together Vietnamese trauma survivors and seniors to identify their own needs and work with the support of scholars, issue experts, and service providers to develop a joint action plan to address those needs.

 

It is an honor to provide service to people who have led heroic lives and suffered greatly.

 

 I appreciate the generous recognition of my own part in the resettlement of Vietnamese reeducation camp survivors in the U.S. under the Humanitarian Resettlement program.

 

As you are aware, the Humanitarian Resettlement Program, to receive new applications from Vietnamese citizens who might have been eligible under three categories of the former Orderly Departure Program (ODP), for consideration for resettlement to the United States. 

This program again allows us to offer resettlement in the United States for Vietnamese applicants who were sent to re-education centers as a result of their close association with U.S. agencies or organizations prior to April 30, 1975; as well as former employees of the U.S. government and U.S. companies and organizations.

 

This renewed program is a way of keeping faith with those who stood by the United States.

 

The Results so far

 

We are very encouraged with the results of the program.  It is clear that the word about this has gotten out.  We have received over 80,000 applications.  I hope this is a sign that all those who may be eligible will be reached.  The program will be open until June of 2008, so we are making sure that anyone who could be eligible will have an opportunity.   This is keeping faith with those who stood by the United States.

 

So far 372 people have departed for the United States thanks to this program.  Another 120 have already been approved by USCIS and are pending departure.

 

In 2005 PRM worked with IOM to develop the Return, Reintegration, and Family Reunification Program for Victims of Trafficking in the United States.  This program, which supports the family reunification provisions of the Trafficking Victims Protection Act, enables foreign trafficking victims to bring their eligible family members to the United States.  IOM works with NGOs, law enforcement agencies, the faith-based community, and U.S. agencies to assist the families of identified trafficking victims.  In some instances IOM provides pre-departure support for immediate family members, including travel documentation and transportation arrangements, airport assistance, and special escort for unaccompanied children.  The project also provides safe and humane return to the country of origin for those victims who elect to return home.  Upon arrival they may receive reintegration assistance to prevent re-trafficking. PRM funding has reunited 62 people with their families in the United States, and helped five victims return voluntarily to their countries of origin through this program.  Some of these families reunited, after their harrowing experiences, are Vietnamese.    

 

Refugee issues and issues of forced migration – human trafficking – are an integral part of the effort to promote human rights.  Where human freedoms and human dignity are respected, there is no need to flee; where rights are recognized, there is refuge for victims of oppression, and justice for the exploited.

 

I will make some comments on the overall human rights situation in Vietnam, and the response of the U.S. government.  Then I will touch on some refugee issues and the scourge of trafficking in persons.

 

There was an appalling photo in the newspaper recently, showing the despicable treatment of Father Nguyen Van Ly at his trial.  Father Ly was convicted on charges of ‘propagandizing against the state,’ and received an eight year sentence.  His crime was to peacefully exercise his legitimate right to free speech. 

 

The United States and other members of the international community had strongly raised our concerns about his case with the highest levels of the Vietnamese government and have called for the government to release Father Ly and others similar cases.

 

Recently at the State Department, the Assistant Secretary of State for Democracy, Human Rights and Labor, led the 2007 U.S. – Vietnam Human Rights Dialogue at the State Department.  We highlighted our concerns about Vietnam’s treatment of individuals peacefully expressing their political opinions, especially the recent increase in government activity against these individuals. We acknowledged that the government of Vietnam has taken some concrete actions to improve religious freedom in Vietnam. We also emphasized that human rights and religious freedom are important areas of cooperation that impact broadly on our overall bilateral relationship.

 

We raised the cases of a number of prominent Vietnamese individuals that have been harassed, detained, arrested, sentenced, or involuntarily committed to mental institutions for peacefully expressing their political opinions.

 

Engagement in dialogue can be helpful – if Vietnam wants to integrate into the international community, the government will have to continue to make progress.

 

We will continue to keep faith with those who stood by us, by offering refuge and support, and by continuing to press for the freedoms that Vietnamese people deserve.

Posted on Wednesday, August 22 @ 13:42:31 EDT by khainguyen
 
Related Links
· More about Định Cư Nhân Đ̐
· News by khainguyen


Most read story about Định Cư Nhân Đ̐:
Bảo Lãnh Gia Đình Định Cư Tại Hoa Kỳ

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang